Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2022

Bài 2. Để đất “Chín Rồng” vươn lên mạnh mẽ: Khai thác các thế mạnh của châu thổ Cửu Long

Hữu Hiệp – Văn Đức CAND, Thứ Sáu, 05/08/2022, 07:53 Tầm nhìn dài hạn, mục tiêu phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trở thành vùng đất an toàn, trù phú, thịnh vượng trong tương lai đến nhanh hay chậm đang đòi hỏi những nỗ lực vượt qua các thách thức, tận dụng thời cơ, hành động đột phá và không hối tiếc. Con người là trung tâm của sự phát triển Ngày 22/4, phát biểu kết luận Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), bảo đảm quốc phòng – an ninh (QPAN) vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, vùng ĐBSCL thực sự là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, QPAN và đối ngoại của cả nước; là “Vùng cực Nam - Thành đồng của Tổ quốc”, cửa ngõ phía Tây Nam của quốc gia. Phát triển công nghiệp vùng ĐBSCL thời gian qua có nhiều bước tiến quan trọng. ĐBSCL có vị trí, vai trò đặc biệt

Bài 1. Để đất “Chín Rồng” vươn lên mạnh mẽ: Phát triển bền vững vùng ĐBSCL - Nhìn từ thực tiễn

  Trần Hữu Hiệp – Nguyễn Văn Đức CAND-Thứ Năm, 04/08/2022, 07:09 Triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế, xã hội (KTXH), bảo đảm quốc phòng, an ninh (QPAN) vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan đã nỗ lực xây dựng, phê duyệt quy hoạch vùng ĐBSCL nói riêng và triển khai Luật Quy hoạch nói chung. Ngày 21/6, tại TP Cần Thơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Quy hoạch vùng ĐBSCL lần này là quy hoạch vùng đầu tiên được ban hành theo Luật Quy hoạch, thể hiện “Tư duy mới, tầm nhìn mới, giá trị mới, cơ hội mới” cho tương lai phát triển vùng ĐBSCL, nhất là trong bối cảnh thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng… ĐBSCL có diện tích tự nhiên gần 4

Đường lên cho "3 vòng xoáy đi xuống"

Trần Hữu Hiệp 03/08/2022 07:58 GMT+7 TTO - Báo cáo Kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 2 năm 2022 gây chú ý khi nêu ra "3 vòng xoáy đi xuống" của vùng đất giàu tiềm năng, nhiều thách thức này. Theo nhóm nghiên cứu, đó chính là vòng xoáy ngân sách, vòng xoáy lao động và vòng xoáy cấu trúc kinh tế vùng. Vòng xoáy ngân sách được nhận diện chính là thiếu đầu tư tương xứng của Nhà nước thời gian dài cho các khâu then chốt trong phát triển vùng, đặc biệt là hạ tầng giao thông và logistics. Hệ quả là lĩnh vực "đi trước mở đường" này trong tình trạng vừa thiếu, vừa yếu, vừa xuống cấp, kém hấp dẫn nhà đầu tư tư nhân. Đói đường cao tốc, khát đường giao thông là thực trạng ngó thấy của miền Tây, khiến nơi đây tụt hậu ngày càng xa so các vùng, miền và mặt bằng phát triển chung của cả nước. Vòng xoáy lao động với tình trạng thiếu việc làm tại chỗ, phần lớn người trẻ tuổi bị "đẩy" ra khỏi vùng, lên TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, dẫn đến

Nhân Dân TV "ĐBSCL chủ động quy hoạch thuận thiên"

VTV5-Khơi thông giao thông thủy ĐBSCL