Chuyển đến nội dung chính

Kỳ nữ Kim Cương: Mặt trái danh vọng nhiều cay đắng

 | Giải trí

(VTC News) – Kỳ nữ đa tài hiếm có xót xa bảo danh vọng của nghệ sỹ cũng như tấm huy chương, mặt trái của nó có rất nhiều cay đắng và buông nó được thì mới hết khổ.
Hẹn mấy lần mới gặp được chị, NSND Kim Cương vui vẻ tiếp phóng viên tại căn nhà riêng khang trang nằm trên đường Hoàng Diệu, quận Phú Nhuận, TP HCM. Cởi mở đúng tính cách người Nam Bộ, Kim Cương chủ động cách xưng hô chị - em, dù so với người viết, tuổi tác của chị gấp vài lần. 'Gọi vậy cho nó trẻ chứ tự dưng thấy tui già quá! Nghệ sỹ là không có tuổi', NSND Kim Cương cười giải thích.
3 may mắn lớn trong đời
Rời xa sân khấu hơn 15 năm và chính thức nói lời tạm biệt khán giả trong liveshow Tạ ơn đời vào năm 2012 vừa qua nhưng Kim Cương vẫn bận chạy sô. Tuy nhiên, đây không phải là những sô diễn mà là những sô từ thiện.

Với chị, làm việc gì cũng phải say mê, NSND Kim Cương sẵn sàng đi làm từ thiện sung sức mấy ngày trời, ngay cả khi biết là về nhà nằm bẹp trên giường không ăn uống được mấy ngày sau đó. Việc giúp đỡ những trẻ em khuyết tật, bất hạnh cũng là công việc chính của Kim Cương (với cương vị Phó chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật, trẻ em khiếm thị, trẻ em mồ côi TP HCM), chị coi đó là niềm vui sau khi rời xa ánh đèn sân khấu.
Kỳ nữ Kim Cương: Mặt trái danh vọng nhiều cay đắng
NSND Kim Cương 
Từng là một diễn viên thành công vang dội trên sân khấu với các vở kịch nói nhưLá sầu riêng, Dưới hai màu áo, Huyền thoại Mẹ, Lan và Điệp…  một nghệ sỹ đa tài, đóng tới hơn 50 phim và được nhận 2 giải thưởng diễn viên xuất sắc nhất, đối thoại xuất sắc nhất của giải Điện ảnh Á châu (năm 1974), Kim Cương được nhà nước phong tặng danh hiệu NSND năm 2012. 
Người đàn bà được mệnh danh 'Kỳ nữ' trong giới sân khấu Việt Nam mỗi khi nhìn lại cuộc đời mình, với những đóng góp cho nghệ thuật, những đỉnh cao danh vọng, vẫn không thầm cảm ơn những may mắn lớn: 'Thực sự, những năm cuối đời tôi cảm thấy mình sống rất an lạc hơn hẳn hồi trước đây còn danh vọng nhiều. Phật nói sướng khổ tại tâm. Tôi thấy mình có nhiều may mắn trong đời. Trong đời tôi có 3 cái may lớn.

Cái may thứ nhất là tôi sinh ra trong một gia đình nghệ thuật, nhiều người nổi tiếng, cụ thể là má Bảy Nam, Năm Phỉ, Phùng Há, Năm Châu. Đây là những người đã là sáng lập nên sân khấu cải lương, chứ hồi trước đó chỉ có hát bội, chưa có cải lương. Tôi được thừa hưởng truyền thống của gia đình là yêu nghệ thuật, có một chút máu nghệ sỹ, một chút máu giang hồ.
Kỳ nữ Kim Cương: Mặt trái danh vọng nhiều cay đắng
Kim Cương đóng vai Dì Phước trong kịch truyền hình ‘Hai mùa Giáng sinh’ khi nhớ lại tuổi thơ.  
Cái may thứ hai là trong cuộc sống, tôi được cảm tình của mọi người. Cái đó, mua bao nhiêu tiền cũng không được.

Sau này, tôi khổ quá thì gặp may mắn thứ 3, tôi tìm được đến với Đạo. Đạo Phật đã dạy tôi rất nhiều điều. Tôi là nghệ sỹ và cũng mang nhiều sân si, dễ giận dễ vui dễ buồn, ganh ghét người này, đố kỵ người kia. Đất nước không thể có 2 vua, đoàn hát cũng chỉ có một đào chánh, thành ra luôn luôn cái ganh đua nằm sẵn trong lòng nghệ sỹ.

Từ khi tôi biết Phật pháp, tôi thấy những cái ấy nhẹ nhàng lắm! Tôi là một Phật tử trung thành nhưng tôi không mê tín dị đoan, tôi chỉ mê triết lý của đạo Phật. Tôi học và áp dụng được rất nhiều điều trong cuộc sống. Tôi ý thức được cái vô thường của cuộc đời, không có gì là trường cửu. Danh vọng của nghệ sỹ cũng như tấm huy chương, mặt trái của nó có rất nhiều cay đắng và buông nó được thì mới hết khổ.

