Ngày 10.10.2012 Chính phủ chính thức đệ trình bản dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lên Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Trước đó đã có nhiều hội thảo góp ý cho các bản dự thảo.
Nhìn qua bản dự thảo với 14 chương và 190 điều có thể thấy gì mới so với Luật đất đai hiện hành (2003)? Những vấn đề nổi cộm mà nhân dân và các doanh nghiệp quan tâm nhất là các vấn đề sở hữu, thời hạn giao (hay thuê) đất, hạn điền, thu hồi đất, giá đất. Dưới đây chỉ ngó qua mấy vấn đề chính đó nếu có sự thay đổi so với luật hiện hành mà không góp ý chi tiết.
Vấn đề hệ trọng nhất là vấn đề quyền sở hữu đất. Dự thảo Luật (Điều 12) vẫn giữ nguyên như cũ: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”. Khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai mới chỉ được biết đến từ ngày 18.12.1980 (Điều 19 Hiến pháp 1980). Trước đó khái niệm ấy không tồn tại suốt hàng ngàn năm lịch sử của Việt Nam và cũng rất hiếm thấy trên thế giới. Khái niệm này được vay mượn từ Liên Xô, trước khi Liên Xô tan rã khoảng một thập kỷ, và mới chỉ tồn tại ở nước ta 31 năm qua, một thoáng trong lịch sử lâu dài của đất nước. Ở Việt Nam trước đây và ở hầu hết các nước trên thế giới, thường có 3 loại quyền sở hữu đất rạch ròi: sở hữu nhà nước (chứ không phải toàn dân); sở hữu cộng đồng; sở hữu tư nhân.
Từ 18.12.1980 chúng ta đã xóa bỏ cả ba loại quyền sở hữu này và coi đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Và toàn bộ những rắc rối về đất đai đang gây bức xúc và thậm chí bất ổn xã hội hiện nay chính là do việc sử dụng khái niệm xa lạ này. Các học giả, các nhà nghiên cứu đã phân tích hết sức thấu đáo và kiến nghị quay trở lại xác định rõ 3 loại quyền sở hữu ấy về đất đai, nhưng đáng tiếc đã không được lắng nghe.
Người ta vin vào phải sửa đổi hiến pháp trước. Vậy hãy sửa hiến pháp đi! Cũng vẫn là Quốc hội thông qua hiến pháp, nên đó - lý do vì hiến pháp - không thể chấp nhận được.
Người ta còn e ngại việc “tư nhân hóa đất đai”. Lưu ý rằng phần đáng kể, nếu không nói là lớn nhất, đất đai vẫn thuộc sở hữu nhà nước! Nhà nước phải quản lý tốt phần đất thuộc sở hữu nhà nước. Cho nên lý do này cũng không thể đứng vững.
Rất nhiều người coi vấn đề sở hữu đất là vấn đề “nhạy cảm”. Tôi nghĩ vì sự phát triển của đất nước, vì quyền lợi của nhân dân (Đảng Cộng sản Việt Nam đã hô hào nông dân đứng về phía mình với khẩu hiệu “người cày có ruộng”), không có vấn đề nào là nhạy cảm cả và vẫn nên tiếp tục bàn về vấn đề sở hữu đất đai. Chính vì không bàn thấu đáo vấn đề cơ bản này và vẫn bám lấy khái niệm xa lạ nên chúng ta tự tạo ra các vấn đề không thể giải quyết được. Đừng tạo ra vấn đề rồi “sáng tạo” ra những cách giải quyết không thể khả thi!
Tuy vậy, cũng vẫn phải xem xét vài vấn đề “tự tạo ra” đó.
Có hai điểm mới đáng ghi nhận.
Thứ nhất, đối với đất sử dụng có thời hạn thì đất nông nghiệp (trước đây thời hạn là 20 năm) nay tăng lên 50 năm; thời hạn của các loại đất khác cũng được điều chỉnh.
Thứ hai, hạn mức giao đất (hạn điền) về cơ bản không thay đổi mấy so với luật hiện hành, tuy nhiên hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp được quy định là không quá 10 lần hạn mức.
