YẾN NHI: Một nội dung nhân bản của nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng không thể không nói đến, đặc biệt trong tâm thức các nhà văn ảnh hưởng lối viết hiện đại với tư duy nữ quyền luận chi phối, đó là vấn đề tình yêu- tình dục, vấn đề trước đây tuy không phải hoàn toàn cấm kỵ nhưng vì các yêu cầu khác của đời sống bức thiết hơn nên các tác giả không tiện tô đậm trong tác phẩm, thì nay đã trở thành một nhu cầu thẩm mỹ tất yếu. Một nhà kinh điển cũng đã từng cho rằng: Tình dục là một lối đi đến bản thể của con người. Dẫu vậy, đối với đề tài này khen cũng như chê các ý kiến không phải không có điều trái ngược .
Chúng mình đã yêu cần mẫn. Và im lặng
Đời người thì ngắn
Giấc mơ lại dài
Anh giấu đôi tay trước sự chờ đợi của em
Thơ xưa nói về thân thể người phụ nữ, việc ân ái nam nữ hay úp mở, giờ thì mạnh dạn và táo bạo hơn. Hãy so sánh những câu thơ của Nguyễn Gia Thiều, Vũ Hoàng Chương, Bích Khê, Xuân Diệu… rồi của Cầm Vĩnh Ui, từng được nhiều người biết với những câu thơ đầy những cảm xúc nhục thể của các thi sĩ ngày nay ta sẽ thấy xung quanh vấn đề SEX đã có những thay đổi lớn .
Có thể nghĩ là các vẻ đẹp thân thể, những khao khát yêu đương, những “nhục cảm trần thế” của các cuộc tình là những thứ mà trứơc đây do những giới hạn cả khách quan lẫn chủ quan người ta luôn e ấp che đậy, chỉ nói cái phần một nửa hoặc dấu kín cho riêng mình và người mình yêu thì ngày nay họ tự hào nói to lên đủ đầy, trọn vẹn… như là một hạnh phúc, một niềm tự hào, hân hoan muốn chia xẻ cùng bạn bè, cùng độc giả.
Cũng không sai khi cho đó là biểu hiện của tiến trình dân chủ hóa, bình đẳng giới trong xã hội. Cũng có thể, đó là sự xích lại gần cuộc sống của Thơ ca. Con người hằng ngày cần hấp thụ nhiều tri thức, nhiều tư tưởng, cũng đòi hỏi hưởng thụ một tình yêu đầy đủ, nhục cảm là một yếu tố không thể thiếu, miễn đó là một nhục cảm khỏe khoắn, lành mạnh. Xã hội đi lên, các tập quán lễ giáo phong kiến phương Đông, tuy không phải không còn ảnh hưởng nhưng đã bộc lộ nhiều mâu thuẩn mà nghệ thuật không muốn chấp nhận. Không ít tác phẩm thành công đã thể hiện một tình yêu trọn vẹn đầy đủ lý trí và bản năng, tình cảm và nhục thể. Thực ra cái điều này ca dao dân gian đã thể hiện hàng mấy trăm năm cũ và văn học cổ cũng không ít lần thể hiện khi mơ hồ, khi cụ thể , tạo được một vệt đậm trong cảm thụ của độc giả. Trong đời ai đã chẳng gặp một lần các câu ca dao: Sáng trăng vằng vặc … đi chơi. hay Ước gì em được vào phòng/ Loan ôm lấy phượng, phượng bồng lấy loan…Và ta cũng sẽ rất sững sờ với sự táo bạo nhục thể trong các tiểu thuyết huê tình ngày xưa mà“Hoa viên kỳ ngộ”- tác phẩm đầu tiên , một bản tam tấu về ái tình nhục thể ra đời khoảng cuối triều Lê, nghĩa là cách đây hơn ba trăm năm đã khắc hoạ!(“Hoa viên kỳ ngộ”, NXB Văn học, 1998, tác giả khuyết danh ) Cụ Phan Khôi, một lão chí sĩ thế kỷ trước cũng đã từng bênh vực ít nhiều cho cái loại “ tình thơ” mà trong đó có cảđùi, vú, rốn này. Trong một bài báo cụ viết:
“ Vả, trai gái yêu nhau là bởi tính tự nhiên. Ái tình, theo đúng bản chất của nó mà nói, là một vật cao thượng và thanh khiết. Thế thì những tác phẩm lấy nó làm tài liệu, về mặt nghệ thuật, khéo vụng thế nào chưa nói, chứ về mặt đạo đức, chẳng có gì là đáng chê. Cho nên đời xưa, những dân tộc nào đã góp tác phẩm của mình lại làm ra sách kinh điển là thứ sách coi như khuôn phép cho đời này sang đời khác, cũng đều đem nhiều ít thơ tình mà để vào trong đó [...]. Tả sắc đẹp của đàn bà mà tả đến những cái vú, cái rốn, cái đùi (vế) thì thật là bạo quá. Không ai ngờ được rằng trong kinh điển của một tôn giáo lại có được thứ văn chương như vậy
…Vế nàng béo mướt, khác nào như ngọc,
Rốn nàng giống như cái ly tròn,
Bụng nàng dường một đống lúa mạch,
Hai vú nàng như hai con sanh đôi của hoàng dương…
( Nhã ca).
