Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiếng vọng Thơ Văn

Màu tím hoa sim – vài ý về văn bản

  Văn nghệ Sài Gòng - Cập nhật ngày: 20/03/2020 lúc 23:58 VHSG- Ngày 18-3-2020 kỷ niệm tròn 10 năm ngày mất của nhà thơ Hữu Loan, tác giả của bài thơ  Màu tím hoa sim  nổi tiếng được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc. Nhân dịp này VHSG xin trân trọng giới thiệu lại bài viết của nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương từ 15 năm trước về văn bản  Màu tím hoa sim . Nhà thơ Hữu Loan (1916 – 2010) Việc bài thơ  Màu tím hoa sim  của Hữu Loan được Công ty Vitek VTB mua bản quyền với giá 100 triệu đồng là một sự kiện nổi bật trong đời sống văn nghệ năm 2004. Có thể xem đây là bài thơ có số phận đặc biệt vào bậc nhất trong lịch sử thơ ca Việt Nam. Từ chỗ bị phê phán, lãng quên, giờ nó được phục hồi, tôn vinh và trở lại với đời sống văn học bằng cửa chính. Bài thơ nay có “chủ” mới và đang được xác định lại văn bản chính xác của nó. Tuy nhiên, văn bản này cũng đã trải qua nhiều lần sửa đổi, thêm bớt của tác giả, lại được bồi đắp, điều chỉnh bởi các thế hệ bạn đọc từng được/ bị bài thơ h...

Có ai biết xuất xứ của bài thơ tuyệt vời này không?

Một bài thơ được lan truyền trên mạng xã hội nhưng chưa biết tên bài thơ và tác giả. Điều tuyệt vời là từ bài thơ này, chúng ta có thêm 7 bài thơ khác đều hay bằng cách rất là đơn giản. Đây cũng là một điều rất lý thú của những ai thích "chơi" thơ. 1. Bài thơ gốc: (Khuyết danh?) Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngời Thú vui thơ rượu chén đầy vơi Hoa cài giậu trúc cành xanh biếc Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi Qua lại khách chờ sông lặng sóng Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người Xa ngân tiếng hát đàn trầm bổng Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười. 2. Ðọc ngược bài gốc từ dưới lên: Cười mỉm mắt ai bóng thướt tha Bổng trầm đàn hát tiếng ngân xa Người đông bến đợi thuyền xuôi ngược Sóng lặng sông chờ khách lại qua Tươi thắm sắc xuân hương quyện lá Biếc xanh cành trúc giậu cài hoa Vơi đầy chén rượu thơ vui thú Ngời sáng ánh xuân cảnh mến ta. 3. Bỏ hai tiếng đầu mỗi câu trong bài gốc: Cảnh xuân ánh sáng ngời Thơ rượu chén đầy vơi Giậu trúc cành xanh biếc Hương xuân sắc thắm tư...

Hôm nay, ngày của mẹ

Chủ nhật thứ 2 trong tháng 5 hàng năm là Ngày của mẹ. Nhớ một bài thơ, từ những năm 80, mình đã đọc một mạch và thuộc, đến bây giờ chưa quên. Xin tặng mọi người, vui khi còn mẹ, một chút bùi ngùi sẻ chia với người không còn mẹ trên đời. Vĩnh viễn từ nay Võ Văn Trực Vĩnh viễn từ nay con không thấy mẹ nữa rồi Con nghĩ thế, nước mắt trào nóng bỏng. Đất quá rộng và bầu trời quá rộng Con lặng ngồi bé nhỏ giữa hoàng hôn Nhìn nuối theo bóng mẹ cuối đường thôn Rồi xa hút lẫn trong màu nắng nhạt Phía đồng ấy màn chiều dăng man mác Nấm cỏ rầu côi cút giọt sương rơi... Vĩnh viễn từ nay con không thấy mẹ nữa rồi Con thoáng nghĩ...(cơn gió về lạnh quá): Bốn mươi tuổi con từng đi khắp ngả Chân dạn dày gai góc với mưa bom Đến bữa rày mới thấy thật đời con Giã từ mẹ - giã từ thời thơ bé. Khung cửa nhỏ mẹ ngồi chiều nắng xế Ôi hôm nay khung cửa rộng dường bao. Con đã về đây con hỏi con chào Sao chẳng thấy mẹ đáp lời thương mến? Sao chẳng thấy mắt mẹ nhìn âu yếm? Nén hương...

Luật thơ Lục Bát

Để giúp một số bạn đọc trẻ tuổi là học sinh, sinh viên… cùng những người mới tập làm thơ lục bát có thêm sự rành rẽ về luật thơ lục bát, người biên soạn xin được giới thiệu bài nói về luật thơ... dùng cho người mới tập làm thơ, chứ tuyệt nhiên không dám múa rìu qua mắt các thợ thơ. Những chi tiết trong bài viết này là tổng hợp, chọn lọc, biên soạn từ nhiều tài liệu tham khảo khác nhau, cũng có thể dùng nguyên câu chữ của một tác giả khác... Các ví dụ cốt minh họa cho sát vấn đề nêu ra chứ không đề cập tới yếu tố hay hoặc dở. Rất mong được quý bạn đọc góp ý, bổ khuyết. 1 - Vần tiếng Việt: Vần là yêu cầu tối quan trọng đối với thơ lục bát nên cần nắm sơ qua về “vần” tiếng Việt. * Tiếng việt có các vần sau: * Vần tiếng Việt bắt đầu bằng các nguyên âm, là nguyên âm hoặc nguyên âm ghép với các phụ âm đơn hoặc phụ âm kép. Ví dụ: Từ TA có vần là A là nguyên âm A. Từ THAN có vần là AN là nguyên âm A ghép với phụ âm đơn N. Từ THANH có vần là ANH là nguyên âm A...