Đáng tiếc những ý kiến của người dân về giao đất nông nghiệp cho nông dân không có thời hạn và bỏ hạn điền đã không được tiếp thu trong dự thảo, song việc nới thời hạn lên 50 năm và tăng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp tạo điều kiện cho sự tích tụ đất cũng đáng ghi nhận.
Dự thảo Luật còn rất nhiều điểm khác mà những người soạn thảo coi là “mới”, “đột phá” so với Luật hiện hành nhưng thực sự chưa mang nhiều ý nghĩa đối với người dân, thậm chí đối với họ còn những điều chưa xác đáng hơn Luật hiện hành (liên quan đến việc quyết định thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, …). Dưới đây chỉ bàn sơ về thu hồi đất.
Chương 5 của Dự thảo đề cập vấn đề thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Về cơ bản không có thay đổi gì so với Luật hiện hành. Tuy nhiên, có một điểm thay đổi đáng chú ý. Đó là thẩm quyền thu hồi đất (Điều 58), giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (Điều 66). Các quyền này trong Luật hiện hành thuộc về Ủy ban nhân dân (Điều 44 và Điều 37 Luật 2003) nay Dự thảo chuyển thành quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Đây là một thay đổi đáng kể theo hướng tập trung các quyền quan trọng của quyền sở hữu vào tay cá nhân ông/bà Chủ tịch, chứ không phải của Ủy ban Nhân dân như trước đây. Phải chăng quy định này thực sự tạo ra vài trăm “đại địa chủ” trên đất Việt Nam? Đấy là chủ trương tập trung hết sức nguy hiểm, cắt bớt sự giám sát, tạo cơ hội cho sự lạm dụng và tham nhũng.
Cần thảo luận rộng rãi hơn nữa về dự thảo Luật đất đai và không có lĩnh vực nhạy cảm nào cả trong việc thảo luận này, nếu muốn thực sự phát triển đất nước, nếu muốn đất đai không trở thành vấn đề bất ổn xã hội. Nếu chấp nhận các quy định như Dự thảo, thì các vấn đề nhức nhối về đất đai vẫn còn nguyên nếu không nói là sẽ trầm trọng thêm. Tôi hy vọng các vị lãnh đạo, các đại biểu quốc hội và các nhà hoạch định chính sách hãy lắng nghe và mạnh dạn thay đổi tư duy theo hướng thực sự vì đất nước, vì dân.
Vấn đề hệ trọng nhất là vấn đề quyền sở hữu đất. Dự thảo Luật (Điều 12) vẫn giữ nguyên như cũ: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”. Khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai mới chỉ được biết đến từ ngày 18.12.1980 (Điều 19 Hiến pháp 1980). Trước đó khái niệm ấy không tồn tại suốt hàng ngàn năm lịch sử của Việt Nam và cũng rất hiếm thấy trên thế giới. Khái niệm này được vay mượn từ Liên Xô, trước khi Liên Xô tan rã khoảng một thập kỷ, và mới chỉ tồn tại ở nước ta 31 năm qua, một thoáng trong lịch sử lâu dài của đất nước. Ở Việt Nam trước đây và ở hầu hết các nước trên thế giới, thường có 3 loại quyền sở hữu đất rạch ròi: sở hữu nhà nước (chứ không phải toàn dân); sở hữu cộng đồng; sở hữu tư nhân.
Từ 18.12.1980 chúng ta đã xóa bỏ cả ba loại quyền sở hữu này và coi đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Và toàn bộ những rắc rối về đất đai đang gây bức xúc và thậm chí bất ổn xã hội hiện nay chính là do việc sử dụng khái niệm xa lạ này. Các học giả, các nhà nghiên cứu đã phân tích hết sức thấu đáo và kiến nghị quay trở lại xác định rõ 3 loại quyền sở hữu ấy về đất đai, nhưng đáng tiếc đã không được lắng nghe.
Người ta vin vào phải sửa đổi hiến pháp trước. Vậy hãy sửa hiến pháp đi! Cũng vẫn là Quốc hội thông qua hiến pháp, nên đó - lý do vì hiến pháp - không thể chấp nhận được.
