Hữu Hiệp
Báo Lao Động, ngày 20-6-2013
Kỷ niệm 88 năm ngày báo chí Việt Nam 21-6, nhiều thế hệ nhà báo, làm báo, người nghe, nhìn, đọc báo có quyền tự hào về những đóng góp to lớn của báo chí cách mạng qua các thời kỳ. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, trước những đòi hỏi bức bách của cuộc sống, sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông, đang đặt ra cho báo chí những đòi hỏi ngày càng khắc khe hơn.
Kỷ niệm 88 năm ngày báo chí Việt Nam 21-6, nhiều thế hệ nhà báo, làm báo, người nghe, nhìn, đọc báo có quyền tự hào về những đóng góp to lớn của báo chí cách mạng qua các thời kỳ. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, trước những đòi hỏi bức bách của cuộc sống, sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông, đang đặt ra cho báo chí những đòi hỏi ngày càng khắc khe hơn.
Nhiều nhà báo
đã xông xáo, đi đầu trên nhiều mặt trận, có nhiều tác phẩm hay, tác động mạnh mẽ
trong cuộc sống, không chỉ kịp thời biểu dương, động viên người tốt, việc tốt,
những mô hình tiên tiến trong lao động sản xuất; không chỉ phản ánh khách quan,
trung thực sự việc, mà còn mang tính phát hiện vấn đề và phản biện xã hội mạnh
mẽ. Nhờ vậy, giúp các cơ quan hoạch định chính sách, thực thi pháp luật phải
“chỉnh mình”. Nhiều qui định, chính sách được điều chỉnh và hoàn thiện hướng
đến người dân hơn. Không khó để nhận thấy những qui định như “mỗi người chỉ
được đăng ký một xe gắn máy”, “xử phạt người lái xe không chính chủ”, “người thấp
bé, nhẹ cân, ngực lép” không được đi xe gắn máy trên 50 cm3 … được điều chỉnh
nhờ sự lên tiếng mạnh mẽ của báo chí. Ở vựa lúa gạo, thuỷ sản miền Tây, báo chí
đã tập trung phản ánh những bất cập của chính sách tam nông từ “đào tạo nghề
ngồi nhầm lớp”, chính sách hỗ trợ nông dân tăng cơ giới hoá nông nghiệp, đến
mua lúa tạm trữ, tiêu thụ nông sản … Qua đó, các qui định, cơ chế, chính sách bất
cập được sửa đổi, hoàn thiện hơn.
Song, cũng
phải khách quan luận công và tội. Một số bài báo, vì sự cẩu thả của người viết
và cơ quan quản lý, xu hướng thương mại hoá báo chí, thu hút độc giả bằng các
“chiêu trò” … đã cho “ra lò” những sản phẩm độc hại, cộng với dư luận đồn thổi,
đã có tác động tiêu cực trong xã hội. Đó là các kiểu tin bài như “cha chồng mắc
lẹo con dâu”, “ăn bưởi bị ung thư vú”, “cá điêu hồng, thịt heo nhiễm chất độc
từ thức ăn chăn nuôi” … tạo hiệu ứng xấu và làm điêu đứng không ít gia đình
nông dân lam lũ. Kể cả những bài viết, tác phẩm báo chí chỉ “phản ánh một phần sự
thật”, thiếu tính toàn diện, thiếu định hướng, gây ngộ nhận. Tội của một số
“sản phẩm báo chí” còn có nguyên nhân từ sự cẩu thả của phóng viên. Trước áp
lực tin bài phải nộp, đã có tình trạng 1 phóng viên tham dự 1 sự kiện chia sẻ thông
tin cho nhiều người, một số bài viết tường thuật sự kiện “từ xa” ở nhà hay quán
cà phê, có khi gặp “sự cố” bất ngờ.
Ngày báo chí
cách mạng Việt Nam cũng là lúc mỗi nhà báo và bạn đọc suy ngẫm, luận công và
tội để tự răn mình, chỉa sẻ và động viên với một nghề nhiều áp lực, cực
nhọc, không kém phần nguy hiểm, luôn đòi hỏi trí cao, tâm sáng, sức bền.
Nhận xét
Đăng nhận xét