Chuyển đến nội dung chính

Diễn đàn thương hiệu Việt Nam năm 2013 - Điểm nhấn thương hiệu biển và vùng miền


Tại diễn đàn, ông Phạm Quang Mỵ- Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Biển và Hải đảo (Bộ TN&MT) cho biết, thương hiệu biển có mối quan hệ mật thiết với phát triển kinh tế biển và phải được nhìn nhận là một “thành viên” trong gia đình thương hiệu quốc gia. Thương hiệu biển chính là sự hòa quyện giữa con người và các sản vật, sản phẩm biển, như hình ảnh các vùng ven biển, từng hòn đảo, các khu du lịch, sản phẩm ngành hàng, sản phẩm của các doanh nghiệp. Nước ta có trên 3.260 km bờ biển, 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển; vùng biển Việt Nam rộng hơn 1 triệu km2 và hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo ngoài khơi là Hoàng Sa và Trường Sa. Do đó, tiềm năng phát triển kinh tế biển của Việt Nam là rất lớn.
Tọa đàm về chủ đề “Thương hiệu biển Việt Nam”. Ảnh: Lê Phú
Ông Nguyên Đăng Đạo - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho hay, trong chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, kinh tế biển và ven biển đóng góp khoảng 53 - 55% tổng GDP cả nước; phát triển thành công, có bước đột phá về kinh tế biển và ven biển. Muốn xây dựng được thương hiệu biển phải hội đủ ba yếu tố: kinh tế biển, tiềm lực khoa học công nghệ và cơ quan quản lý nhà nước đủ mạnh.
Diễn đàn thương hiệu Việt Nam năm 2013 có chủ đề “Xây dựng và phát triển thương hiệu vùng miền vì mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia”. Diễn đàn tạo cơ hội cho các nhà làm chính sách, chuyên gia thương hiệu, kinh tế và chính quyền địa phương trao đổi chuyên môn và kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu vùng miền; giới thiệu kinh nghiệm của các địa phương về gắn tiếp thị vùng miền với xây dựng thương hiệu quốc gia.
Chia sẻ về hiệu quả của công tác quảng bá thương hiệu biển, ông Nguyễn Văn Cấn - Chi cục trưởng Chi cục Biển và Hải đảo Hải Phòng cho biết: Kinh tế biển hiện đóng góp 55% vào GDP của thành phố Hải Phòng. Riêng về du lịch, Đồ Sơn và Cát Bà đã tạo được dấu ấn đối với du khách bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, bãi biển thơ mộng. Để làm được như vậy, thành phố đã đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, chú trọng đến yếu tố con người để phát huy thế mạnh của ngành kinh tế biển mà vẫn đảm bảo yếu tố bền vững, môi trường không bị hủy hoại.
Về định hướng xây dựng chương trình quảng bá thương hiệu biển, ông Đỗ Thắng Hải - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại - Tổng Thư ký Chương trình Thương hiệu Quốc gia (Bộ Công Thương cho biết): “Trong thời gian tới, Cục sẽ tiếp tục triển khai chương trình truyền thông, quảng bá thương hiệu quốc gia, trong đó có thương hiệu biển. Cục sẽ phối hợp với các địa phương, cơ quan đại diện ở nước ngoài quảng bá sâu rộng thương hiệu vùng miền, thường hiệu biển, thương hiệu quốc gia. Ngoài ra, Cục còn hỗ trợ doanh nghiệp, địa phương, vùng miền nâng cao kỹ năng xây dựng phát triển thương hiệu”.
Theo PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh, Đại học Thương mại: “Thương hiệu vùng miền có thể hiểu là cách tiếp cận mang tính tổng hợp cao, là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó bao gồm cả yếu tố thương hiệu tập thể của các đặc sản vùng miền đó, yếu tố thương hiệu một địa phương nào đó và thường gắn với các địa danh, chỉ dẫn địa lý. Như vậy, có thể hiểu thương hiệu vùng miền là hình ảnh đại diện, hình ảnh đặc trưng tổng hợp nhiều yếu tố gắn với sản phẩm, chính sách, đặc trưng du lịch, con người vùng miền đó.
Liên quan đến việc huy động kinh phí cho các địa phương, doanh nghiệp quảng bá thương hiệu vùng miền, ông Đỗ Thắng Hải cho biết, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, kinh phí đầu tư cho chương trình phát triển thương hiệu vùng miền chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Do đó, các địa phương cần có sự chia sẻ với Chính phủ. “Việc xây dựng thương hiệu vùng miền thực chất là chương trình xúc tiến thương mại dài hạn. Bên cạnh nguồn kinh phí của Chính phủ thì các địa phương, các ngành cần có vốn đối ứng hoặc kêu gọi từ các nguồn xã hội hóa và sự hỗ trợ của quốc tế” - ông Hải cho biết.
Ông Nguyễn Đức Lợi, Tổng Giám đốc TTXVN: TTXVN tích cực tuyên truyền về Thương hiệu Quốc gia

Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2013 với chủ đề: “Xây dựng và phát triển thương hiệu vùng miền vì mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia” đã nhận được sự hưởng ứng, quan tâm và ủng hộ tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng và các địa phương. Tôi hy vọng, những vấn đề trọng tâm được thảo luận trong Diễn đàn sẽ hết sức thiết thực, góp phần đưa vấn đề phát triển thương hiệu vùng miền, thương hiệu biển phát triển mạnh mẽ hơn nữa, vì mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia, nâng cao vị thế trên trường quốc tế.

TTXVN luôn xác định có nhiệm vụ thông tin tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và quá trình triển khai thực hiện, trong đó có vấn đề xây dựng Thương hiệu Quốc gia. Với mạng lưới văn phòng đại diện tại 63 tỉnh thành trong nước và 30 văn phòng thường trú tại 28 quốc gia khắp 5 châu, TTXVN đã tích cực tuyên truyền về chương trình xây dựng Thương hiệu Quốc gia trên các sản phẩm thông tin của ngành cung cấp cho các cơ quan báo chí trong nước và thế giới cũng như tới cán bộ và nhân dân cả nước, gồm các bản tin bằng tiếng Việt, các ngoại ngữ chính và tiếng dân tộc thiểu số trên cả báo in, báo hình, báo điện tử.

Ông Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Thương hiệu quốc gia: Thương hiệu là vấn đề then chốt

Đây là cơ hội rất quan trọng và có ý nghĩa; tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, địa phương trao đổi thảo luận làm rõ khái niệm cơ bản, liên quan đến thương hiệu quốc gia, thương hiệu vùng miền, doanh nghiệp trong quá trinh hội nhập. Việc xây dựng thương hiệu vùng miền, thương hiệu biển có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với địa phương, nhà quản lý và cả doanh nghiệp. Diễn đàn Việt Nam 2013 với chủ đề: “Xây dựng và phát triển thương hiệu vùng miền vì mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia” được tổ chức vào dịp này nhận được sự quan tâm của Quốc hội và giới truyền thông vì liên quan đến lợi ích quốc gia, phát triển thương hiệu quốc gia. Mục tiêu lớn nhất của hai chương trình này nhận được sự quan tâm của Chính phủ, địa phương, doanh nghiệp bởi việc xây dựng được thương hiệu biển Việt Nam và thương hiệu vùng miền sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Chương trình nhận được sự đồng thuận, sự phối hợp giữa các địa phương và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, thực tế việc xây dựng thương hiệu quốc gia, xây dựng thương hiệu vùng miền còn có rất nhiều hạn chế. Chúng ta mới đang đi những bước đầu tiên. Trong tiến trình hội nhập, việc xây dựng và phát triển thương hiệu vẫn là vấn đề nóng bỏng, then chốt không chỉ của doanh nghiệp mà của cả nền kinh tế. Việc xây dựng thương hiệu vùng miền, thương hiệu biển cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và doanh nghiệp; tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tăng cường được năng lực khi cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.

Ông Dương Quốc Xuân, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam bộ: Cần chiến lược thương hiệu cho hạt gạo ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cùng với sự quan tâm đầu tư của Trung ương, những nỗ lực to lớn của các tỉnh trong vùng, kết quả bước đầu trong tăng cường liên kết vùng và đóng góp quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực.