Người ta còn e ngại việc “tư nhân hóa đất đai”. Lưu ý rằng phần đáng kể, nếu không nói là lớn nhất, đất đai vẫn thuộc sở hữu nhà nước! Nhà nước phải quản lý tốt phần đất thuộc sở hữu nhà nước. Cho nên lý do này cũng không thể đứng vững.
Rất nhiều người coi vấn đề sở hữu đất là vấn đề “nhạy cảm”. Tôi nghĩ vì sự phát triển của đất nước, vì quyền lợi của nhân dân (Đảng Cộng sản Việt Nam đã hô hào nông dân đứng về phía mình với khẩu hiệu “người cày có ruộng”), không có vấn đề nào là nhạy cảm cả và vẫn nên tiếp tục bàn về vấn đề sở hữu đất đai. Chính vì không bàn thấu đáo vấn đề cơ bản này và vẫn bám lấy khái niệm xa lạ nên chúng ta tự tạo ra các vấn đề không thể giải quyết được. Đừng tạo ra vấn đề rồi “sáng tạo” ra những cách giải quyết không thể khả thi!
Tuy vậy, cũng vẫn phải xem xét vài vấn đề “tự tạo ra” đó.
Có hai điểm mới đáng ghi nhận.
Thứ nhất, đối với đất sử dụng có thời hạn thì đất nông nghiệp (trước đây thời hạn là 20 năm) nay tăng lên 50 năm; thời hạn của các loại đất khác cũng được điều chỉnh.
Thứ hai, hạn mức giao đất (hạn điền) về cơ bản không thay đổi mấy so với luật hiện hành, tuy nhiên hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp được quy định là không quá 10 lần hạn mức.
Đáng tiếc những ý kiến của người dân về giao đất nông nghiệp cho nông dân không có thời hạn và bỏ hạn điền đã không được tiếp thu trong dự thảo, song việc nới thời hạn lên 50 năm và tăng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp tạo điều kiện cho sự tích tụ đất cũng đáng ghi nhận.
Dự thảo Luật còn rất nhiều điểm khác mà những người soạn thảo coi là “mới”, “đột phá” so với Luật hiện hành nhưng thực sự chưa mang nhiều ý nghĩa đối với người dân, thậm chí đối với họ còn những điều chưa xác đáng hơn Luật hiện hành (liên quan đến việc quyết định thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, …). Dưới đây chỉ bàn sơ về thu hồi đất.
Chương 5 của Dự thảo đề cập vấn đề thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Về cơ bản không có thay đổi gì so với Luật hiện hành. Tuy nhiên, có một điểm thay đổi đáng chú ý. Đó là thẩm quyền thu hồi đất (Điều 58), giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (Điều 66). Các quyền này trong Luật hiện hành thuộc về Ủy ban nhân dân (Điều 44 và Điều 37 Luật 2003) nay Dự thảo chuyển thành quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Đây là một thay đổi đáng kể theo hướng tập trung các quyền quan trọng của quyền sở hữu vào tay cá nhân ông/bà Chủ tịch, chứ không phải của Ủy ban Nhân dân như trước đây. Phải chăng quy định này thực sự tạo ra vài trăm “đại địa chủ” trên đất Việt Nam? Đấy là chủ trương tập trung hết sức nguy hiểm, cắt bớt sự giám sát, tạo cơ hội cho sự lạm dụng và tham nhũng.
Cần thảo luận rộng rãi hơn nữa về dự thảo Luật đất đai và không có lĩnh vực nhạy cảm nào cả trong việc thảo luận này, nếu muốn thực sự phát triển đất nước, nếu muốn đất đai không trở thành vấn đề bất ổn xã hội. Nếu chấp nhận các quy định như Dự thảo, thì các vấn đề nhức nhối về đất đai vẫn còn nguyên nếu không nói là sẽ trầm trọng thêm. Tôi hy vọng các vị lãnh đạo, các đại biểu quốc hội và các nhà hoạch định chính sách hãy lắng nghe và mạnh dạn thay đổi tư duy theo hướng thực sự vì đất nước, vì dân.
Nhận xét
Đăng nhận xét