ĐBSCL đang vào chính vụ của mùa nước nổi. Khi con nước tràn đồng, mang theo phù sa, tôm cá, cũng là lúc người dân đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu chộn rộn với mùa làm ăn: đan lưới, đan lờ, đóng xuồng để bắt ốc, cua đồng, bắt cá.
Hàng chục ngàn hộ nông dân được hướng dẫn kỹ thuật đã tận dụng lợi thế mùa nước để trồng các loại rau màu như bông điên điển, sen, ấu, rau nhút... Đây là những mô hình sản xuất có vốn đầu tư thấp, phù hợp với hộ nghèo, cần ít đất sản xuất và nhanh thu hồi vốn. Tổng cộng có đến 32 mô hình sản xuất mùa nước nổi có hiệu quả kinh tế cao.
Thống kê sơ bộ của các tỉnh ở vùng ĐBSCL cho thấy mỗi mùa nước nổi, tổng thu nhập lên đến vài ngàn tỷ đồng. Đó là chưa kể các hoạt động du lịch, thu hút khách thập phương về miền Tây tham quan mùa nước nổi. Năm nay, mực nước thấp hơn năm ngoái khoảng 1m, khiến người dân đầu nguồn buồn nhiều hơn vui. Tuy vậy, mưu sinh trên đồng nước vẫn là hoạt động chộn rộn nhất vùng đầu nguồn sông Cửu Long hiện nay.
Trần Minh Trường (SGGP)
|
Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra
Nhận xét
Đăng nhận xét