Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hoá xã hội

Xin cơ chế đặc thù, nhưng “quên” giải quyết đầu ra

Báo Giáo dục và Thời đại Vừa qua, tại TP.Cần Thơ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận chủ trì Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện cơ chế đặc thù đào tạo nhân lực cho Tây Nam bộ… Lại xin tăng chỉ tiêu tuyển sinh và quyền lợi! Cơ chế đặc thù trong đào tạo dựa trên quyết định số 1033/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển GD-ĐT và dạy nghề vùng ĐBSCL (giai đoạn 2011-2015); được áp dụng cho cả khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên; theo đó, cho phép các trường ĐH trong vùng tuyển sinh đào tạo theo hình thức cử tuyển, xét tuyển, đào tạo theo địa chỉ sử dụng; cho phép các trường ĐH ngoài khu vực Tây Nam bộ liên kết với trường đủ điều kiện trong vùng để đào tạo. Thành quả nổi bật trong đào tạo theo cơ chế này là ngành khoa học sức khỏe. GS.TS Phạm Văn Lình, Hiệu trưởng Trường ĐH Y dược Cần Thơ, cho biết: “Từ năm 2008 đến 2014, ngoài đào tạo theo ngân sách, trường đào tạo theo địa chỉ sử dụng các tỉnh Tây Nam bộ 3.031 bác sĩ (BS), 1.193 dược sĩ (DS), 797 cử nhân. Góp phần nâng tỷ lệ BS/10.000

Trường phi lợi nhuận ở VN: có khả thi?

Báo Tuổi Trẻ, 13/08/2014 05:38 (GMT + 7) TT - Có thể, với hai điều kiện: thứ nhất, có một khung pháp lý rõ ràng về sở hữu nhằm phân biệt với trường vì lợi nhuận. Thứ hai, cần cơ chế thích hợp để tạo nguồn vốn. Khung pháp lý hiện nay đang trộn lẫn trường vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận. Các đại biểu dự đại hội cổ đông bất thường ĐH Hoa Sen ngày 2-8 - Ảnh: NHƯ HÙNG Nặng mùi doanh nghiệp "Lợi dụng sự nhập nhằng và những khe hở pháp lý, không ít trường ĐH xử sự như một doanh nghiệp vì lợi nhuận, nhưng lại tự xưng mình là trường không vì lợi nhuận để đòi hỏi sự hỗ trợ của Nhà nước và ủng hộ của công chúng" Về sở hữu, theo các văn bản hiện hành, kể cả văn bản mới nhất và chi tiết nhất là nghị định 141/NĐ-CP ngày 24-10-2013, cả hai loại trường này đều thuộc sở hữu tư nhân, đều có cổ đông, có cổ phần và vốn góp. Điều này thể hiện rõ tính chất doanh nghiệp và chỉ phù hợp với trường vì lợi nhuận mà không thích hợp với trường kh

'Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ'

Trao đổi về bài trả lời của Trần Ngọc Thêm với cuốn 'Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ' Báo Thể Thao Văn Hóa, ngày 04-8-2014 (Thethaovanhoa.vn) -  LTS: Sau bài viết của tác giả Nguyễn Thanh Lợi nhan đề  Cuốn sách Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ tái bản vẫn quá nhiều sai sót  trên báo  Thể thao & Văn hóa ngày 9/7/2014, GS Trần Ngọc Thêm đã có bài trả lời trên báo ngày 23/7/2014. Tác giả Nguyễn Thanh Lợi lại tiếp tục có thêm bài trao đổi. Báo  Thể thao & Văn hóa  xin giới thiệu bài viết mới này trên ấn bản điện tử. 1.  Về giường thờ, Trần Ngọc Thêm dẫn sách Nói về miền Nam của Sơn Nam:  " Ở miền quê, quen gọi “cái giường thờ”, vì như đã nói ở phần trước, lấy cái giường ngủ của người quá cố đem ra thờ (như khi còn sống)... Cái giường, vì nhu cầu thâu hẹp, lần hồi được thay thế với cái bàn thấp, đặt sát vách, khi làm đám giỗ, thức ăn trưng bày trên đó” và như vậy Trần Ngọc Thêm vẫn cho rằng: “Giường thờ thực sự (mà người chết đã nằm) ở Tây Nam Bộ hiện nay th

