Trung Chánh
(TBKTSG Online) – Để giải quyết được bài toán liên kết chuỗi
giá trị của ngành nông nghiệp thì phải đi từ cái gốc của vấn đề, tức phải
thay đổi chính sách, chứ không thể có được thành công từ việc bàn đến phần
ngọn, theo tiến sĩ Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM.
Phát biểu tại hội thảo
“Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững” được tổ chức tại Bến Tre hôm
nay 1-12, ông Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM, đặt một
loạt câu hỏi: “Tại sao có một bộ phận nông dân phải dùng hóa chất trong sản
xuất? Tại sao chúng ta để nông dân làm như vậy? Chính sách chúng ta như thế
nào?”
Ông Lịch cho biết, ông
không trách người nông dân vì họ phải cạnh tranh để tồn tại, nhưng cho rằng
cần phải thay đổi cách làm bởi giá cả tuy là yếu tố quan trọng, nhưng chất
lượng sản phẩm còn quan trọng hơn vì nó mới là yếu tố để cạnh tranh và tồn
tại trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Theo ông Lịch, hiện
đang có một hiện tượng rất đáng mừng, dù chưa nhiều, đó là một số doanh
nghiệp lớn đã đi vào lĩnh vực nông nghiệp chất lượng cao như Him Lam (Công ty
cổ phần Him Lam), Vingroup (Tập đoàn Vingroup) và một số doanh nghiệp khác
đang có sự thành công trong chuỗi giá trị chăn nuôi bò…
“Thế thì cái gì quyết
định trong chuỗi này, yếu tố nào?” ông Lịch đặt vấn đề và cho rằng trong liên
kết chuỗi giá trị có bốn nhà, gồm nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và doanh
nghiệp, nhưng vai trò của nhà nước là rất “mờ nhạt”.
“Tôi xin lỗi các đồng
chí quản lý nhà nước, tôi cảm thấy nhà nước có mặt ở khắp mọi nơi, chỗ nào
cũng có hết, nhưng hiệu quả mang lại thì rất ít”, ông nói.
Trước thực trạng như
vậy, ông Lịch cho rằng, để phát triển chuỗi giá trị cho ngành nông nghiệp
trước hết phải có được những “con sếu” đầu đàn, tức phải có doanh nghiệp và
hợp tác xã.
Tuy nhiên, muốn hợp
tác xã phát triển, thì phải có được ông chủ nhiệm để quản lý và ông này phải
hội tụ được hai yếu tố là phải có cái đầu của nhà kinh doanh và có trái tim
của nhà từ thiện. “Nếu thiếu 1 trong 2 thì chỉ có thể làm nhà từ thiện hoặc
làm doanh nghiệp thôi, chứ không thể làm chủ nhiệm hợp tác xã được; và dĩ
nhiên mối liên kết này cũng sẽ khó khăn vì hợp tác xã là tiền đề để tổ chức
sản xuất lại”, ông cho biết.
Còn đối với doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, theo ông Lịch, nếu không có họ cũng không làm
được, cho nên cần phải có chính sách để doanh nghiệp đi vào lĩnh vực nông
nghiệp, tạo điều kiện để tích tụ ruộng đất, sản xuất quy mô lớn.
Con đường để thực hiện
việc này, theo đề xuất của ông Lịch, là phải bằng thuế và thực hiện theo mô
hình của Bắc Âu. “Ở Bắc Âu, 70% các nông trang của tư nhân là họ thuê đất của
nông dân, và tôi đề nghị nếu anh (doanh nghiệp) tích tụ đất bằng cách thuê
đất của nông dân, thì toàn bộ diện tích thuê đó không phải đóng thuế nông
nghiệp, còn anh mua lại thì phải đóng thuế, như vậy, sẽ khuyến khích doanh
nghiệp mạnh dạn thực hiện”, ông gợi ý.
Theo ông Lịch, chỉ với
những cách làm căn cơ, đi từ cái gốc vấn đề như vậy mới có thể thiết lập được
mô hình theo chuỗi giá trị, “chứ còn chúng ta bàn cái ngọn, không nói đến cái
gốc thì chưa giải quyết được vấn đề”, ông nói.
Trong khi đó, ở góc độ
doanh nghiệp, ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám
đốc Tập đoàn Lộc Trời, cho rằng chính sách thuế phải tạo cơ hội giúp doanh
nghiệp có khả năng cạnh tranh công bằng.
“Chứ bây giờ, giữa gạo
có thương hiệu và không thương hiệu, thì gạo có thương hiệu bị đánh thuế 5%,
thì rõ ràng đó là rào cản làm khó những doanh nghiệp xây dựng chuỗi giá trị,
xây dựng thương hiệu”, ông cho biết.
Theo ông Thòn, trong
giai đoạn đầu doanh nghiệp xây dựng chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu, thì
nên miễn thuế cho doanh nghiệp, bởi việc thu thuế này không ảnh hưởng nhiều
đến kết quả thu ngân sách của nhà nước, nhưng lại gây khó cho doanh nghiệp.
Ông Trần Hữu Hiệp, Vụ
trưởng Vụ kinh tế Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, thì cho rằng cần phải thay đổi tư
duy liên kết chuỗi giá trị theo hướng không chỉ có liên kết giữa doanh
nghiệp, nhà khoa học với nông dân, mà phải liên kết cả giữa những doanh
nghiệp với nhau.
“Ví dụ, chiếc máy bay
Boeing của Mỹ có đến 117 nước tham gia trong cái chuỗi để tạo ra giá trị
chiếc Boeing. Như vậy, rõ ràng yêu cầu bây giờ không chỉ liên kết giữa doanh
nghiệp với nông dân trong cái chuỗi, mà bản thân doanh nghiệp phải liên kết
với những ông doanh nghiệp khác nữa. Phải thay đổi tư duy theo hướng đó, thì
chuỗi giá trị mình mới nâng lên được, chứ không ông nào giỏi mà làm hết tất
cả các khâu được”, ông Hiệp nói
|
Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...
Nhận xét
Đăng nhận xét