Hữu Hiệp
Chất vấn Bộ trưởng Bộ NNPTNT tại kỳ họp lần thứ 5, Quốc hội
khoá XIII, các đại biểu của dân luôn “xoáy vào” trách nhiệm của “Tư lệnh ngành”
nông nghiệp - nông dân - nông thôn về những giải pháp căn cơ nào để nhà nông có
lãi, nâng cao giá trị hàng nông sản, nông nghiệp phát triển bền vững trước
thách thức cạnh tranh khốc liệt của thị trường.
Hơi thở cuộc sống sôi động được mang vào nghị trường. Khó
khăn trong tiêu thụ lúa gạo, thuỷ sản, trái cây và các mặt hàng nông sản khác
của nông dân; tái diễn trình trạng “trúng mùa, mất giá, được giá hết hàng” đặt
ra trách nhiệm giải bài toán khó nhiều năm qua. Trong khi thị trường nông sản
hàng hoá của vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung được rộng mở, tạo ra
nhiều cơ hội làm ăn, thì nông dân ĐBSCL cũng đứng trước nhiều thách thức mà bản
thân họ không thể “tự bơi” để vượt qua.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án tái cơ cấu
ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững,
nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống cư dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương
thực và dinh dưỡng, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài. Mục tiêu của đề án
đặt ra là tăng trưởng GDP toàn ngành bình quân từ 2,6 - 3%/năm trong giai đoạn
2011 - 2015, từ 3,5 - 4%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020. Đến năm 2020, thu
nhập hộ gia đình nông thôn tăng lên 2,5 lần so với năm 2008.
Tuy nhiên, đề án chỉ mới vạch ra hướng đi, đích đến, lộ
trình và đi bằng phương tiện gì... nhanh hay chậm còn phụ thuộc nhiều yếu tố và
điều kiện thực thi. ĐBSCL cần có một vị trí quan trọng trong việc thực thi đề
án này. Tái cơ cấu nông nghiệp ĐBSCL phải là quá trình hiện đại hóa ngành sản
xuất lúa gạo, thuỷ sản, cây ăn trái và xây dựng nông thôn mới, giúp hàng chục
triệu nông dân ĐBSCL vượt qua thách thức, trở thành “doanh nhân nông nghiệp”,
làm giàu được bằng nghề nông. Một cách tiếp cận “làm như mọi khi” chắc chắn sẽ
không hiệu quả trước yêu cầu và thách thức mới.
Phía sau kỳ tích với ánh hào quang từ ngôi vị số 1, số 2 thế giới của xuất khẩu gạo, tôm, cá tra là thách thức lớn hơn phía trước, những ”nông dân sản xuất giỏi” cần phải vượt qua để trở thành “doanh nhân kinh doanh giỏi”. Phát triển “Kinh doanh nông nghiệp - Agribusiness” - như khuyến cáo của Nhóm chuyên gia Hà Lan khi xây dựng ”Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long đến năm 2100” đã đề xuất, rất cần được nhận diện thách thức, cách thức tiếp cận chiến lược và thực thi hiệu quả; trong đó nông dân ĐBSCL là chủ thể chính.
Phía sau kỳ tích với ánh hào quang từ ngôi vị số 1, số 2 thế giới của xuất khẩu gạo, tôm, cá tra là thách thức lớn hơn phía trước, những ”nông dân sản xuất giỏi” cần phải vượt qua để trở thành “doanh nhân kinh doanh giỏi”. Phát triển “Kinh doanh nông nghiệp - Agribusiness” - như khuyến cáo của Nhóm chuyên gia Hà Lan khi xây dựng ”Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long đến năm 2100” đã đề xuất, rất cần được nhận diện thách thức, cách thức tiếp cận chiến lược và thực thi hiệu quả; trong đó nông dân ĐBSCL là chủ thể chính.
Nhận xét
Đăng nhận xét