Trần
Hữu Hiệp
Chuyện
các “Hai Lúa” miền Tây say mê nghiên cứu khoa học (NCKH) đã tạo ra nhiều “sản
phẩm” còn lấm bùn, nhưng có giá trị ứng dụng thiết thực (máy hút bùn, bơm cát,
lẩy hạt bắp, làm đèn bắt rầy...) thể hiện sức sáng tạo đáng khâm phục. Đó là những
chuyện có thiệt, làm thiệt của nhà nông “làm KH” không dùng tiền ngân sách. Đơn
giản vì họ trung thực, gắn với thực tiễn, thấy cần, có lợi thì làm, không quanh
co đối phó với “cơ chế, chính sách”, định mức chi tiêu tài chính như cách làm
của nhiều nhà NCKH “biết tính toán”. Tất nhiên, nông dân cũng đang rất cần sự
hỗ trợ để sức sáng tạo có thêm hàm lượng chất xám chứ không phải là kiểu làm
”bắt chước”.
Bưởi hồ lô trưng Tết |
Mặc
dù còn nhiều khó khăn, ngân sách vẫn đảm bảo mức chi 2% cho KHCN, nhưng việc sử
dụng ở các cơ quan, đơn vị kém hiệu quả, có nơi còn dùng tiền này để xây trụ
sở, làm đường... Việc làm bằng giả, học nhờ, thi hộ, “copy past” các báo cáo KH, đánh giá tác động
môi trường ... , là những kiểu nói dối, làm dối đã diễn ra “tương đối phổ biến”
ở “một bộ phận không nhỏ” trong giới “thức giả”, bị vạch mặt, chỉ tên, lên án.
Nhưng gần đây, “lời nói dối chân thật” được chính nhà KH, người quản lý KH công
khai thừa nhận: “Làm KH cũng phải nói dối” là điều rất đáng suy ngẫm và hành
động. Phát biểu tại phiên họp ngày 22.9 của Ủy ban KHCNMT của Quốc hội về cơ
chế tài chính và huy động nguồn lực đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động KHCN, Bộ
trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân cũng phải thừa nhận: Cơ chế tài chính còn nhiều bất
cập, trong đó có việc thanh quyết toán đòi hỏi hóa đơn, chứng từ chi tiết dẫn
đến tình trạng nhà KH thiếu trung thực khi thanh quyết toán.
Thực
trạng đó đòi hỏi phải có “giải pháp cấp bách” để thay đổi “căn bản, toàn diện
và đồng bộ”, thực hiện thành công Đề án “Phát triển KHCN phục vụ sự nghiệp CNH,
HĐH và hội nhập quốc tế”. Đã đến lúc phải “lật lại qui trình ngược”, cải cách
mạnh mẽ cơ chế tài chính sử dụng ngân sách KH “vừa chặt, vừa lỏng” hiện nay.
Người NC, nhà KH phải học tập tính trung thực của nhà nông, cần được tự chủ
bằng chế độ khoán kinh phí theo “sản phẩm đầu ra” là cái gì, như thế nào? Giữa
kỳ có báo cáo, cuối kỳ thì kiểm tra, nghiệm thu. Khi có sản phẩm đúng với đề
xuất ban đầu thì kinh phí tự động được giải ngân, không bị dồn ép chạy theo
“năm tài chính”. Theo đó, cơ quan quản lý KH, quản lý tài chính phải đủ mạnh để
kiểm tra được kết quả đề tài để nhà KH không bị buộc phải nói dối, làm
dối.
Nhận xét
Đăng nhận xét