Vấn đề gì mà người dân và cử tri quan tâm nhất tại kỳ họp Quốc hội vừa khai mạc sáng nay (22.10)? Đó là chuyện giá cả tăng cao trong khi lương tối thiểu không theo kịp đà tăng của giá - như báo cáo của Mặt trận Tổ quốc VN (Mặt trận). Những chuyện khác, dù quan trọng đến mấy, cũng chỉ là “phi cơm áo”.
Vấn đề mà nhiều cử tri quan tâm là việc giá cả các mặt hàng liên tục tăng cao trong thời gian qua.
Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Chính phủ, xét về khía cạnh kinh tế vĩ mô: Lạm phát được kiềm chế. Lãi suất cho vay giảm. Thanh khoản cải thiện. Tỉ giá ổn định. Xuất khẩu tăng. Dự trữ ngoại hối tăng. Sản xuất (SX) kinh doanh được cải thiện. Hàng tồn kho giảm. SX công nghiệp tăng. Nông - lâm - thủy sản tiếp tục phát triển. Dịch vụ tăng trưởng cao. Đó là những điểm sáng đáng trân trọng.
Tuy nhiên, chỉ tiêu vĩ mô chưa phản ánh đầy đủ mọi mặt đời sống, dù trên nguyên tắc nó quyết định đến đời sống. Do vậy, báo cáo chưa phải đã phản ánh toàn diện thực tế, dù đáng lẽ nó phải ghi nhận những thực tế.
Chính vì thế, cũng không có gì bất ngờ khi nhiều vấn đề khó khăn vẫn là tâm lý chủ đạo trong kiến nghị cử tri gửi tới Quốc hội. Bởi có thể số người dân hiểu được các con số, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô không thể đo bằng con số phần trăm dân chúng; nhưng phần lớn dân chúng đã, đang và sẽ là những người cảm nhận rõ ràng nhất những tác động của nền kinh tế- mà cụ thể là đồng lương và những bữa cơm.
Một thầy giáo phát biểu: Chín năm qua, lương của anh đã tăng cơ học gấp 4 lần, nhưng thu nhập thực tế lại không tăng, nếu không muốn nói chi tiêu còn khó hơn trước. Ví dụ, 9 năm trước, giá xăng chỉ hơn 4.000 đồng/lít, bây giờ đã 23.000 đồng, mà xăng tăng một thì có nghĩa giá cả tăng bằng một, cộng với giá tâm lý “té giá theo xăng”.
Không phải ngẫu nhiên, báo cáo kiến nghị cử tri của Mặt trận dùng hai chữ “nhân dân” để chỉ đối tượng gặp khó khăn do giá cả, do thiếu việc làm, do lương thấp đến mức “không đủ tái tạo sức lao động”.
Trân trọng những nỗ lực vượt qua giai đoạn đầy khó khăn hiện nay, nhưng cũng phải thấy hết những thách thức, yếu kém của nền kinh tế cũng như những khó khăn gay gắt mà người lao động đang phải đối mặt. Chỉ có đánh giá một cách chính xác bức tranh kinh tế - xã hội- mà "nhiệt kế" chính là đời sống thực tế của người dân- thì mới có quyết sách đúng để giải quyết tận gốc vấn đề.
Tuy nhiên, chỉ tiêu vĩ mô chưa phản ánh đầy đủ mọi mặt đời sống, dù trên nguyên tắc nó quyết định đến đời sống. Do vậy, báo cáo chưa phải đã phản ánh toàn diện thực tế, dù đáng lẽ nó phải ghi nhận những thực tế.
Chính vì thế, cũng không có gì bất ngờ khi nhiều vấn đề khó khăn vẫn là tâm lý chủ đạo trong kiến nghị cử tri gửi tới Quốc hội. Bởi có thể số người dân hiểu được các con số, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô không thể đo bằng con số phần trăm dân chúng; nhưng phần lớn dân chúng đã, đang và sẽ là những người cảm nhận rõ ràng nhất những tác động của nền kinh tế- mà cụ thể là đồng lương và những bữa cơm.
Một thầy giáo phát biểu: Chín năm qua, lương của anh đã tăng cơ học gấp 4 lần, nhưng thu nhập thực tế lại không tăng, nếu không muốn nói chi tiêu còn khó hơn trước. Ví dụ, 9 năm trước, giá xăng chỉ hơn 4.000 đồng/lít, bây giờ đã 23.000 đồng, mà xăng tăng một thì có nghĩa giá cả tăng bằng một, cộng với giá tâm lý “té giá theo xăng”.
Không phải ngẫu nhiên, báo cáo kiến nghị cử tri của Mặt trận dùng hai chữ “nhân dân” để chỉ đối tượng gặp khó khăn do giá cả, do thiếu việc làm, do lương thấp đến mức “không đủ tái tạo sức lao động”.
Trân trọng những nỗ lực vượt qua giai đoạn đầy khó khăn hiện nay, nhưng cũng phải thấy hết những thách thức, yếu kém của nền kinh tế cũng như những khó khăn gay gắt mà người lao động đang phải đối mặt. Chỉ có đánh giá một cách chính xác bức tranh kinh tế - xã hội- mà "nhiệt kế" chính là đời sống thực tế của người dân- thì mới có quyết sách đúng để giải quyết tận gốc vấn đề.
Nhận xét
Đăng nhận xét