Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2015

Nông thôn mới ở ĐBSCL: DIỆN MẠO MỚI, NHƯNG ĐÍCH ĐẾN CÒN PHÍA TRƯỚC

Trần Hữu Hiệp Báo Cần thơ, thứ năm, 24/12/2015 Điều kiện khó khăn, kinh tế vùng chủ yếu là nông nghiệp, địa bàn nông thôn rộng khắp, lực lượng nông dân đông đảo, nguồn lực trong dân hạn chế, hỗ trợ từ ngân sách hạn hẹp; sản xuất nông nghiệp bấp bênh, hiệu quả thấp, doanh nghiệp nông thôn nhỏ bé, kết nối cung - cầu nông sản bất cập… Đó là những "điểm nghẽn" của hầu hết các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi bắt tay xây dựng nông thôn mới (NTM). Giải quyết các vấn đề trên phải trả lời câu hỏi đầu tiên, tiền đâu? Nguồn lực vật chất nào bên cạnh động lực tinh thần xây dựng NTM? Làm gì để khơi thông dòng vốn cho nông thôn, phát huy sức dân? Đó là những câu hỏi lớn không dễ có lời giải. Nhưng bài học từ thực tiễn cho thấy sự năng động, sáng tạo, vượt khó, huy động sức dân và nhiều kinh nghiệm quý trong của vùng này cần được tiếp tục phát huy sau 5 năm - chặng đường đầu tiên của công cuộc xây dựng NTM. Diện mạo mới Sau 5 năm xây dựng NTM, ĐBSCL đã xuất hiện nhiều

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐE DỌA ĐBSC - Phóng sự của VTC16

Đường vào Mỹ của cá tra sau năm 2017

Trung Chánh TBKTSG, thứ Sáu,  18/12/2015 (TBKTSG) - Đạo luật Nông trại (Farm Bill) của Mỹ sẽ đưa đến những thay đổi gì và thách thức nào đối với ngành cá tra Việt Nam sau năm 2017? TBKTSG trao đổi với các chuyên gia, doanh nghiệp: ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP); ông Võ Hùng Dũng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VN Pangasius) và ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Gò Đàng. TBKTSG: Đạo luật Nông trại của Mỹ (thiết lập quy trình giám sát chặt chẽ từ khâu sản xuất đến chế biến đối với các loài cá da trơn nhập khẩu theo tiêu chuẩn tương đương với tiêu chuẩn mà Mỹ đang áp dụng, trong đó có cá tra và cá ba sa của Việt Nam) đã được phía Mỹ ban hành từ tháng 2-2014. Từ đó đến nay, vì sao chúng ta không chủ động chuẩn bị để đáp ứng tiêu chuẩn của Mỹ mà đợi đến khi Mỹ đưa ra mốc thời gian thực thi cuối

Đất và người đồng bằng

Trần Hữu Hiệp Báo Nông nghiệp Việt Nam, ngày 06/12/2015 kỷ niệm 70 năm  báo NNVN Tôi làm thơ, viết bài đăng báo, tạp chí khá sớm, từ khi còn là học sinh trung học hơn 33 năm trước và hiện đang là cộng tác viên của hơn 10 tờ báo, tạp chí Trung ương, địa phương. Bài đầu tiên của tôi trên Báo Nông nghiệp Việt Nam cách đây 18 năm, nhưng tôi mới thật sự gắn bó thường xuyên với tờ báo ngành này khoảng 9 năm qua với vai trò bạn đọc thân thiết và cũng là bạn viết. Dù bài của tôi trên báo Nông nghiệp VN không nhiều so với báo khác, nhưng điểm lại hơn 5.000 bài báo của mình, mới phát hiện ra, đa số là bài viết của tôi dành cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, về đồng bằng sông Cửu Long. Ngẫu nhiên, tờ báo ngành trở nên gần ngũi với đời sống, công việc của tôi, trở thành kênh thông tin 2 chiều bổ ích. Qua đó là cơ hội tốt để tôi có thể trao đổi, chia sẻ, bày tỏ những vấn đề của cuộc sống gắn với công ăn, việc làm của người nông dân đồng bằng. Với tôi, viết báo cũng như tậ