(Phan Khôi – Hà nội báo, Hà Nội, số 20 (20 Mai 1936), tr. 2 – 4; Chuyển dẫn theo Lại Nguyên Ân- Đọc lại một bài báo của Phan Khôi 80 năm trước.)
*
Yếu tố sex càng không xa lạ trong thơ Việt hiện đại. Các thi phẩm của Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng và ngay cả Xuân Diệu trong Thơ Mới cũng có những bài tạo được ấn tượng nhờ yếu tố này. Thơ ngày nay sex khá phổ biến nhưng không phải ai cũng thu được hiệu quả thẩm mỹ như nhau. Có những câu thơ đẹp một cách kín đáo nhưng cũng có những câu thơ nói tới “việc đó” một cách mạnh dạn, tuy nhiên đều nằm trong một quỹ đạo nhục cảm lành mạnh, được người đọc chấp nhận.
Bùi Minh Quốc có bài thơ “thăm thẳm” :
Thăm thẳm miền em mườn mượt cỏ đồi
Anh áp mặt tràn môi lăn lóc
Đất ứa nhựa ấm nhuyễn từng giọt nước
Mườn mượt cỏ đồi
thăm thẳm
một em thôi…
(Thăm thẳm miền em –TC Thơ số7-2004)
Trần Nhuận Minh cũng có những câu thơ rất sex:
…Vòm ngực em là hũ rượu thơm
Quỷ sứ rót đầy
Bụng em là một quả đồi xanh tươi
Bên này vàng ánh trăng,
bên kia là bóng đêm
Nơi sinh ra những câu chuyện hãi hùng
Cặp đùi em như hai lưỡi kéo
Khép lại dịu dàng
Có thể cắt đứt đời nhiều hảo hán….
(TC Thơ số 8-2004)
Quả thật vấn đề tình dục trong văn chương tuy không xa lạ nhưng ý kiến về nó từ cổ chí kim không đơn giản. Đương đại các nhà văn, cũng như các nhà phê bình không ít lần thể hiện và bàn bạc về nó, nhưng trước sau ta chỉ thấy đối với nghệ thuât, văn chương đây là một đề tài đầy thử thách, nó chứa đựng bao mâu thuẫn nhưng không ít xúc cảm thẩm mỹ mà các tác giả đeo đuổi. Giữa những năm 30 thế kỷ trước, nhà văn danh tiếng Nhất Linh đã từng công kích cái chất “dâm” trong văn Vũ Trọng Phụng! Nay thì Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư, Y Ban, Thuận, cũng nhiều phen chóng mặt vì lời phê cac “pha” sex trong văn của mình nhưng rồi nó vẫn sinh động mà sống.
Cách đây không lâu Lê Quốc Hán có bình khen bài thơ Nằm nghiêng của Phan Huyền Thư trên Văn Nghệ, một bài thơ có yếu tố sex:
…Nằm nghiêng
khe cửa ùa ra một dòng ấm
cô đơn. Nằm nghiêng
cùng sương triền đê đôi bờ
ỡm ờ nước lũ.
khe cửa ùa ra một dòng ấm
cô đơn. Nằm nghiêng
cùng sương triền đê đôi bờ
ỡm ờ nước lũ.
mà Nguyễn Huy Thiệp cho là “gợi cảm giác buồn tê tái và thương xót” (Xin đừng làm chữ tôi đau). Cả nguyên tác lẫn lời bình đều được thể hiện trong một cảm quan mới: Con người – một thực thể “ đa nhân cách”, sống không chỉ bằng trí tuệ, bằng tình cảm mà bằng cả những bản năng trong đó bản năng nhục thể, một tất yếu ; không phải chỉ bằng những tiếp xúc đời thực mà bằng cả những ảo giác! Người khen cũng nhiều mà kẻ “chê” cũng có! Người chê câu thơ quá cụ thể về cái tư thế nằm nghiêng…của nữ tác giả và chê luôn cái tâm thế cộng hưởng thái quá của người bình khi đem liên hệ với các ý thơ của người xưa về tình ái, cho là “sượng”, là “thô” ! Đó là điều đáng mừng của sự đổi thay không khí văn chương: mạnh dạn nói đến một đề tài mà trước đây ít nhiều bị coi là “kiêng khem”. Viết về tình yêu- tình dục chúng có một biên giới mong manh: Đó là sự kết hợp tâm hồn và thể xác. Tình yêu có thể chỉ có tâm hồn, nhưng tình yêu không thể chỉ có tình dục. Nhưng đừng vì vậy mà loại trừ tình dục và nhìn nó bằng con mắt khe khắt, khinh miệt. Những trang viết hay về sự hài hoà tình yêu, tình dục vẫn được sự đón nhận của độc giả ( thử đọcRừng Na uy, Trăm năm cô đơn thì rõ). Nay người viết bài này muốn trở lại nói thêm vài suy nghĩ về yếu tố tình dục trong thơ thông qua việc cảm nhận các thi phẩm của một thi sĩ thế hệ trẻ 8X mà mấy năm gần đây được nhắc đến khá nhiều lần về đề tài này: Vi Thuỳ Linh.