GS Ngô Bảo Châu: 'Đại học Việt Nam làm ngược với thế giới'

VnExpress ngày 31-7-2014 Vị GS cho rằng, giáo dục đại học đã tụt hậu ngay với các nước trong khu vực, còn Bộ trưởng Nguyễn Quân nhận định, vấn đề nằm ở tự chủ tài chính, bản thân ông và Bộ trưởng Giáo dục cũng không quyết định được lương cho GS Châu. "Việc xây dựng đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các trường đại học ở Việt Nam đang làm ngược quy trình với thế giới ở tất cả các bước", Giáo sư Ngô Bảo Châu nêu vấn đề tại  Hội thảo về “Cải cách giáo dục đại học" diễn ra tại TP HCM ngày 31/7. GS Ngô Bảo Châu: "Việt Nam đang đi ngược với thế giới". Ảnh:  Nguyễn Loan Theo GS Châu, việc tạo nguồn nhân lực ở các đại học Việt Nam là bồi dưỡng sinh viên giỏi và đưa các em quay lại trường làm giảng viên. Trong khi đại học phương Tây hạn chế tối đa các ứng viên địa phương này. “Đó là tư duy cũ kỹ, sai lầm vì việc tạo nguồn như vậy mang tính chủ quan, ưu tiên người mình đào tạo, không chủ động đi tìm nguồn khác, dẫn đến thiếu tính cạnh

Hiểu đúng đờn ca tài tử để bảo tồn và phát huy có hiệu quả

Báo Cần Thơ, Thứ hai, 28/04/2014 08 giờ 45 GMT+0 Trong khuôn khổ Festival Đờn ca tài tử (ĐCTT) quốc gia lần thứ I – Bạc Liêu 2014, ngày 27-4, Viện Âm nhạc quốc gia và UBND tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức Hội thảo Bảo tồn và phát huy nghệ thuật ĐCTT. Hơn 200 đại biểu là các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nghệ nhân khu vực Nam bộ đã trình bày những hiểu biết, suy nghĩ về ĐCTT và thống nhất quan điểm cần phải hiểu đúng và yêu mến thì mới có cách bảo tồn và phát huy có hiệu quả Di sản của nhân loại. Báo Cần Thơ xin lược ghi ý kiến của một số đại biểu tại hội thảo. Giáo sư – Tiến sĩ Trần Văn Khê: Thuở nay, chưa có loại hình âm nhạc nào gọi là “chơi” như ĐCTT Nếu như những loại hình âm nhạc khác người ta gọi là trình diễn, biểu diễn thì ĐCTT được gọi là “chơi ĐCTT”. Điều này thể hiện tính ngẫu hứng, tâm tấu, đồng điệu giữa người đờn ca và người nghe. ĐCTT có 20 bài bản Tổ và một số bài nhỏ, người ta gọi là lòng bản. Nhưng khi chơi, người đờn không cần rập khuôn theo lòng bản mà thêm

Những khác biệt giữa Tết Sài Gòn và Tết Hà Nội

Tết ở Sài Gòn dường như đơn giản hơn ở Hà Nội. Dân Sài Gòn thích đi du lịch; dân Hà Nội thích sum họp gia đình. Ở Hà Nội kiêng ăn trứng, còn ở Sài Gòn thì kiêng ăn chuối... Điểm khác đầu tiên phải kể đến thời tiết. Ngày Tết, miền Bắc se se lạnh, hay có mưa phùn, miền Nam thì ấm áp nắng vàng. Thời tiết cũng dẫn đến một điểm khác biệt trong ngày Tết ở hai miền, đó là cách ăn mặc diện Tết của người dân. Người miền Bắc thích chơi hoa đào,  còn miền Nam thì không thể thiếu hoa mai vàng. Về cơ bản, hai loại bánh này giống nhau về nguyên liệu,  nhưng bánh chưng được gói thành hình vuông, bánh tét được gói thành hình trụ dài. Người miền Bắc thường muối dưa hành để ăn Tết,  còn người miền Nam có món củ kiệu. Người miền Bắc kiêng ăn trứng đầu năm  vì cho rằng trứng có hình thù giống với số không. Còn người miền Nam luôn có món thịt kho hột vịt ngày Tết. Món ăn đặc trưng ngày Tết của miền Bắc là  canh bóng bì, món canh của miền Nam là khổ qua h

Vì sao Việt Nam hay đứng top xếp hạng hạnh phúc?