Nhìn tổng thể, ÐBSCL vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Các mặt hàng nông sản chủ lực của vùng như lúa gạo, trái cây, thủy sản, đặc biệt là cá tra và tôm luôn chiếm sản lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn của cả nước; nhưng hầu hết các sản phẩm chưa có được thương hiệu mạnh. Yêu cầu xây dựng và phát triển các thương hiệu nông sản này gắn với đặc thù vùng, miền, chỉ dẫn địa lí, gắn với các doanh nghiệp đủ mạnh, uy tín, yêu cầu liên kết vùng, liên kết bốn nhà... đã được đặt ra thời gian qua, nhưng đến nay kết quả đạt được vẫn chưa như mong muốn. Một chiến lược thương hiệu cho hạt gạo ĐBSCL nói riêng và các sản phẩm cá tra, tôm, các loại cây ăn trái đặc sản trong vùng mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế đang trở thành đòi hỏi bức bách.

Ông Lê Duy Truyền, Phó Tổng Giám đốc TTXVN: Thông tin có hệ thống hơn về Thương hiệu Quốc gia

Tuyên truyền về biển, đảo là một phần quan trọng trong nhiệm vụ thông tin của TTXVN. Các thông tin về biển, đảo được TTXVN tuyên truyền trên các mảng thông tin đối nội, đối ngoại; trên các ấn phẩm báo giấy như báo Tin Tức, Thể thao văn hóa…, báo điện tử như baotintuc.vn, Truyền hình thông tấn; bằng cả tiếng Việt, các thứ tiếng nước ngoài như trên báo Vietnam News, Le Courrier du Vietnam và thậm chí là cả tiếng dân tộc thiểu số… Với vai trò là hãng thông tấn quốc gia, TTXVN cũng đã tổ chức được tuyến thông tin phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam; cung cấp thường xuyên, liên tục những thông tin về biển, đảo, tình hình phát triển kinh tế biển, đảo tại các địa phương cho các cơ quan báo chí khác trong cả nước.

Trong thời gian tới, TTXVN sẽ tuyên truyền có hệ thống hơn về chương trình thương hiệu biển, chương trình thương hiệu quốc gia; làm tròn trách nhiệm của hãng thông tấn Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo mục tiêu an ninh quốc phòng của quốc gia.

Ông Lê Cự Tân, Phó Tổng Giám đốc PTSC: Chìa khóa” để phát huy lợi thế biển

Hiện nay, Tổng Công ty Cổ phần Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) đang cung cấp dịch vụ, tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở thềm lục địa nước ta. Việc xây dựng thương hiệu rất có ý nghĩa với doanh nghiệp chúng tôi. Có thể nói, giá trị thương hiệu sẽ góp phần rất quan trọng vào thành công của DN. Nó thể hiện qua doanh thu của chúng tôi trong 3 năm gần đây luôn đạt trên 1 tỷ USD lợi nhuận/năm. Tất cả 6 loại hình dịch vụ của PTSC hiện đều liên quan đến biển.

Có thể khẳng định, phát triển kinh tế biển là “chìa khóa” để Việt Nam phát huy lợi thế biển. Tuy nhiên, để biến tiềm năng thành kết quả, đòi hỏi chúng ta cần có cả một quá trình. DN chúng tôi nói riêng, việc xây dựng thương hiệu biển nói chung hiện đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Bản thân PTSC có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Theo đó, các chuyên gia đầu ngành của PTSC đang bị rất nhiều đối tác khác muốn tuyển dụng. Mặt khác, công nghệ hiện nay phát triển rất nhanh, trong khi thiết bị và công nghệ của chúng tôi được đầu tư trong thời gian qua chưa phải là tốt nhất. Chúng tôi định hướng sẽ phát triển thành tốp đứng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ dầu khí của khu vực đến năm 2020. Để mục tiêu này thành hiện thực, chúng tôi tập trung vào ba yếu tố: con người, đổi mới công nghệ và đào tạo; trong đó, con người là yếu tố mấu chốt, còn công nghệ và kỹ thuật là để hỗ trợ.

Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tôn Hoa Sen: Phải coi xây dựng Thương hiệu Quốc gia là chiến lược

Chương trình Thương hiệu Quốc gia có ý nghĩa rất lớn. Chúng ta chỉ có thể hội nhập thành công với nền kinh tế toàn cầu khi có nhiều thương hiệu quốc gia có sức cạnh tranh quốc tế.

Nếu các DN Việt Nam không ý thức được tầm quan trọng của sự tự chủ thì nền kinh tế sẽ đứng trước sự rủi ro rất lớn. Theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng chủ yếu từ các DN FDI chứ không phải do DN Việt Nam. Do đó, nếu chúng ta không xác định việc xây dựng Thương hiệu Quốc gia là một chiến lược và có sự đầu tư thực sự thì tôi e rằng cơ hội của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á đang phát triển rất nhanh sẽ bị mất.

Đối với Tập đoàn Tôn Hoa Sen, chúng tôi ý thức rõ trách nhiệm của thương hiệu mình. Những năm trước đây, mỗi năm chúng tôi chỉ đầu tư khoảng 20 - 30 tỷ đồng, riêng năm nay chúng tôi đầu tư 130 tỷ đồng cho việc xây dựng thương hiệu. Ở Việt Nam hiện có khoảng vài chục DN ngành tôn tham gia sản xuất, kinh doanh. Riêng thị phần của công ty chúng tôi đã chiếm khoảng 50%. Nhiều tập đoàn đa quốc gia không cạnh tranh được với Tập đoàn Tôn Hoa Sen về chất lượng, thương hiệu, hệ thống bán lẻ… Một phần thành công này cũng do Tôn Hoa Sen đã đầu tư thích đáng cho việc xây dựng thương hiệu.

Phát triển thương hiệu vùng miền và thương hiệu biển là hai nội dung chính được thảo luận tại Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2013 do Bộ Công Thương (Cục Xúc tiến thương mại - Ban Thư ký Chương trình Thương hiệu Quốc gia) và Thông tấn xã Việt Nam (báo Tin Tức) phối hợp tổ chức vào ngày 12/6/2013, tại Hà Nội.

Phát huy tiềm năng kinh tế biển, đảo



Trong nội dung tọa đàm về “Thương hiệu biển Việt Nam”, các diễn giả cũng đã làm rõ khái niệm và nội hàm của thương hiệu biển; việc xây dựng hình ảnh quốc gia và tiếp thị cho ngành kinh tế biển; thương hiệu biển gắn với tiếp thị địa phương.




Thương hiệu vùng miền gắn với sản phẩm và con người



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Định Dương Quốc Định  sinh năm 1967,

Phải dẹp bỏ '"quy định riêng"

   TRẦN HỮU HIỆP Báo Tuổi Trẻ - 30/08/2021 11:25 GMT+7 TTO - Nỗ lực của các địa phương để kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh là rất đáng ghi nhận, nhưng cách làm cứng nhắc, thiếu phối hợp, biểu hiện cục bộ địa phương gây chia cắt không gian vùng, làm tắc nghẽn lưu thông cần phải được dẹp bỏ. Xe chở hàng tại bến xe khách trung tâm TP Cần Thơ chờ làm thủ tục trung chuyển hoặc đổi tài xế sáng 26-8 - Ảnh: CHÍ CÔNG Mấy ngày qua, đã xảy ra tình trạng xe chở hàng ùn ứ ở cửa ngõ Cần Thơ. Giao thông "luồng xanh" bị ách tắc tại đầu mối giao thông quan trọng nhất của vùng ĐBSCL. Các địa phương phàn nàn, nhiều doanh nghiệp kêu than, hiệp hội ngành hàng bức xúc kêu cứu, kiến nghị tháo gỡ... "Quy định riêng" của TP Cần Thơ đối với hàng "quá cảnh", dù đã đảm bảo các yêu cầu chung về phòng dịch và được "thông chốt" khi qua các địa phương khác, nhưng khi vào địa bàn thành phố vẫn phải thực hiện các thủ tục khai báo trước với các sở ngành và buộc phải tập kết hàn