Thêm cái may sau cùng của tôi là tìm được hạnh phúc trong công tác từ thiện. Tôi làm từ thiện song song với nghề, đã mấy chục năm rồi nhưng cách đây 15 năm tôi buông sân khấu để chỉ làm từ thiện. Ở sân khấu, tôi hạnh phúc khi có những tiếng vỗ tay còn khi làm từ thiện, giúp đỡ được những em cơ nhỡ, khuyết tật và được nhìn thấy các em trưởng thành nên người tôi cảm thấy rất hạnh phúc'
.
Cấm cháu nội theo nghiệp sân khấuCăn phòng tiếp khách riêng của Kim Cương có treo khá nhiều hình ảnh gia đình. Đối diện một góc thờ NSND Bảy Nam là bức ảnh trắng đen của nữ nghệ sỹ Năm Phỉ thời trẻ. Kim Cương chia sẻ, căn nhà này gắn bó với đại gia đình chị và Đoàn hát nên chị thương những kỷ niệm nhiều lắm.

'Căn nhà này tôi đã ở 50 năm rồi. Nhiều nghệ sỹ có nhu cầu đổi nhà nhưng tôi không có nhu cầu, với lại tôi muốn lưu giữ những kỷ niệm của gia đình, của má và của thằng con tôi từ hồi 4 tuổi đến thằng cháu bây giờ tại căn nhà này.

Trước đây cả đại gia đình tôi ở đây. Tôi có cô em gái và cậu em trai nữa, rồi những người bà con cũng tới ở. Má mất, tôi ở đây với vợ chồng thằng con trai và 3 đứa cháu nội. Giờ cậu em trai chết rồi, còn cô em gái theo chồng ở Mỹ, mỗi năm tôi cũng qua đó chơi một vài tháng.

Hồi đó, đây là ngoại ô nên tôi mới mua nổi căn nhà này chứ ở trong trung tâm quận Nhất, quận 3 thì không mua nổi. Nhiều người tưởng nghệ sỹ như tôi có nhiều tiền nhưng hồi trước, mua căn nhà này 3 triệu tôi cũng phải trả góp 2-3 năm trời, cũng nhờ bà chủ nhà thương ‘nghe Kim Cương muốn mướn nhà, lên đây tôi bán góp căn nhà này chứ nghệ sỹ sau khi hết hát nổi không có căn nhà mà ở’. 


Suýt nữa tôi bán nhà mấy lần khi kẹt tiền nhưng mỗi lần má tôi nói 'ừ cứ bán, nhưng để lại căn phòng của má', là tôi lại thay đổi quyết định. Căn nhà này cũng đã lưu lại kỷ niệm của tôi và má ở đây trong mấy chục năm trời..

Nhắc đến má, Kim Cương kể trước đây má ngăn cản không cho con gái theo con đường nghệ thuật. Đó là khi Kim Cương lên 9 tuổi, cha qua đời, gánh hát khó khăn và bà Bảy Nam không muốn con gái khổ khi nối nghiệp gia đình nên không cho con gái theo gánh hát và gửi Kim Cương vào một trường dòng nghiêm khắc. Ban đầu, Kim Cương nhớ sân khấu, không quen sống trong môi trường mới nhưng sau cũng dần quen và tuổi thơ của Kim Cương cũng khá êm đềm trôi qua.
Kỳ nữ Kim Cương: Mặt trái danh vọng nhiều cay đắng
NSND Kim Cương và mẹ, NSND Bảy Nam trong vở Lá sầu riêng - Ảnh tư liệu  
Đến năm 17 tuổi, Kim Cương thi rớt tú tài và bước ngoặt đưa cô nữ sinh quay lại sân khấu chính là khi Kim Cương xin về thăm má đang lưu diễn cùng đoàn hát ở Châu Đốc. Ngay trong đêm đoàn diễn thì xảy ra cuộc giao tranh ác liệt bên ngoài rạp hát giữa lực lượng kháng chiến và quân Pháp.

Để trấn an và giữ khán giả trong rạp hát, các nghệ sỹ thay nhau biểu diễn nhưng hết người mà tiếng súng bên ngoài vẫn nổ, Kim Cương được cử lên lấp chỗ trống. Bài Nụ cười sơn cước Kim Cương ca lên được khán giả ủng hộ nhiệt tình và từ đây, đánh dấu bước trở lại sân khấu của Kim Cương. Kim Cương rời bỏ trường dòng và theo đoàn về thành phố, trở thành đào non với sự giúp đỡ của cha dượng là trưởng đoàn, nghệ sỹ Duy Lân.