Thơ VTL quả thật rất giàu yếu tố nhục cảm, cái phương diện không thể không nói đến khi viết về tình yêu theo quan niệm của cô “Một số người kêu ca tôi viết về tình dục, kêu rất to, như thể đó là tội lỗi là lĩnh vực không… thuộc về con người. Tôi không viết về tình dục mà là viết về tình yêu. Tình yêu đích thực hòa quyện thể xác và tâm hồn; tình dục với tôi, nằm trong tình yêu, nó không phải là đề tài riêng, mà nó thuộc về và là biểu hiện của tình yêu và sự sống của tôi. Tôi cực nhọc tìm ngôn ngữ, hình ảnh, biểu tượng, để bùng vỡ tràn trề sức xuân, chất sống của tôi, không kìm giữ lảng tránh hay lẩn trốn, không đi theo đám đông, phong trào, như con thú tách khỏi bầy, tìm con đường riêng, không bao giờ yếu hèn trước những thử thách”.
( Tôi dệt tầm gai chờ hạnh phúc)
Chính vì vậy, có lẽ trong thơ ta chưa ai nói đến nhục thể yêu đương một cách táo bạo như Linh. Nói đến khi đang còn quá trẻ và nói một cách tự hào không rụt rè dấu diếm. Nhục thể trong hành động yêu, nhục thể trong tình cảm yêu , nhục thể trong lý tưởng yêu và cả nhục thể trong ngôn ngữ yêu. Phải chăng ngôn ngữ yêu của Vi là những hàm ngôn của kẻ “ tập làm người lớn”, nói quá đi sự từng trải của mình nên thơ có vẻ đại ngôn, cần phải “lắng lòng mình lại để có những vần thơ chân thật giá trị” như có tác giả phân tích?
…Mâu thuẫn lớn nhất của Linh và đồng thời cũng là hạn chế lớn nhất của cô, nằm ở cái cách cô tập làm người lớn. Linh “già hơn nhiều, so với tuổi”, nhưng đáng lẽ tin tưởng vào sự già dặn trẻ trung của thơ mình, cô lại không vững tin để đến độ luôn luôn phải khoác cho mình chiếc mặt nạ của một thiếu phụ cô độc, một con người đã biết tất cả, và do vậy, mọi lời nói phải hàm ngôn. Câu nào cũng hàm ngôn![...]nên tôi nghĩ, tác giả nên mau chóng vượt qua giai đoạn đại ngôn của tập thơ này, lắng lòng mình lại hơn, chăm chút cho từ ngữ hơn để có thể có được những vần thơ chân thành và có giá trị. ( Nguyễn Thanh Sơn).
Có lẽ không phải vậy, người đọc thấy Linh viết chân thật nhưng quá mạnh dạn nên có ai cho là “đại ngôn” so với lứa tuổi thì cũng không lạ. Nhưng đó chính là cái độc đáo của Linh.
Thơ cũ nói về tình yêu chỉ nói về cái “sự yêu”- một danh từ chỉ loại. Linh miêu tả kỹ cái “hành động yêu” khá cụ thể dẫu theo cách của Thơ : Hành động yêu, cụ thể mà bóng bẩy
…Chiếc giường đàn hương – máy bay bằng gỗ
Dâng mình lên theo cơ thể ngụt ngàn
Dâng từng đợt mưa say đợt cắn
…Đoá nhung đen nở mịn đường cỏ ấm.
Đó là những câu thơ tuy đầy nhục cảm nhưng cũng chan chứa tình cảm. Như trên đã phân tích, nếu dục tính chỉ dừng lại đó thì hạ thấp tính thẩm mỹ của thơ, sa vào tự nhiên chủ nghĩa. Thơ Linh lại ẩn chưa bên trong cái dục tính đó bao nhiêu tình cảm nồng say. Hạt nhân tình cảm làm thơ tình của Linh không thô tục mà hài hoà say đắm, ngôn ngữ dân gian gọi đó là “yêu hết mình”. Tình yêu – nhục cảm gắn với lòng chung thuỷ, sự sẻ chia lúc vui cũng như lúc buồn, lúc hội ngộ cũng như buổi chia ly.
