Chuyển đến nội dung chính

Tái cơ cấu và phát triển bền vững nền nông nghiệp đồng bằng

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm nông nghiệp của cả nước, có địa bàn nông thôn rộng lớn, lực lượng nông dân đông đảo, là vùng nguyên liệu lớn trong chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu, đặc biệt là các loại nông sản chủ lực lúa gạo, thủy sản và trái cây nhiệt đới. 
Hội nhập, cạnh tranh, phát triển hay tụt hậu đang là thời cơ và thách thức lớn của nền nông nghiệp Việt Nam mà ĐBSCL là trọng điểm. Hệ quả tích cực hay tiêu cực của hội nhập quốc tế và khu vực ASEAN như thế nào phụ thuộc vào việc tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức của vùng này trong thời gian tới.

Tình hình phát triển nông nghiệp ĐBSCL thời gian qua
Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng ĐBSCL”, Đảng bộ, chính quyền các cấp và nhân dân trong vùng ĐBSCL đã nỗ lực phấn đấu, thực hiện sáng tạo các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra bước đổi mới toàn diện cho cả vùng, nhất là những thành tựu vượt bậc về sản xuất nông, thủy sản, góp phần đáng kể vào thành tựu chung của cả nước.
Nông dân ĐBSCL ngày càng tiếp cận và ứng dụng nhanh hơn với những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ. Đặc biệt gần đây, mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”, “Cánh đồng lớn” đạt được thành công bước đầu rất quan trọng trong liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo, gắn sản xuất với thị trường, nông dân, nhà khoa học với doanh nghiệp. Mô hình “Cánh đồng lớn” không chỉ giới hạn ở sản xuất lúa mà còn được áp dụng đối với nhiều mô hình sản xuất khác như: mía đường, chăn nuôi và thủy sản. Xây dựng nông thôn mới bước đầu tạo ra diện mạo mới với 19 tiêu chí quốc gia, tạo ra không gian sống, lao động sản xuất và hưởng thụ vật chất văn hóa, tinh thần tốt hơn cho người dân. 
Tuy nhiên, vùng này cũng còn nhiều tồn tại, yếu kém và đứng trước nhiều thách thức trong phát triển và hội nhập, cạnh tranh. Đó là: tăng trưởng kinh tế thiếu vững chắc, tiềm năng và lợi thế của vùng chưa được đầu tư, khai thác đúng mức, đúng tầm; kinh tế phát triển chủ yếu theo chiều rộng. Việc đầu tư và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tạo ra giá trị gia tăng không cao. Hệ thống kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ, nhất là hạ tầng về giao thông, thủy lợi. Giá trị sản xuất nông nghiệp thiếu tính ổn định và có nguy cơ bị thu hẹp diện tích sản xuất do tác động của tình trạng biến đổi khí hậu, nước mặn xâm nhập, môi trường ngày càng ô nhiễm.
Mức đầu tư cho vùng ĐBSCL còn thấp, đặc biệt là vốn đầu tư cho nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp so với tổng đầu tư toàn xã hội. Công nghệ chế biến còn khá lạc hậu, giá thành nông sản còn cao, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất còn thấp; tỷ lệ hao hụt, thất thoát sau thu hoạch còn lớn. Ngoài ra, hệ thống cơ chế, chính sách trong nông nghiệp còn bất cập đã ảnh hưởng đến sức hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào lĩnh vực này. Nông dân sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, không đồng bộ, khó kết nối với thị trường trong và ngoài nước... Hệ thống giao thông ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn; thông tin về thị trường hạn chế, gây ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm của nông dân, khó tạo điều kiện liên kết chặt chẽ giữa người nông dân và doanh nghiệp trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nguồn lực lao động trong nông thôn đang có xu hướng giảm, một bộ phận không nhỏ lao động trẻ ở nông thôn rời bỏ ruộng vườn ra thành thị, gia nhập đội ngũ lao động phổ thông di dân đến làm việc tại các thành phố lớn ngày càng tăng.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên, ngoài xuất phát điểm thấp, cơ cấu kinh tế chủ yếu dựa trên sản xuất nông nghiệp truyền thống, còn do những cơ chế, chính sách nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng của vùng ĐBSCL còn thiếu và chưa đồng bộ; có mặt chưa phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của vùng; sự phối hợp của các bộ, ngành Trung ương thiếu chặt chẽ trong sự liên kết vùng và liên ngành… Trước những khó khăn, thách thức đang đặt ra cho ngành Nông nghiệp vùng ĐBSCL, yêu cầu cấp thiết và mang tính tất yếu là phải thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, tăng cường liên kết vùng. Liên kết vùng không chỉ nhằm phát huy lợi thế của từng địa phương trong vùng mà còn phát huy lợi thế vùng và quốc gia…
Một số định hướng, giải pháp thực hiện thời gian tới
Để tái cơ cấu và phát triển bền vững nền nông nghiệp ĐBSCL, chủ động hội nhập, cạnh tranh, hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, xin đề xuất một số định hướng, giải pháp sau:
Một là, quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp theo vùng, theo quy mô liên kết vùng trên cơ sở gắn với cung - cầu thị trường. Bên cạnh đó, các địa phương cần tạo môi trường thuận lợi để thiết lập và tăng cường các mối liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với người dân, giữa người dân với người dân, nhằm tổ chức, hình thành mối liên kết giữa sản xuất, chế biến và bao tiêu sản phẩm chặt chẽ hơn.
Hai là, trên cơ sở Điều 52 Hiến pháp năm 2013 về “tăng cường liên kết kinh tế vùng”, các văn bản pháp lý của Chính phủ về liên kết vùng, cần có quy chế liên kết vùng điều chỉnh trong một số lĩnh vực có thế mạnh, nhất là trong nông nghiệp, thủy sản và có thể triển khai ngay vào thực tế để phát huy hiệu quả của các mô hình liên kết đã có.
Ba là, tái cấu trúc nông nghiệp ĐBSCL phải theo hướng sản xuất hàng hóa lớn. Quá trình tái cơ cấu phải chú trọng đến việc cải tiến, đổi mới cơ chế, chính sách nhằm đảm bảo tính hài hòa trong việc phân chia lợi ích giữa các khâu trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, ưu tiên cho chuỗi nông sản chủ lực lúa gạo, trái cây, tôm, cá tra.
Bốn là, tập trung cải tạo giống cây trồng, vật nuôi, tạo và nhân nhanh các giống có năng suất, chất lượng và giá trị cao. Tăng cường năng lực hợp tác nghiên cứu khoa học giữa các địa phương trong vùng, giữa vùng ĐBSCL với các vùng miền khác trong cả nước. Đưa nhanh các công nghệ mới vào tất cả các khâu: sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.
Năm là, xây dựng và thí điểm các khu nông nghiệp công nghệ cao dựa vào những tiến bộ khoa học - công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học, các mô hình liên kết, quản lý theo tiêu chí hiện đại dựa vào tri thức mới.
Tầm nhìn dài hạn và bức xúc trước mắt cho một ĐBSCL phát triển an toàn, trù phú và bền vững trước tác động xấu của thiên tai và nhân tai đang đòi hỏi phải thực hiện tái cơ cấu nền nông nghiệp. Phát triển bền vững vùng ĐBSCL trên cơ sở tăng cường liên kết vùng đang là đòi hỏi tất yếu khách quan.
  • (Lược trích tham luận của Thạc sĩ Trần Hữu Hiệp - Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ)
  • Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    "Tính cách người Việt theo vùng miền"

    Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra

    ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

    Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Định Dương Quốc Định  sinh năm 1967,

    Phải dẹp bỏ '"quy định riêng"

       TRẦN HỮU HIỆP Báo Tuổi Trẻ - 30/08/2021 11:25 GMT+7 TTO - Nỗ lực của các địa phương để kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh là rất đáng ghi nhận, nhưng cách làm cứng nhắc, thiếu phối hợp, biểu hiện cục bộ địa phương gây chia cắt không gian vùng, làm tắc nghẽn lưu thông cần phải được dẹp bỏ. Xe chở hàng tại bến xe khách trung tâm TP Cần Thơ chờ làm thủ tục trung chuyển hoặc đổi tài xế sáng 26-8 - Ảnh: CHÍ CÔNG Mấy ngày qua, đã xảy ra tình trạng xe chở hàng ùn ứ ở cửa ngõ Cần Thơ. Giao thông "luồng xanh" bị ách tắc tại đầu mối giao thông quan trọng nhất của vùng ĐBSCL. Các địa phương phàn nàn, nhiều doanh nghiệp kêu than, hiệp hội ngành hàng bức xúc kêu cứu, kiến nghị tháo gỡ... "Quy định riêng" của TP Cần Thơ đối với hàng "quá cảnh", dù đã đảm bảo các yêu cầu chung về phòng dịch và được "thông chốt" khi qua các địa phương khác, nhưng khi vào địa bàn thành phố vẫn phải thực hiện các thủ tục khai báo trước với các sở ngành và buộc phải tập kết hàn