Bài trên DÂN VIỆT ngày 09-12-2011 (Click vào để xem bản gốc)
(Đất Việt) Nhiều chuyên gia kinh
tế cho rằng, mô hình khu công nghiệp đang triển khai đã lỗi thời, không còn phù
hợp với điều kiện phát triển kinh tế của Việt Nam.
Kỳ cuối: Mô hình KCN đã lạc hậu!
Song, với các nhà chuyên môn, vẫn phải xây dựng và phát triển các khu công
nghiệp (KCN) đã quy hoạch, đầu tư một cách đúng hướng, bền vững, hạn chế những
bất cập về kinh tế, xã hội, môi trường.
Đừng dàn hàng ngang mà tiến
Ông Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh
tế Quốc hội, cho rằng, nên
tập trung lấp đầy các KCN đang triển khai, cân nhắc mở rộng các KCN mới. Đối
với những KCN đã triển khai thì ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, có cơ chế thu
hút đầu tư, ưu tiên cho những ngành nghề cần thiết, ít tác động xấu môi trường...
Đặc biệt, các địa phương nên coi trọng chất lượng, hiệu quả hoạt động của các
KCN hơn là số lượng.
Theo Tiến sĩ Trần Thanh Bé, Viện trưởng Viện Kinh tế thành phố Cần Thơ, cần
thiết phải có “nhạc trưởng” trong phát triển KCN. Điển hình như cả vùng
ĐBSCL phải là một khối, nên phải phát triển trong thế liên kết và dựa trên lợi
thế của địa phương. “Nhạc trưởng” sẽ xây dựng cơ chế điều phối vùng, xây dựng
các mô hình liên kết trong quy hoạch, thu hút đầu tư thì mới có thể phát triển
bền vững các KCN. Đồng thời, phải có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực có trình
độ kỹ thuật cao phục vụ cho các KCN kỹ thuật cao. “Nếu các tỉnh, thành định
hướng phát triển công nghiệp dựa vào lợi thế của địa phương và có tính đến liên
kết trong lợi thế của vùng thì mới đào tạo có hiệu quả. Các tỉnh thành không
nên mở trung tâm đào tạo nghề ồ ạt, không lấy lao động giá rẻ làm lợi thế
nữa”, tiến sĩ Bé nói.
Ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ kinh tế - xã hội (Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ),
cho rằng, phát triển KCN không thể dàn hàng ngang mà tiến. Ông Hiệp khẳng định,
công nghiệp hóa, hiện đại hóa không có nghĩa là phải xây dựng KCN. Các tỉnh,
thành nên xem xét, tiếp cận theo không gian rộng hơn của vùng và phải phân vai
trò cho từng địa phương để liên kết, phát triển KCN. Ví như ĐBSCL, nếu đặt Cần
Thơ, Kiên Giang, Cà Mau là trọng tâm công nghiệp thì những địa phương khác sẽ
phát triển cái gì? Các tỉnh, thành khác đóng góp cho tỉnh, thành công nghiệp
như thế nào, và vai trò tác động ngược lại ra sao? Cần phải thấy mối quan hệ đó
và xác định mũi trọng tâm.
Mạnh dạn bỏ
KCN bất hợp lý
Nhiều ý kiến đồng
tình với quan điểm rất cần mạnh dạn sửa sai nếu việc quy hoạch, đầu tư KCN thời
gian qua còn khiếm khuyết. Theo Tiến sĩ Bé, lúc này, các địa phương tiếp tục rà
soát các KCN đã quy hoạch, nếu không còn phù hợp với xu thế chung của
vùng, của quốc gia thì mạnh dạn bỏ. Còn lãnh đạo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ nhìn
nhận, nhiều KCN mọc lên mà chưa dựa vào lợi thế của từng địa phương. Nếu không
thu hút đầu tư được thì phải xem lại qui hoạch có còn phù hợp, chất lượng qui
hoạch thế nào. Ngoài ra, cũng phải xem lại qui chế cấp phép, đăng ký vốn, đặt
cọc … Nếu trong thời gian nhất định mà nhà đầu tư không triển khai thì thu hồi
giấy phép và mất tiền cọc. Việc này nhằm tránh tình trạng nhà đầu tư chiếm đất
rồi để đó, làm khổ nông dân.
Theo tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL, để mỗi địa phương tự quy
hoạch các khu vực phát triển như hiện nay là bất ổn. Việc phát triển khu, cụm
công nghiệp tràn lan, làm thu hẹp đất trồng lúa cần được báo động. Ông Bảnh,
cho rằng: “Đất nông nghiệp đang sản xuất tốt không được chuyển qua công nghiệp.
Phát triển kinh tế công nghiệp không phải là cắt giảm kinh tế nông nghiệp”.
Mặt khác, để thu
hút nhà đầu tư, các địa phương thường chọn vị trí quy hoạch KCN thuận tiện giao
thông. Với ĐBSCL thì sẽ chọn gần sông và điều này hết sức nguy hiểm, vì đất gần
sông là đất phù sa màu mỡ nhất, qui hoạch KCN tràn lan ảnh hưởng lớn đến nông
nghiệp. Nhiều diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dần, trong khi hiệu quả công
nghiệp chưa đáng kể, mà còn kéo theo nhiều hệ lụy dây chuyền như: tái định cư,
chuyển ngành nghề, ô nhiễm môi trường... Ngoài ra, đất gần sông có đặc điểm nền
đất yếu, xây dựng nhà xưởng dễ dẫn đến sạt lở.
Xu thế của các
nước hiện nay là phát triển KCN công nghệ cao, theo mô hình đô thị công
nghiệp hoàn thiện và tập trung. Thậm chí xây dựng những thành phố công nghiệp
khép kín, trong đó có cả khu thương mại lẫn khu dân cư, hệ thống dịch vụ hậu
cần đi kèm. Ở Việt Nam, các KCN mới chỉ dừng ở việc cung cấp cho nhà đầu tư
một miếng đất xây dựng nhà máy, thay vì phải tạo được các KCN liên hoàn theo
chiều dọc trong chuỗi phân công sản xuất. Điều này làm mối liên kết của các
DN trong một KCN không có. Đây cũng là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư nước
ngoài ngại vào KCN tại Việt Nam. Vì muốn sản xuất phải mua nguyên liệu ở nơi
“xa lắc”, chi phí sản xuất hàng hóa tăng lên. |
Nhận xét
Đăng nhận xét