Ngẫm lại, Kim Cương bảo giờ đời chị đã thấm và thấu hiểu, má cấm chỉ vì không muốn con gái phải chịu khổ. 'Nếu có kiếp sau thì tôi vẫn chọn làm nghệ sỹ nhưng nếu tôi có con gái thì tôi cũng cấm không cho theo nghề bởi cái giá phải trả cho danh vọng là rất đắt, nhất là đối với đàn bà', Kim Cương chia sẻ.

Gia đình Kim Cương vốn có truyền thống yêu nghệ thuật, có 4 đời gắn bó với sân khấu nhưng đến đời thứ 5 – con trai duy nhất của Kim Cương thì không theo sân khấu mà làm kinh doanh. Chị kể: 'Hồi con trai tôi qua Canada học, tôi nói nó theo sân khấu thì nó nói: con thấy mẹ làm nghệ thuật khổ quá, để con làm kinh tế nuôi mẹ. Mà thiệt, nó mà làm nghệ sỹ ở Việt Nam thì tôi đói luôn (cười). Tôi có 3 đứa cháu nội, nghe nhạc thì tụi nó nhảy nhót thích lắm. Tôi nói ‘mấy đứa này tao cấm, không có được theo ngành đó nữa'.

NSND Kim Cương tên thật là Nguyễn Thị Kim Cương, sinh năm 1937. Bà được mệnh danh là 'Kỳ nữ' trong giới sân khấu Việt Nam và được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam công nhận kỷ lục là Nghệ sỹ viết nhiều kịch bản kịch nói nhất Việt Nam với hơn 50 vở.

Trong những kỳ nữ của sân khấu Việt, Kim Cương là nghệ sỹ có hoàn cảnh và xuất thân đặc biệt. Bà sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, gia tộc có nhiều người nổi tiếng.
Kim Cương chính thức lên sân khấu miền Nam từ năm 7 tuổi cùng với mẹ và dì ruột là những nghệ sĩ nổi tiếng Bảy Nam, Năm Phỉ. Những vai diễn đầu tiên phù hợp lứa tuổi nhỏ trong vở Na Tra lóc thịt, Mẫu tử tình thâm đã chứng minh Kim Cương là một thần đồng.

Năm 17 tuổi, Kim Cương thi rớt tú tài sau nhiều năm theo học ở trường dòng, bước ngoặt này đưa Kim Cương trở lại với sân khấu.
Tên tuổi của Kim Cương thành công vang dội hơn với các vở kịch nói như Lá sầu riêng, Dưới hai màu áo, Huyền thoại Mẹ, Lan và Điệp… Kịch nói Kim Cương cũng được xem là dòng chảy chính của ngành kịch nói miền Nam và bà trở thành Nữ hoàng kịch nói.
Lấn sân sang điện ảnh, Kim Cương được khán giả yêu thích với hàng loạt bộ phim như: Ngọc Bồ Đề (1956), Bích câu kỳ ngộ, Lưu Bình - Dương Lễ (1957),Lý Chơn Tâm cỡi củi, Ám ảnh, Đôi mắt huyền (1960) …
Năm 1974, Kim Cương được nhận 2 giải thưởng diễn viên xuất sắc nhất, đối thoại xuất sắc nhất  của giải Điện ảnh Á châu.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Định Dương Quốc Định  sinh năm 1967,

Phải dẹp bỏ '"quy định riêng"

   TRẦN HỮU HIỆP Báo Tuổi Trẻ - 30/08/2021 11:25 GMT+7 TTO - Nỗ lực của các địa phương để kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh là rất đáng ghi nhận, nhưng cách làm cứng nhắc, thiếu phối hợp, biểu hiện cục bộ địa phương gây chia cắt không gian vùng, làm tắc nghẽn lưu thông cần phải được dẹp bỏ. Xe chở hàng tại bến xe khách trung tâm TP Cần Thơ chờ làm thủ tục trung chuyển hoặc đổi tài xế sáng 26-8 - Ảnh: CHÍ CÔNG Mấy ngày qua, đã xảy ra tình trạng xe chở hàng ùn ứ ở cửa ngõ Cần Thơ. Giao thông "luồng xanh" bị ách tắc tại đầu mối giao thông quan trọng nhất của vùng ĐBSCL. Các địa phương phàn nàn, nhiều doanh nghiệp kêu than, hiệp hội ngành hàng bức xúc kêu cứu, kiến nghị tháo gỡ... "Quy định riêng" của TP Cần Thơ đối với hàng "quá cảnh", dù đã đảm bảo các yêu cầu chung về phòng dịch và được "thông chốt" khi qua các địa phương khác, nhưng khi vào địa bàn thành phố vẫn phải thực hiện các thủ tục khai báo trước với các sở ngành và buộc phải tập kết hàn