Báo Pháp luật TPHCM, ngày 13-12-2015
(PL)- Hiện nay tại một số siêu thị như Big C (Hoàng Văn Thụ), Maximark (Cộng Hòa) thịt gia súc ngoại nhập có bò Úc, bò Mỹ.
(PL)- Hiện nay tại một số siêu thị như Big C (Hoàng Văn Thụ), Maximark (Cộng Hòa) thịt gia súc ngoại nhập có bò Úc, bò Mỹ.
Riêng thịt gia cầm nổi lên thịt gà Pháp Le Boucher do Công ty TNHH Le Boucher (Long An) sản xuất và phân phối.
Tuần trước đại sứ Pháp tại Việt Nam cho biết sau khi Việt Nam gỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt bò và táo Pháp thì các mặt hàng này chính thức được nhập vào Việt Nam và trước mắt là thịt bò đông lạnh sẽ có mặt ở thị trường Việt Nam.
Thường thịt được nhập từng tảng lớn, xẻ ra từng mảng mà dán tem chứng nhận không xuể. Ảnh: T.U
Thịt heo truy xuất nguồn gốc bằng mã code
Để tiến xa hơn nữa, mang đến cho NTD những sản phẩm an toàn, có truy xuất nguồn gốc, khoảng tháng 6-2016, Vissan sẽ cho ra thị trường thịt heo truy xuất nguồn gốc thông qua mã code. Theo đó chỉ cần chiếc smartphone, NTD có thể kiểm tra miếng thịt do hộ chăn nuôi nào, được giết mổ tại đâu… Những sản phẩm này được đóng gói sẵn, trước mắt sẽ phân phối tại cửa hàng giới thiệu Vissan.
Ông TRẦN QUANG THẮNG, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý TP.HCM:
Người tiêu dùng sẽ chuyển sang dùng thịt đông lạnh
Ngành chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sắp tới (nhất là TPP) đó là: Chăn nuôi gà Việt Nam không có khả năng cạnh tranh, kể cả gà thịt và gà đẻ trứng nên rất dễ bị xóa sổ. Riêng chăn nuôi heo, dù Việt Nam có ưu thế bởi người dân có thói quen sử dụng thịt tươi, tuy nhiên xu hướng tiêu dùng này cũng sẽ nhanh chóng thay đổi và người dân chuyển dần sang việc sử dụng thịt đông lạnh... Đối với chăn nuôi bò, hiện thịt bò nhập từ Mỹ, Úc hay từ các nước ASEAN đã có giá rất cạnh tranh do quy mô chăn nuôi của các nước lớn, trong khi chăn nuôi bò tại Việt Nam quy mô nhỏ, giống chất lượng kém. Bên cạnh đó, các mặt hàng như thịt heo từ Đan Mạch, từ Canada, Mỹ rất rẻ là những thách thức rất lớn.
Do đó ngành chăn nuôi Việt Nam với quy mô sản xuất nhỏ, không đồng đều, số lượng doanh nghiệp lớn ít đang cần phải chuẩn bị với tốc độ và chất lượng nhanh hơn các ngành khác bởi nhiều thành viên TPP, đặc biệt là Mỹ, Canada, Úc, New Zealand là các nước có thế mạnh về xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, trong khi các sản phẩm của Việt Nam có chất lượng kém và chưa xuất khẩu được vào các thị trường lớn do “vướng” về quy mô và các rào cản kỹ thuật.
Bà HUỲNH THỊ KIM CÚC, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP.HCM:
Heo VietGAP bán tại những điểm được công bố
Heo được chứng nhận VietGAP được đóng dấu kiểm soát giết mổ ngay tại lò giết mổ của Chi cục Thú y và được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP, được bày bán tại những địa chỉ được công bố, như Vissan, Sagrifood, Co.opmart, HTX An Hạ (tại chợ Hòa Bình, chợ Thái Bình, cửa hàng 176 Hai Bà Trưng).
Đối với thịt ngoại nhập như bò Úc, bò Mỹ, Nhật, thịt gia cầm, việc cho phép nhập khẩu là Cục Thú y, phía Nam là Chi cục Thú y Vùng VI, nếu đạt yêu cầu họ mới cho nhập. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp gian lận. Vì thế khi mua cũng phải xem kỹ hình thức, bao gói còn nguyên vẹn, còn hạn sử dụng, nơi cung cấp uy tín.
Ông TRẦN HỮU HIỆP, Ủy viên chuyên trách Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ:
Làm VietGAP chi phí cao nhưng ra thị trường bị đánh đồng với sản phẩm thường
Các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalG.A.P. hay các tiêu chuẩn khác đối với nông sản, bao gồm sản phẩm chăn nuôi nhằm đảm bảo chất lượng ATVSTP. Đến nay vấn đề truy xuất nguồn gốc đặt ra để đáp ứng xu hướng hội nhập sâu rộng khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại, gần nhất là cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành cuối năm nay. Mới đây Hoa Kỳ đặt ra yêu cầu cá tra Việt Nam hay các nước vào Mỹ phải đảm bảo truy xuất nguồn gốc và ngược lại.
Tuy nhiên, bất cập tại Việt Nam lâu nay là những người chăn nuôi, trồng rau theo VietGAP hay GlobalG.A.P. với chi phí cao nhưng khi đưa ra thị trường bị đánh đồng với sản phẩm không áp dụng các tiêu chuẩn trên. Do đó vấn đề đặt ra là việc quản lý nhà nước làm thế nào để NTD phân biệt được. Thứ hai, phải phát triển theo chuỗi, chẳng hạn nông sản thực phẩm muốn bán vào siêu thị cần phải đáp ứng những tiêu chí, quy trình đảm bảo ATVSTP truy xuất nguồn gốc,… phải thương hiệu hóa sản phẩm đó. Khi hệ thống phân phối kiểm soát được nguồn gốc chất lượng giúp NTD mua sản phẩm xuất xứ rõ ràng.
Đối với thịt ngoại nhập cũng vậy, cần quản lý chất lượng nguồn gốc như thế nào, bởi NTD đặt niềm tin vào chuỗi cung cấp chứ không thể kiểm tra được.
Nhận xét
Đăng nhận xét