  -   Bạn học ‘Tây’ thời XHCN, nhất là những ai từng có “mảnh tình Việt vắt vai”, hay đặt câu hỏi: vì sao Việt Nam hay đứng top nhiều Bảng xếp hạng Hạnh phúc của phương Tây? Sau cuộc tranh luận kịch liệt về đề tài trên, có cựu lưu học sinh người Việt đề xuất: phải chăng quan niệm về đạo đức Đông – Tây có khác nhau? Nói rõ hơn, thước đo giá trị cuộc sống của Việt Nam và của phương Tây phải chăng “khắc độ” khác nhau? Tửu thần “giáng phúc”. Tranh: báo Nga. Hạnh phúc “kiểu Việt Nam”?

ĐH Trà Vinh ra mắt Khoa Ngôn ngữ-Văn hóa-Nghệ thuật Khmer Nam Bộ

4:39 PM, 24/06/2013 (Chinhphu.vn) -  Ngày 24/6, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã dự Lễ khánh thành Khoa Ngôn ngữ-Văn hóa-Nghệ thuật Khmer Nam bộ thuộc Trường Đại học Trà Vinh. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao học bổng của  ông, bà GS Nguyễn Thiện Thành cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của ĐH Trà Vinh. Ảnh: VGP/Từ Lương Đây là khoa đầu tiên và duy nhất trong cả nước đào tạo chính quy các chuyên ngành thuộc các lĩnh vực ngôn ngữ, văn hóa, nghệ thuật Khmer Nam Bộ trong giai đoạn 2011-2015 được Chính phủ phê duyệt. TS. Phạm Tiết Khánh, Hiệu trưởng Đại học Trà Vinh, cho biết, dự án có vốn đầu tư 60 tỷ đồng, được khởi công vào tháng 7/2011 và đến nay đã cơ bản hoàn thành các hạng mục gồm: Văn phòng, Thư viện, Hội trường, Phòng trưng bày hiện vật văn hóa Khmer Nam Bộ, Phòng Hợp tác quốc tế và Nghiên cứu khoa học... Hiện Khoa đào tạo các bậc cao đẳng, đại học và sau đại học, đào tạo giai đoạn 1 chương trình tiếng Việt cho du học sinh Campuchia,

Làm báo: Công và tội

Hữu Hiệp Báo Lao Động, ngày 20-6-2013 Kỷ niệm 88 năm ngày báo chí Việt Nam 21-6, nhiều thế hệ nhà báo, làm báo, người nghe, nhìn, đọc báo có quyền tự hào về những đóng góp to lớn của báo chí cách mạng qua các thời kỳ. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, trước những đòi hỏi bức bách của cuộc sống, sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông, đang đặt ra cho báo chí những đòi hỏi ngày càng khắc khe hơn. Nhiều nhà báo đã xông xáo, đi đầu trên nhiều mặt trận, có nhiều tác phẩm hay, tác động mạnh mẽ trong cuộc sống, không chỉ kịp thời biểu dương, động viên người tốt, việc tốt, những mô hình tiên tiến trong lao động sản xuất; không chỉ phản ánh khách quan, trung thực sự việc, mà còn mang tính phát hiện vấn đề và phản biện xã hội mạnh mẽ. Nhờ vậy, giúp các cơ quan hoạch định chính sách, thực thi pháp luật phải “chỉnh mình”. Nhiều qui định, chính sách được điều chỉnh và hoàn thiện hướng đến người dân hơn. Không khó để nhận thấy những qui định như “mỗi người chỉ đượ