Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2012

Cờ bạc hóa' trong nền kinh tế

Lời người cập nhật Blog : Một bài viết hay để suy ngẫm về dự định cho Casino Phú Quốc, hoạt động thường ngày của các "Nhà cái" công khai - Cty XSKT ở mỗi tỉnh thành và nhiều hoạt động "bài bạc" khác trong lĩnh vực kinh tế lẫn văn hóa, nghệ thuật, nghiên cứu khoa học, kể cả giáo dục ... Nhìn rộng ra, dường như hình thức "cờ bạc" còn hiện hữu trong các hình thái khác chứ không chỉ có trong các casino. >Không nên mở sòng bạc tại Việt Nam Tôi đến Las Vegas lần đầu vào mùa hè 1964. Nhóm sinh viên 4 người chúng tôi hùn hạp để đi du lịch một vòng xứ Mỹ nhân dịp có 26 ngày nghỉ giữa hai khóa học. Khi dừng chân ở Vegas, chúng tôi đồng ý trích ra 200 đôla từ ngân sách và nếu thua hết sẽ về khách sạn sớm để sáng mai lên đường. Nào ngờ cô bạn gái tôi may mắn, thắng được 3 ngàn đôla. Chúng tôi khoái trá, làm vài ly bia miễn phí rồi về phòng lúc 1h sáng. Riêng cô bạn còn ham hố, xin ở lại vài phút. Khi chúng tôi ngủ dậy lúc 8h sáng, cô đã thua lại hế

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: 9 nội dung lớn, tăng quyền Chủ tịch nướcc hội

Các đại biểu dự phiên họp sáng 29-10-2012 của Quốc hội. Ảnh: nld.com.vn TCCSĐT - Sáng 29-10-2012, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý, thành viên Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã trình bày Tờ trình Quốc hội về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Dự thảo Nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Trình bày Tờ trình về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đồng chí Phan Trung Lý nêu rõ, sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ đất nước; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế. Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã xác định 9 nội dung cơ bản sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là: Thứ nhất ,

Miếng ăn và những 'nỗi lo thế kỷ

Tác giả:   TÂM THỜI (Tuần VIETNAMNET) Bài đã được xuất bản.:  28/10/2012 06:00  TIN LIÊN QUAN Thực phẩm nhiễm độc: Sờ đâu cũng có Thực phẩm bẩn, độc bủa vây người dân Nhiều thực phẩm chứa chất cấm vượt mức cho phép Thực phẩm bẩn tràn lan phố, xóm: Thịt ôi thiu giữa chợ TRONG MỤC NÀY  (Đọc thêm) Siêu lừa: Lập nhóm 'công ty' lấy tiền ngân hàng 'Hàng nóng’ hại đời các ông lớn Phá độc quyền truyền hình: Hết thời phát gì xem nấy? Miếng ăn và những 'nỗi lo thế kỷ' (VEF.VN) - Gần đây trên thị trường Việt Nam người ta chứng kiến một làn sóng của cái gọi là những “phát hiện mới” gây chấn động dư luận. Điều đáng nói, đây không phải là những phát minh khoa học kỹ thuật, những giải pháp kinh tế nào đó mới mẻ mà đó chỉ là những phát hiện để khẳng định thêm về những nỗi lo mà người dân Việt Nam đã phải đối mặt lâu này. Những phát hiện đó đã khiến cho nhiều người phải rùng mình, sởn gai ốc... vì đó thực sự là nỗi lo thế kỷ mà chưa có cách nà

Dự án tồn hàng như núi

Theo Bộ Xây dựng, hơn 54% doanh nghiệp bất động sản trên cả nước đã “chết” do địa ốc đóng băng Một dự án căn hộ đang xây dựng ở quận 2 - TPHCM. Ảnh: HỒNG THÚY Chưa bao giờ doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS)    khốn khó như hiện nay, đặc biệt là 2 thị trường lớn TPHCM và Hà Nội. Theo ông Đặng Hoàng Vũ, Tổng Giám đốc Công ty Địa ốc Thanh Bình, có đến 90% DN BĐS đã “chết lâm sàng” vì không tiếp cận được vốn và gần như 100% sản phẩm không có thanh khoản. Nửa đường gãy gánh Tại TPHCM, trong hơn 10 năm (từ tháng 1-2001 đến ngày 31-12-2011), UBND TPHCM đã giao, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất 2.836 dự án cho các tổ chức để đầu tư xây dựng với diện tích 22.215 ha đất, sử dụng làm nhà ở, công trình phúc lợi công cộng, sản xuất kinh doanh… Tuy nhiên, qua khảo sát mới đây của Sở Xây dựng, nhiều dự án nhà ở dở dang cả chục năm. Trong số hơn 1.100 dự án nhà ở trên địa bàn, có gần 900 dự án chưa hoàn thành (chiếm hơn 80%), thậm chí có dự án triển khai cả chục năm nhưng đế

