Bài đăng báo SÀI GÒN GIẢI PHÓNG, Thứ ba, 07/08/2012, 01:10 (GMT+7) | ||
TRẦN HIỆP THỦY
So với cách đây 10 năm, diện mạo ngành y tế ở
ĐBSCL đã có nhiều thay đổi, ngành y tế ĐBSCL đã đóng góp không nhỏ vào sự phát
triển chung của y tế cả nước và phục vụ sức khỏe cộng đồng. Hệ thống các bệnh
viện từ cấp vùng, tỉnh, huyện và các trạm y tế xã được quan tâm đầu tư. Một số
bệnh viện tư nhân ở khu vực đô thị xuất hiện, góp phần giảm tải các cơ sở y tế
công lập. Theo thống kê, toàn vùng có đến 85% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế,
95% trẻ em được tiêm chủng. Một số bệnh viện chuyên khoa hình thành, nhiều kỹ
thuật điều trị được hỗ trợ từ TPHCM, giúp bệnh nhân không phải vượt
tuyến.
Tuy nhiên, “vựa lúa gạo, trái cây, thủy sản” của cả nước vẫn còn nhiều chỉ tiêu như tỷ lệ giường bệnh, số bác sĩ, cán bộ y tế/vạn dân thấp hơn nhiều vùng miền khác. Đặc biệt bức xúc vẫn là y tế tuyến huyện và cơ sở.
Ai cũng có thể dễ dàng nhận ra 2 căn bệnh trầm
kha của ngành y tế ĐBSCL từ nhiều năm qua: cơ sở vật chất và nguồn nhân lực yếu
kém, nhưng vấn đề là “bốc thuốc” và “điều trị”. Xét trên phương diện này,
“thuốc” đã được chọn đúng, nhưng dường như chưa “đủ liều” và cần một “phác đồ
điều trị” thích hợp.
Ngoài các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế như các vùng miền khác, ĐBSCL rất cần những “liều thuốc đặc trị”. Tất nhiên, “thuốc” nào cũng có tác dụng phụ. Trong điều kiện khó thu hút người từ nơi khác về, không có cách nào khác hơn phải chấp nhận ở mức chấp nhận được về chất lượng như đầu vào đào tạo ngành y được tăng chỉ tiêu, tuyển “trên sàn, dưới chuẩn” để tạo thêm cơ hội học tập cho con em, cán bộ y tế vùng này.
Về đầu tư cơ sở vật chất ngành y tế, trong
điều kiện vốn xây dựng cơ bản theo kế hoạch hàng năm hạn hẹp, nhu cầu đầu tư
lớn, không có cách nào khác phải khơi thông nhiều kênh vốn khác như ưu tiên vốn
trái phiếu chính phủ, ODA cho vùng, siết chặt kỷ luật đầu tư từ các nguồn giao
địa phương được tự chủ như nguồn vốn xổ số kiến thiết, nguồn thu vượt (như
trường hợp của TP Cần Thơ).
Cần khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa các kênh huy
động vốn ngoài ngân sách, đặc biệt phải có cơ chế đặc thù để tăng tốc đầu tư cơ
sở vật chất, đào tạo nhân lực y tế cho đồng bằng. “Phác đồ điều trị” cho y tế
đồng bằng chính là mức độ ưu tiên trong đầu tư cơ sở vật chất và đào tạo nguồn
nhân lực. Cần sớm có đề án tổng thể phát triển nguồn nhân lực y tế đặc thù cho
vùng ĐBSCL. Trên cơ sở đó, triển khai chương trình mục tiêu y tế vùng tương ứng
với sự đóng góp của nó cho cả nước trên mặt trận nông nghiệp. Theo đó, ưu tiên
đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa khoa tuyến huyện, liên huyện và
trung tâm y tế theo chuyên khoa tại một số tỉnh, thành để phục vụ cả
vùng.
Về đào tạo nhân lực cũng cần sự đột phá hơn nữa. Trong các năm qua, ngoài đào tạo hệ chính quy, các địa phương đã có nhiều nỗ lực phát triển đội ngũ y - bác sĩ bằng nhiều hình thức như đào tạo liên thông, theo địa chỉ sử dụng, vừa làm vừa học... Nhưng thực tế còn không ít vướng mắc theo kiểu người đạp ga, kẻ đạp thắng trong vòng luẩn quẩn giải quyết mâu thuẫn giữa số lượng và chất lượng y - bác sĩ. Các địa phương, cơ sở đào tạo hồ hởi, sẵn sàng chi ngân sách tỉnh để đẩy nhanh hơn việc đào tạo cán bộ, nhưng khó thoát khỏi cái vòng chỉ tiêu được phân bổ. Từ năm 2010, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ phối hợp Trường Đại học Y Dược TPHCM và UBND 13 tỉnh, thành trong vùng xây dựng, đề xuất Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT cho triển khai đề án “Đào tạo bác sĩ đa khoa theo địa chỉ sử dụng cho miền Tây Nam bộ”.
Với mong muốn sau 5 năm, ĐBSCL sẽ có thêm
1.840 bác sĩ được đào tạo theo địa chỉ sử dụng cho các địa phương, bao gồm các
loại hình bác sĩ đa khoa chính quy, liên thông – một loại hình đào tạo giúp giữ
chân cán bộ y tế tiếp tục phục vụ tại vùng sâu, vùng xa.
Để tăng số lượng, phải chấp nhận giảm ở mức có
thể được chất lượng đầu vào hệ đại học y dược theo nguyên tắc “trên sàn, dưới
chuẩn”. Tuy nhiên, mùa tuyển sinh 2010 - 2011 vừa qua, Trường ĐH Y Dược TPHCM
cũng chỉ tuyển được 120 chỉ tiêu đào tạo bác sĩ liên thông của đề án này, chưa
thể tuyển đầu vào hệ chính quy do còn vướng chỉ tiêu và nhiều thủ tục ràng
buộc...
Một “phác đồ điều trị” bệnh trầm kha cho y tế
ĐBSCL cần sự quyết đoán ở cấp cao hơn.
|
Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...
Nhận xét
Đăng nhận xét