Thứ hai, 03/06/2013 22 giờ 51 GMT+7 | ||
* Tiềm năng thủy điện và cái giá phải trả Là 1 trong 10 con sông lớn nhất thế giới, sông Mê Công chảy qua 6 quốc gia Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Ngoài nguồn lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đảm bảo sinh kế cho người dân sống trong lưu vực, cao độ địa hình và lưu lượng dòng chảy của sông Mê Công còn mang đến tiềm năng to lớn về thủy điện với khả năng khai thác ước tính gần 54.000MW/năm. Hiện nay, 12 công trình thủy điện được quy hoạch ở hạ lưu vực đang là mối đe dọa trực tiếp đến an ninh nguồn nước của quốc gia cuối nguồn Việt Nam. Và ĐBSCL được xem là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nếu 12 dự án thủy điện này xây dựng và đi vào hoạt động. Theo Tiến sĩ Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu (CEWAREC), nếu 12 đập thủy điện lớn trên dòng chính hạ lưu sông Mê Công xây dựng sẽ đặt tương lai của sông Mê Công nằm tại ngã tư đường. Những đập này có nguy cơ gây tổn hại không thể phục hồi tới sinh thái sông Mê Công, đặt sinh kế và an ninh lương thực của hàng triệu cư dân sống phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên của dòng sông vào tình trạng bị đe dọa. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, Việt Nam là quốc gia cuối nguồn nên sẽ chịu tác động mạnh mẽ bởi các dự án phát triển thủy điện trên dòng chính. Các đập thủy điện sẽ làm suy giảm hệ sinh thái đất ngập nước và tính đa dạng sinh học của vùng ĐBSCL, gây tổn thất đến sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống, sinh kế của cư dân trong vùng. Theo Phó giáo sư-Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (Trường Đại học Cần Thơ), việc ngăn đập trên dòng chính để phát triển thủy điện sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân vùng ĐBSCL. Đồng thời, mức độ rủi ro, thiệt hại do các đập thủy điện gây ra rất khó dự báo khiến các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu khó thực hiện và nảy sinh nhiều hệ lụy mới. Sông Mê Công là tài sản chung của các quốc gia trong lưu vực, thế nên Ủy hội sông Mê Công quốc tế (MRC) yêu cầu đối với các vấn đề liên quan đến an ninh nguồn nước cũng như việc sử dụng nguồn nước quốc tế cho các mục đích phi giao thông thủy đòi hỏi phải thực hiện Thủ tục thông báo, tham vấn trước và thỏa thuận (gọi tắt là PNPCA). * Tìm tiếng nói chung Tại Hội thảo “Khía cạnh pháp lý trong hợp tác quản lý lưu vực sông Mê Công”, các đại biểu cho rằng để hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công, Việt Nam cần thu hút và tạo sự đồng thuận từ dư luận quốc tế trên cơ sở liên kết chặt chẽ với các quốc gia trong khu vực, chia sẻ và bảo vệ nguồn lợi từ sông Mê Công. Đồng thời, cần có những đối sách hợp lý và kiên định, chủ động các giải pháp ứng phó nhằm đảm bảo cho sự phát triển của ĐBSCL trong tương lai. Theo ông Lê Đức Trung, Chánh Văn phòng Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, để giải quyết vấn đề nóng của các đập thủy điện trên dòng chính hạ lưu sông Mê Công đòi hỏi Việt Nam phải căn cứ vào các cơ sở pháp lý và quan điểm khoa học chặt chẽ, đàm phán với các quốc gia trong lưu vực để xây dựng kịch bản tốt nhất cho tương lai trong vấn đề khai thác, bảo vệ nguồn lợi từ sông Mê Công và đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan. Ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế-Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cho rằng: “Các tỉnh, thành vùng ĐBSCL sẽ là nơi gánh chịu tác động từ việc xây dựng thủy điện trên dòng chính. Vì thế, các địa phương cần trao đổi, cung cấp thông tin cho các bộ ngành liên quan và Ủy ban sông Mê Công Việt Nam. Đồng thời, phải chủ động phối hợp ứng phó với những tác động chưa thể lường hết được trong tương lai từ việc xây dựng đập thủy điện”. Vấn đề trì hoãn thời gian xây dựng của các đập thủy điện trên dòng chính hạ lưu sông Mê Công đang được Ủy hội sông Mê Công quốc tế đề xuất nhằm tiến hành các nghiên cứu sâu hơn và cập nhật đầy đủ thông tin về những rủi ro do việc xây dựng đập gây ra. Để hợp tác giải quyết vấn đề chia sẻ và bảo vệ nguồn lợi từ sông Mê Công, các quốc gia trong lưu vực đã ký kết Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công (năm 1995). Ngoài ra, còn có Công ước của Liên hiệp quốc về Luật sử dụng các nguồn nước quốc tế cho các mục đích không phải giao thông thủy (năm 1997). Các đại biểu cho rằng, đây sẽ là những cơ sở pháp lý để Việt Nam cùng các nước trong lưu vực sông Mê Công tìm tiếng nói chung trong vấn đề khai thác, bảo vệ nguồn lợi từ sông Mê Công. Song song đó, các dự án thủy điện trên dòng chính hạ lưu sông Mê Công đang thu hút sự quan tâm của các quốc gia trong lưu vực và cộng đồng quốc tế, để tiếp cận với vấn đề này cần tranh thủ sự đồng thuận của dư luận quốc tế trên cơ sở quan hệ đa phương, hài hòa lợi ích với các quốc gia trong lưu vực để khai thác, bảo vệ nguồn lợi bền vững từ sông Mê Công.
MINH HUYỀN
|
Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...
Nhận xét
Đăng nhận xét