Mưu sinh mùa nước nổi

ĐBSCL đang vào chính vụ của mùa nước nổi. Khi con nước tràn đồng, mang theo phù sa, tôm cá, cũng là lúc người dân đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu chộn rộn với mùa làm ăn: đan lưới, đan lờ, đóng xuồng để bắt ốc, cua đồng, bắt cá. Hàng chục ngàn hộ nông dân được hướng dẫn kỹ thuật đã tận dụng lợi thế mùa nước để trồng các loại rau màu như bông điên điển, sen, ấu, rau nhút... Đây là những mô hình sản xuất có vốn đầu tư thấp, phù hợp với hộ nghèo, cần ít đất sản xuất và nhanh thu hồi vốn. Tổng cộng có đến 32 mô hình sản xuất mùa nước nổi có hiệu quả kinh tế cao. Thống kê sơ bộ của các tỉnh ở vùng ĐBSCL cho thấy mỗi mùa nước nổi, tổng thu nhập lên đến vài ngàn tỷ đồng. Đó là chưa kể các hoạt động du lịch, thu hút khách thập phương về miền Tây tham quan mùa nước nổi. Năm nay, mực nước thấp hơn năm ngoái khoảng 1m, khiến người dân đầu nguồn buồn nhiều hơn vui. Tuy vậy, mưu sinh trên đồng nước vẫn là hoạt động chộn rộn nhất vùng đầu nguồn sông Cửu Long hiện nay. Theo dòng lũ. Ảnh: Hoà

Món ngon: Cá linh Miền Tây mùa nước nổi

Cá linh kho tiêu và lẩu cá linh ăn kèm hoa điên điển là hai món đặc sản đậm chất Tây Nam bộ, chỉ có trong mùa nước nổi. Mùa nước nổi Nam bộ bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Mùa này thường xuất hiện rất nhiều cá linh. Đầu mùa chính là thời điểm cá ngon nhất của năm, bởi cá chưa quá lớn nên xương chưa cứng, bụng cá lại có mỡ nên ăn rất béo. Loại cá này được xem là đặc sản của mùa nước nổi miền Tây. Nhắc đến cá linh người ta cũng không thể không nhắc đến loại hoa cũng gắn liền với mùa nước nổi - hoa điên điển, loài hoa nở vàng khoe sắc khắp cả mé sông, đầm lầy, ruộng nước. Hoa cho hương vị rất đặc biệt, giòn, thơm, bùi, béo lại nồng đượm hương, mang "hương đồng cỏ nội" được người dân Nam Bộ chế biến thành nhiều món ăn đặc sản bổ dưỡng. Vào đầu mùa nước nổi, cá linh non sẽ xuất hiện ở các nơi đầu nguồn như An Phú, Tân Châu, Hồng Ngự (Đồng Tháp), hay Thốt Nốt (Cần Thơ), có giá chỉ từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng một kg. Càng về sau cuối mùa, loại cá này càng rẻ. Cá

Bỏ quy định Thủ tướng là Trưởng ban phòng chống tham nhũng

Theo dự thảo Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi) trình Quốc hội sáng nay, quy định Thủ tướng là Trưởng ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng đã được bỏ. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Văn Hiện nhất trí với sửa đổi này. >  'Tham nhũng nghiêm trọng, gây bất bình trong xã hội' Sáng 26/10, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã trình dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) trước Quốc hội. So với dự thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng trước, ngoài việc ít hơn 2 điều (108 so với 110), dự luật đã có nhiều chỉnh sửa. Mô hình của Ban chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng với  3 phương án  sau khi xin ý kiến Thường vụ Quốc hội được Chính phủ thống nhất không đề cập đến trong luật. Quy định Thủ tướng là Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương đã được bỏ. Trước đó, Hội nghị trung ương 5 (tháng 5/2012) đã thống nhất chủ trương thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng trung ương trực thuộc Bộ Chính trị; lập lại Ban Nội chính Trung ương,

