Hữu Hiệp
Sản phẩm du lịch (DL) mới vùng ĐBSCL: “Một điểm đến bốn địa phương +” vừa được công bố nhân ngày DL thế
giới 27 tháng 9 năm 2012. Đây là nỗ lực đáng ghi nhận của Hiệp hội DL ĐBSCL và
ngành DL: Cần Thơ, An Giang, Kiên
Giang, Cà Mau và Bạc Liêu, nơi chiếm hơn 70% lượt du khách toàn vùng.
Tượng phật Di Lặc lớn nhất Việt Nam ở Núi Cấm - An Ginag |
ĐBSCL không
chỉ sở hữu vẻ vẻ đẹp thiên
nhiên, mà còn là kho tàng
văn hóa giàu bản sắc, có thể khai thác phát triển nhiều loại hình, từ DL sinh thái miệt vườn, cảnh quan sông nước,
môi trường, bảo tồn thiên nhiên; DL nghiên cứu – nghỉ dưỡng, văn hóa, lễ hội - làng nghề truyền thống
đến DL biển đảo chất lượng
cao và có nhiều khả năng kết nối tour, tuyến với TPHCM, các vùng, miền trong
nước, hợp tác quốc tế với các nước tiểu vùng sông Mekong. Việc các địa phương “bắt tay nhau” khai thác “lợi thế dùng chung” và nét
đặc thù của từng nơi đang được kỳ vọng tạo nên sức hấp dẫn mới cho du khách.
Theo kế hoạch, năm
2013, Sở
VH, TT & DL Cà Mau với vai trò Cụm
trưởng sẽ tăng cường các hoạt động liên
kết vùng, thực hiện 5 nội dung trọng tâm: hợp tác quản lý nhà nước; xây dựng, phát triển sản phẩm DL chất lượng cao; quảng bá và đầu tư phát triển DL; đào tạo bồi dưỡng nhân lực; tạo ra sự kiện DL chung. Liên kết vùng thời gian qua được nhiều tỉnh, thành
quan tâm. Song, kết quả thực tế còn nhiều hạn chế. Một trong những hạn chế lớn
là mới dừng lại ở “liên kết quản lý nhà nước”, cam kết hợp tác chung chung, thiếu hành động cụ thể. Cách làm DL còn mang nặng tính tự phát, thiếu chuyên nghiệp. Sản phẩm DL chủ yếu dựa vào thiên nhiên, khai thác
những gì sẵn có mà thiếu đầu tư dài hạn, thiếu liên kết, gắn lợi ích
doanh nghiệp và chuỗi giá trị trong ngành DL.
Với sản phẩm DL mới lần này, doanh nghiệp và người làm DL cần được phát
huy đúng mức vai trò “chủ thể quyết định”. Liên kết DL cần tạo bước chuyển căn
bản từ “liên kết nhà nước” sang liên kết doanh nghiệp. Không gian DL “Một điểm
đến, bốn địa phương +” không phải là ranh giới hành chính của 4 tỉnh, thành phố,
mà phải được “mở ra” với nhiều khả năng, cơ hội hợp tác mới (+) thêm nhiều địa
phương – doanh nghiệp – sản phẩm DL mới.
Không dừng lại ở “Một điểm đến, bốn địa phương +”, cần hợp tác xây dựng
mới các sản phẩm DL đặc trưng của vùng. Qua đó, đẩy mạnh quảng
bá, đầu tư và khai thác, nâng tầm chuyên nghiệp, đạt chất lượng khu vực và quốc
tế. Cần tăng cường liên kết, hợp tác doanh nghiệp trong vùng, TP Hồ Chí Minh và
các hãng lữ hành quốc tế để có sự
nối kết, phối hợp đồng bộ, hợp lực phát triển, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh làm giảm chất lượng dịch vụ.
Làm được điều đó sẽ tạo được điểm đến thực sự của du khách yêu mến vùng
ĐBSCL.
Nhận xét
Đăng nhận xét