(DĐĐT) - Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH hội tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Long An cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020; tập trung xây dựng các KCN chất lượng cao để kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài; phát triển các ngành nghề mới, tạo ra các ngành công nghiệp mũi nhọn; khuyến khích các ngành công nghiệp phù hợp, bổ trợ cho các ngành đang có ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như: công nghệ cao, công nghệ tri thức, nghiên cứu và phát triển, môi trường, công nghiệp dựa trên công nghệ vật liệu mới, sản xuất điện tử và phần mềm ...
Một góc Long An - trọng điểm thu hút FDI vùng ĐBSCL, điểm sáng PCI của cả nước năm 2011 (Ảnh: hiepcantho) |
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1439/QĐ-TTg ngày 03-10-2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH hội tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Theo đó, tập trung xây dựng Long An cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020; tập trung xây dựng các KCN chất lượng cao để kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài; phát triển các ngành nghề mới, tạo ra các ngành công nghiệp mũi nhọn; khuyến khích các ngành công nghiệp phù hợp, bổ trợ cho các ngành đang có ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như: công nghệ cao, công nghệ tri thức, nghiên cứu và phát triển, môi trường, công nghiệp dựa trên công nghệ vật liệu mới, sản xuất điện tử và phần mềm ...
Tỉnh phấn đấu đạt GDP bình quân đầu người 50 triệu đồng/người/năm vào năm 2015, 80 triệu đồng/người/năm vào 2020 172 triệu đồng/người/năm vào năm 2030. Các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu GDP đến năm 2015 đạt tương ứng chiếm 28%, 41%, 31%; đến năm 2020 là 15%, 45%, 40% và tầm nhìn đến năm 2030 là 7%, 48%, 45%.
Phương hướng tổ chức không gian phát triển kinh tế của tỉnh chia thành 3 vùng: (1) Vùng an ninh lương thực, du lịch và kinh tế cửa khẩu là vùng có lợi thế cạnh tranh trong sản xuất nông nghiệp và thu hút khách du lịch gồm các huyện: Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Châu Thành và một phần Thủ Thừa (2) Vùng đệm sinh thái nằm giữa sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, trung tâm vùng là thị trấn Thủ Thừa (3) Vùng phát triển đô thị và công nghiệp gồm phần sông Vàm Cỏ Đông và các huyện: Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước và một phần Tân Trụ ở vùng hạ, một phần Thủ Thừa và TP. Tân An.
Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành kèm theo danh mục 39 dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư đến năm 2020, tầm nhìn 2030 gồm 3 nhóm: 7 dự án ưu tiên do Trung ương ưu tiên đầu tư trên địa bàn như đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, đường sắt TPHCM – Mỹ Tho, QL N1, đường Vành đai 3, 4 …;
18 dự án do địa phương tập trung đầu tư như: Bệnh viện chuyên khoa nhi, bệnh viện tâm thần, “Mỗi làng một sản phẩm” tại khu vực nông thôn, xây dựng mô hình cải thiện đồng bộ vùng trồng lúa Đồng Tháp Mười …
14 dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư thuộc khu vực SXKD như: Trung tâm công nghệ sinh thái, Trung tâm kho vận lương thực vùng Đồng Tháp Mười, dự án phát triển KCN sạch, chất lượng cao …
|
Nhận xét
Đăng nhận xét