Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2017

Hội đồng điều phối vùng - Phòng thí nghiệm chính sách

Trần Hữu Hiệp SGGP  Thứ Hai, 18/12/2017 Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP (NQ 120) về “Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu”. Chuyển đổi mô hình, thay đổi tư duy, tôn trọng quy luật tự nhiên, kiến tạo phát triển bền vững vùng ĐBSCL là quan điểm chỉ đạo, định hướng chiến lược quan trọng.  Lần đầu tiên, một nghị quyết chuyên đề về phát triển vùng được Chính phủ ban hành thể hiện quyết tâm mạnh mẽ, sự tiếp cận hệ thống và tầm nhìn dài hạn đến năm 2050. Tư duy, tầm nhìn, cách tiếp cận là quan trọng. Song cách thức tổ chức triển khai, bố trí nguồn lực và bộ máy thực thi để đưa nghị quyết vào cuộc sống còn quan trọng hơn. Nhìn ở góc độ đó, NQ 120 đang đứng trước 2 thách thức lớn cần phải vượt qua là nguồn lực ở đâu và bộ máy nào để vận hành theo cơ chế liên kết vùng, phát triển vùng!  Đi tìm kiếm mô hình Liên kết vùng là vấn đề lớn, khó, được thực hiện trên hiện trạng tổ chức bộ máy quản lý điều hành, các nguồn lực phân tán, cơ chế, chính sách,

Ì ạch du lịch đồng bằng

Thứ Hai, 27/6/2016 10:09 Du lịch đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không phải đi xuống, vẫn đang phát triển, chỉ có điều sự phát triển không được như kỳ vọng, chưa xứng với tiềm năng…  Bao năm… chưa lớn Theo Tổng cục Du lịch, năm 2014, ĐBSCL thu hút 1,7 triệu lượt khách quốc tế; trong khi đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đạt 8,2 triệu lượt khách, duyên hải Nam Trung bộ 4,3 triệu lượt khách; vùng Đông Nam bộ 5,1 triệu lượt khách. Năm 2015, vùng ĐBSCL đạt 1,8 triệu lượt khách quốc tế, thấp hơn nhiều so với đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc với 8,4 triệu lượt khách; duyên hải Nam Trung bộ 4,9 triệu lượt khách và Đông Nam bộ 5,6 triệu lượt khách. Vẻ đẹp hấp dẫn của biển Phú Quốc Trong khi đó, lượng khách nội địa đến với ĐBSCL tuy có nhỉnh hơn vùng duyên hải Nam Trung bộ và Bắc Trung bộ, nhưng chưa bằng 40% lượng khách nội địa của vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ. Giữa các địa phương ở ĐBSCL cũng có chênh lệch rất lớn. Tiền Giang, Bến Tre chiếm đến 50

Nên giảm diện tích lúa vụ 3

Công Tuấn Báo Người Lao Động, 23/10/2017 22:28 Nhiều chuyên gia về nông nghiệp cho rằng đã đến lúc phải giảm diện tích trồng lúa vụ 3 để chuyển đổi sang mô hình canh tác khác hiệu quả hơn Biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã hiện hữu ở ĐBSCL trong thời gian gần đây. Tác động kép này đang làm tổn hại mạnh đến sản xuất nông nghiệp ở vùng đất thấp như ĐBSCL. Trong đó, lúa vụ 3 được xem là thiệt hại nặng nhất. Nhiều rủi ro Lúa vụ 3 canh tác trong điều kiện thời tiết ít thuận lợi nên nhiều rủi ro. Nếu năm nào may mắn, nhà nông được tăng thêm một ít thu nhập từ vụ lúa này, ngược lại thì trắng tay. Ở khu vực Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, vụ 3 là lúa thu đông, trong cơ cấu 3 vụ đông xuân - hè thu - thu đông. Theo đó, vụ thu đông sản xuất trong các tháng mùa mưa (từ tháng 7 đến tháng 10 dương lịch). Giai đoạn này, thời tiết bất lợi từ lúc xuống giống đến khi thu hoạch do nước lũ đe dọa, lúa dễ bị đổ ngã gây thất thoát nhiều khi thu hoạch, năng suất và chất lượng lúa thường rất