… Biết bao lần em đi trong mưa
Bong bóng nổi tan như trò sấp ngửa
Em gắng gỏi vượt sóng ngầm cách trở
Nhưng bão tố, bình yên không đổi chỗ cho nhau
Từ kiếp trướcBong bóng nổi tan như trò sấp ngửa
Em gắng gỏi vượt sóng ngầm cách trở
Nhưng bão tố, bình yên không đổi chỗ cho nhau
Chúng mình đã yêu cần mẫn. Và im lặng
Đời người thì ngắn
Giấc mơ lại dài
Anh giấu đôi tay trước sự chờ đợi của em
Và cả Lý tưởng, hoài bão : Cao hơn nhục thể, tình yêu của Linh còn gắn với những lý tưởng, hoài bão.Yếu tố thanh lọc sự tầm thường, nhu cầu dân chủ giới tính dễ tìm thấy trong tình yêu của Linh. Ước mong làm mẹ. Ứơc mong được giải phóng. Ước mong đổi thay hiện thưc…Tình yêu mang chung nhịp bước với lịch sử với đời sống!
…Anh hiểu đúng em, những trang thơ lốc
Em giải phóng em trong thế giới tâm hồn
Hỡi những người phụ nữ, hãy yêu và sống đến cùng như mình muốn
…Em khát khao làm Mẹ
Chúng ta được oà vỡ những bọng nước mắt khổ đau hơn ngàn năm tích tụ
Anh tạo ra khái niệm về sự vĩnh cửu!
Tình yêu Anh khởi động lại thế giới!
…Anh yêu em mang thai trái đất
Tình chiếu sáng muôn nơi bao mộng đẹp
Truyền thuyết tình yêu là lịch sử trần gian -
Lịch sử của sự sống không bao giờ lãng quên và kết thúc
Ngôn ngữ thơ của Linh cũng tràn đầy ám thị nhục cảm.
Mỗi nhà thơ có một hệ thống ngôn ngữ riêng. Nhà thơ triết lý có ngôn ngữ khái quát trừu tượng, nhà thơ trữ tình ngôn ngữ biểu cảm , tượng trưng, ngôn ngữ thơ Linh vừa biểu cảm vừa cụ thể – nhục thể. Các đặc tính đó len vào vốn từ vựng cũng như cách xây dựng hình ảnh.
…Thẫn thờ những con phố Hà Nội nhức nhối nhớ
Anh bú mùa quên cả giêng, hai
Những quả bưởi Tết đỏ như dàn đèn lồng lăn qua những ngày xuân
Em phù điêu nứng giai điệu xanh ngọc
Anh bú mùa quên mái phố Linh chênh vênh sắp lạc …
Anh bú mùa quên cả giêng, hai
Những quả bưởi Tết đỏ như dàn đèn lồng lăn qua những ngày xuân
Em phù điêu nứng giai điệu xanh ngọc
Anh bú mùa quên mái phố Linh chênh vênh sắp lạc …
Thơ yêu của Linh không cần giải thích nhiều, nói rõ sẽ tục hoá, chúng dẫn dụ ta đi trong mê hoặc của tưởng tượng nồng cháy. Từ cái sex hơi mờ ảo đạo lý của văn chương trung đại, qua cái sex bay bướm của cảm xúc tự do thời văn học lãng mạn, cho đến cái sex mạnh mẽ hài hòa tình cảm và bản năng đương đại, đó là con đường đi của yếu tố nhục cảm trong văn chương Việt Nam xuyên suốt bao thế kỷ. Nếu cái mút trung đại đằng kia làHoa Viên kỳ ngộ thì cái mút hiện đại đằng này là Thơ tình Vi Thuỳ Linh.
Đọc Vi Thùy Linh, bằng một tâm thức mới hãy quên đi những dị nghị bảo thủ, hãy trung thực nhận chân những ấn tượng mà thơ tình cô mang lại, vượt lên những yếu tố nhục cảm là một khao khát sống, một khao khát tình yêu đầy đặn trọn vẹn, một tình yêu như Nguyễn Đình Thi từng nói đến “ kiêu hãnh làm người”. Hãy độ lượng với tuổi trẻ , để cảm nhận thứ tình yêu mới mẻ, mạnh dạn của họ./.
Y.N.(59 – Đặng Dung – Thành phố Hà Tĩnh)
Nhận xét
Đăng nhận xét