Biến tấu với bánh canh

Bánh canh được chế biến thành rất nhiều món khác nhau tùy sự kết hợp nguyên liệu, chẳng hạn bánh canh giò heo, bánh canh cua, bánh canh cá lóc… >  Bánh canh cá lóc hương vị đất cố đô Bánh canh là món ăn phổ biến trong ẩm thực của người Việt, bên cạnh phở, bún bò... Bánh canh tôm nước dừa Món này là đặc sản của miền Tây Nam bộ, được nấu từ hai thành phần chính là tôm và nước cốt dừa. Vị ngọt của tôm, nước cốt dừa mang đến hương vị rất lạ miệng khi thưởng thức. Ảnh:  Khánh Hòa. Tôm tươi lột vỏ, bỏ chỉ đen và dùng dao đập dẹp. Bắt chảo dầu nóng, cho tôm vào cùng một ít gia vị, đảo đều đến khi tôm vừa chín. Khi chế biến món ăn này, người bán cho sợi bánh làm từ bột gạo vào đun sôi, cho tôm, nước cốt dừa vào và nêm gia vị vừa ăn. Bát bánh canh đầy màu sắc với màu trắng của sợi bánh, màu trắng đục hơi sệt của nước dùng, màu hồng của tôm điểm xuyết sắc xanh của hành lá trông thật bắt mắt và hấp dẫn. Cái hay của món ăn là mặc dù được nấu chung với nước cốt dừa, có vị béo n

Vai trò của khoa học-công nghệ trong phát triển nông nghiệp, nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long

(ĐCSVN) –  Ngày 19/10, tại thành phố Sóc Trăng, Tạp chí Cộng sản, Tỉnh ủy Sóc Trăng và Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Vai trò của khoa học - công nghệ trong phát triển nông nghiệp bền vững và xây dựng nông thôn mới ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.   Toàn cảnh Hội thảo Dự và chỉ đạo Hội thảo có các đồng chí: PGS. TS Vũ Văn Phúc - Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Huỳnh Minh Đoàn - Phó Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ; Quách Việt Tùng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng. Tham dự Hội thảo còn có lãnh đạo các ban đảng, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng và hơn 150 nhà quản lý, nhà khoa học và nhà nghiên cứu. Theo Ban Tổ chức, Hội thảo đã nhận được 44 bài tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà nghiên cứu… tập trung phân tích, làm rõ về vai trò khoa học và công nghệ trong phát triển nông nghiệp bền vững và xây dựng nông thôn mới ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Huỳnh Minh Đoàn - Phó Ban Chỉ

“Phổ cập” cử nhân?

Bài trên BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG, thứ Năm, 25/10/2012 21:39 Lời nói thêm người cập nhật Blog: Bài viết cho rằng " Quyết định đó thể hiện quan điểm duy ý chí, thiếu tính khoa học khi lấy số lượng bù chất lượng. Trong khi nền giáo dục đang khủng hoảng về chất lượng, giáo dục ĐH xuống cấp nghiêm trọng, tại sao Bộ GD-ĐT lại tiếp tục “phổ cập” cử nhân? Bộ GD-ĐT có lẽ đã quên chúng ta còn có những chính sách khác dành cho các vùng kinh tế - xã hội khó khăn như đào tạo theo địa chỉ, cử tuyển, chính sách dành cho 62 huyện nghèo ". Ý kiến này cũng rất đáng được cân nhắc, chọn lựa thiệt hơn trong việc giải quyết mâu thuẫn lượng -chất nguồn nhân lực ĐBSCL. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, người có thẩm quyền, khi đưa ra quyết định, có  thể chưa phải là tốt nhất, nhưng nếu nó tốt hơn tất cả những cái có thể làm được thì ... cũng nên. Cách giải quyết của Bộ GDĐT có thể chưa "ngon lắm", như làm cập rập, chưa thật "bài bản, căn cơ", nặng tính đối phó tình hình ... nhưng

Việt Nam nhiều tiến sĩ nhất ASEAN, nhưng lại ít chất xám

SGTT.VN - Thiếu một quy chế dân chủ, đó là lý do chúng ta thiếu sự sáng tạo trong khoa học. Chúng ta luôn nói khoa học công nghệ (KHCN) là quốc sách nhưng dường như không bao giờ quan tâm đến quốc sách! Những con số thống kê đáng xấu hổ Việt Nam sẽ đào tạo bổ sung ít nhất 20.000 tiến sĩ từ nay đến năm 2010. Tổng kinh phí thực hiện đề án dự kiến là 14.000 tỉ đồng. “Tình hình khoa học, giáo dục nước nhà rất cấp bách”, đó là chia sẻ của phó tổng thư ký liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) Phạm Bích San tại buổi đóng góp ý kiến cho luật KHCN sửa đổi ngày 18.10 tại Hà Nội. Đã không có một trường đại học Việt Nam nào được đứng trong bảng xếp hạng 500 trường đại học đứng đầu thế giới. Số lượng các bài báo công bố quốc tế của cả nước 90 triệu dân trong một năm chỉ bằng khoảng số lượng của một đại học Thái Lan. Vậy mà số giáo sư, tiến sĩ chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á. “Chúng ta gần như không có ai có nghiệp khoa học, tức là những người lao động quên mình tron