4 điểm nghẽn trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTXVN,   24/11/2017 Thanh Liêm Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp, Ủy viên chuyên trách kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ đã chỉ ra 4 điểm nghẽn trong đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại Hội thảo “Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Cơ hội và thách thức” trong khuôn khổ Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam 2017 diễn ra tại Cần Thơ do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ tổ chức ngày 24/11, Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp, Ủy viên chuyên trách kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ đã chỉ ra 4 điểm nghẽn trong đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, nhận thức về nông nghiệp công nghệ cao và thị trường khoa học công nghệ còn nhiều bất cập; quy hoạch không gian và yêu cầu tích hợp trong quy hoạch phát triển các khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao ở Đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều tồn tại, hạn chế; chưa có không gian đủ lớn hoặc tiềm lực đầu tư lớn trên diện tích nhỏ cho n
Can thiệp “thô bạo” vào các dòng sông sẽ phải trả giá Trung Chánh TBKTSG, Chủ Nhật,  19/11/2017 Một đoạn sạt lở bờ sông Tiền (photo: hiepcantho) (TBKTSG) - Chúng ta cần hành động như thế nào để không phải hối tiếc về những hậu quả có thể xảy ra trong tương lai xuất phát từ việc can thiệp “thô bạo” vào những dòng sông từ hôm nay? Giờ đây, các dự án lấn sông, lấn biến ngày càng trở nên phổ biến ở nước ta, cả ở Bắc, Trung, Nam. Phải chăng vì nhu cầu phát triển mà con người ta sẵn sàng xâm hại tới môi trường thiên nhiên? Thấy gì qua dự án công viên trái cây ở Tiền Giang? Mới đây nhất, dự án công viên trái cây ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đã bị dư luận lên tiếng phản đối và Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND tỉnh Tiền Giang chỉ đạo chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan tạm dừng việc thi công dự án. Bộ này yêu cầu các đơn vị liên quan tiến hành rà soát lại công tác đánh giá tác động môi trường (ĐTM), nhất là đánh giá tác động của dự án tới thoát lũ; lưu thông

Hậu của “thẻ vàng" EU

Trần Hữu Hiệp Báo Nhân Dân Cuối Tuần, Thứ Bảy, 11/11/2017 Liên hiệp châu Âu (EU) cảnh báo: Hải sản Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này không bảo đảm quy định IUU về nguồn gốc đánh bắt minh bạch. Sau tấm “thẻ vàng” này sẽ là hồi chuông cảnh báo đòi hỏi một giải pháp toàn diện. Cảng cá Bình Đại, Bến Tre Trong “nguy” có “cơ” IUU (illegal, unreported and unregulated fishing) là quy định của EU buộc nhà thương mại phải chứng minh nguồn gốc minh bạch của hải sản khai thác nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và loại bỏ mọi hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý. Năm 2008, IUU được Hội đồng châu Âu chính thức thông qua và có hiệu lực từ ngày 1-1-2010. Quy định này cũng đang được Hoa Kỳ xem xét áp dụng vào năm 2018. Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn), đã có 25 quốc gia, vùng lãnh thổ xuất khẩu thủy sản vào thị trường châu Âu bị vướng “thẻ vàng”, trong đó có sáu quốc gia bị phạt “thẻ đỏ”. Tuy nhiên, đến nay, 10 nước được

Sản xuất lúa gạo theo hướng bền vững Bài 1: Còn nhiều cản lực

Báo Tin Tức, TTXVN ngày 29-10-2017 Hằng năm, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất hơn 50% sản lượng lương thực, cung cấp hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Lúa gạo khu vực này đã trở thành ngành hàng có ưu thế lớn. Thu hoạch lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: TTXVN Tuy nhiên, trước những thách thức của biến đổi khí hậu, thị trường nhiều biến động, cần thiết sớm có giải pháp phát triển bền vững lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng ngành hàng này lại đang gặp không ít cản lực tồn tại nhiều năm qua. Ông Trần Hữu Hiệp, Ủy viên chuyên trách kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, cho rằng sau 30 năm đổi mới, ngành lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long đạt nhiều thành tựu quan trọng; góp phần đưa Việt Nam từ một nước thiếu lương thực vươn lên thành cường quốc xuất khẩu gạo, tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. Tuy nhiên, những thành tích đã qua, không phải là một đảm bảo chắc chắn cho thành công tới. Sản xuất nhiều gạo hơn, xuất khẩu gạo thô nhiều hơn không hẳn là giải