Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích pháp luật

Vì sao luật mới ban hành đã bị đề nghị sửa?

Báo Tuổi Trẻ, 15/04/2015 22:00 GMT+7 TTO - Câu chuyện về Luật Bảo hiểm xã hội có điều khoản gây bức xúc dư luận, bị đề đề nghị sửa khi chưa có hiệu lực thi hành đã được các đại biểu mổ xẻ trong lúc thảo luận dự án Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (ngày 15-4). “Xe Liên Xô, máy Nhật, phụ tùng Đức” Theo phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, có ba nguyên nhân chính: "Thứ nhất là các báo cáo đánh giá tác động của dự án luật hiện nay còn hình thức, không phân tích hết được mọi khía cạnh, nguyên nhân, tác động của chính sách đó sau khi được ban hành. Thứ hai là việc lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự án luật hiện nay cũng còn hình thức, vì vậy có những luật, văn bản quy phạm pháp luật khi ra đời liền bị đối tượng bị điều chỉnh phản ứng. Thứ ba là khâu phản biện độc lập về chính sách rất quan trọng nhưng hiện nay vẫn là khâu yếu hoặc có làm cũng rất hình thức” - bà Nga phân tích. Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ bên hành lang hội nghị, bà Nga

​Để luật hợp lòng dân

Báo Tuổi Trẻ, 08/04/2015 08:18 GMT+7 TT - Các phản ứng bức xúc trước những quy định được cho là không hợp lý trong Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 vừa lắng xuống thì lại nổi lên kiến nghị sửa đổi Luật giáo dục nghề nghiệp cũng với lý do tương tự. Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp (bìa phải) và ông Tất Thành Cang (giữa) - phó chủ tịch UBND TP.HCM - làm việc với báo chí chiều 30-3 về nội dung các điều luật BHXH- Ảnh: Đức Thanh Người ta tự hỏi điều gì đang xảy ra trong quy trình làm luật khiến các sản phẩm được tạo ra, gọi là văn bản luật, liên tục bị ghi nhận có khiếm khuyết. Không loại trừ khả năng các vấn đề liên quan đến quy trình làm luật đã xuất hiện từ lâu, nghĩa là hiện tượng luật có khuyết tật hoặc nói nhẹ hơn là có điểm gây tranh cãi, đã tồn tại từ lâu. Nếu đúng như vậy thì điều tạo nên sự khác biệt giữa trước đây và bây giờ là sự thay đổi, đúng hơn là sự cải thiện, sự nâng cao nhận thức xã hội về quyền của chủ thể. Người dân không còn thờ ơ, cũng không cò

Hai bộ lập hai thông tư... trùng đối tượng!

Báo Tuổi Trẻ, 08/04/2015 10:03 GMT+7 TT - Trong khi chưa cơ quan nào được giao quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp thì nhiều trường CĐ đang “khóc dở mếu dở”...                                                     Bộ nào sẽ làm đầu mối quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp? Trong ảnh: thí sinh hệ trung cấp nghề tham gia hội thi học sinh giỏi nghề do Thành đoàn TP.HCM tổ chức - Ảnh: Q.Linh Các trường này không biết đóng góp ý kiến thế nào khi cùng lúc nhận được hai dự thảo thông tư xin ý kiến đóng góp từ Bộ Giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) và Bộ Lao động - thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng na ná nhau. Bên muốn “siết”, bên muốn “mở” Theo đó, ngày 10-2 Bộ LĐ-TB&XH đưa lên mạng dự thảo thông tư “Quy định về điều kiện, thủ tục, thẩm quyền thành lập, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia tách, giải thể, đổi tên, thay đổi địa điểm đào tạo đối với trường CĐ, trường trung cấp,

7 bộ, ngành quản lý 1 cái xúc xích

Báo Thanh Niên, 30/07/201409:00 Thông tin này được doanh nghiệp phản ánh tại hội thảo “Tác động của  luật Doanh nghiệp  (sửa đổi)”, do Phòng Thương mại - Công nghiệp VN tổ chức hôm qua 29.7, cho thấy sự chồng chéo trong quản lý và rất nhiều rào cản kìm hãm doanh nghiệp phát triển.  Thủ tục hành chính là nút thắt của môi trường kinh doanh VN nhiều năm nay - Ảnh: M.Q Công ty chúng tôi có một sản phẩm là cái xúc xích mà hiện giờ có tới 7 bộ quản lý: Bộ NN-PTNT, Bộ Y tế, Bộ TN-MT, Bộ Công thương, ngành thuế, hải quan và kể cả Bộ Công an. Họ đi soi mói, phạt cả việc sơn thùng không đúng màu Ông Mai Huy Tân, Chủ tịch Công  ty thực phẩm Đức Việt DN thành lập mới giảm Theo tin từ Tổng cục Thống kê, số DN đăng ký thành lập mới của cả nước trong tháng 7 là 5.083 DN với tổng vốn đăng ký 31.518 t