Gà công nghiệp Pháp đổ bộ

Báo Pháp luật TPHCM, ngày 13-12-2015 (PL)- Hiện nay tại một số siêu thị như Big C (Hoàng Văn Thụ), Maximark   (Cộng Hòa) thịt gia súc ngoại nhập có bò Úc, bò Mỹ. TIN LIÊN QUAN   Khoai lang sôcôla, cháo...phục vụ 'thượng đế' dịp tết   TP.HCM công bố địa điểm bán thực phẩm VietGAP   Mô hình trồng rau VietGap khép kín của Vingroup   Mua thịt heo sạch ở đâu? Riêng thịt gia cầm nổi lên thịt gà Pháp Le Boucher do Công ty TNHH Le Boucher (Long An) sản xuất và phân phối. Tuần trước đại sứ Pháp tại Việt Nam cho biết sau khi Việt Nam gỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt bò và táo Pháp thì các mặt hàng này chính thức được nhập vào Việt Nam và trước mắt là thịt bò đông lạnh sẽ có mặt ở thị trường Việt Nam. Thường thịt được nhập từng tảng lớn, xẻ ra từng mảng mà dán tem chứng nhận không xuể. Ảnh: T.U Thịt heo truy xuất nguồn gốc bằng mã code Để tiến xa hơn nữa, mang đến cho NTD những sản phẩm an toàn, có truy xuất nguồn gốc, khoảng tháng 6-2016, Vissan sẽ cho ra thị

Con gái Hà Nguyên biểu diễn Piano "IT'S A SMALL WORLD"

Nhớ cái hàng ba mái nhà xưa

Trần Hiệp Thủy   Dân Việt , 02 tháng 4 năm 2015 Ở miền Tây Nam Bộ bây giờ, chẳng còn mấy đứa trẻ nào biết và gọi tên phần hành lang trước mỗi ngôi nhà là “cái hàng ba” như lứa tuổi 6 X chúng tôi trở về trước, để nhớ, để thương về cái hàng ba đong đầy kỷ niệm ấu thơ. Cho tôi một vé đi về miền… tuổi thơ. Nơi đó là quê nội, tôi đã sống thời thơ bé. Nơi có hàng cau thẳng đứng thân cây, cạnh vườn trầu mượt vàng lá thắm. Có cái hàng ba mang bóng nắng mái hiên rọi xuống cho tôi biết giờ đi học buổi chiều vì nhà nghèo không có đồng hồ để định “cái thời gian”. Hàng ba là gì? Sao gọi hàng ba? Có lẽ nó là đặc sản phương ngữ Nam Bộ. Người miền Bắc, ngoài Trung, không nghe ai gọi thế. Người ta gọi “hành lang” hay “thềm nhà”. Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng 2011; từ điển Từ và ngữ của giáo sư Nguyễn Lân; NXB Tổng hợp TP. HCM 2006, tôi tra mãi cũng không có từ này. Theo từ điển Từ ngữ Nam Bộ của Huỳnh Công Tín, NXB Chính trị Quốc gia, 2009, trang 603, thì “hàng ba” là hành lang phía

Những người nông dân tài hoa | HGTV

PHÚ HUÂN - BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG TẠI VN: THẬT GIẢ LẪN LỘN

LIÊN KẾT SẢN XUẤT PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

Hội thảo Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững: Bài 2 - Định hình các giải pháp then chốt

SGGP, thứ năm, 03/12/2015, 12:46 (GMT+7) Trong bối cảnh hội nhập sâu và toàn diện sắp tới, ngành nông nghiệp phải chuẩn bị các bước đi thích hợp để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để làm được điều này, liên kết giữa các tổ chức kinh tế với nhau hay giữa các tổ chức kinh tế với cơ sở sản xuất, hộ nông dân để phát huy thế mạnh của mỗi bên nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng tính cạnh tranh, thương hiệu, uy tín thị trường là một xu thế tất yếu. Bên cạnh đó, việc rà soát lại cơ chế chính sách, thúc đẩy kinh tế hợp tác, tái cơ cấu và đổi mới toàn diện ngành nông nghiệp cũng là những vấn đề mà các đại biểu tham dự hội thảo “Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững” bàn thảo, kiến nghị nhiều giải pháp quan trọng. Liên kết - yếu tố sống còn “Chúng ta đang có nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nước nhà, nhưng đồng thời, cũng phải đối mặt với nhiều thách thức vì nền nông nghiệp rất dễ bị tổn thương. Đã đến lúc chúng ta khôn