Chuyển đến nội dung chính

Bài 1. Để đất “Chín Rồng” vươn lên mạnh mẽ: Phát triển bền vững vùng ĐBSCL - Nhìn từ thực tiễn

 Trần Hữu Hiệp – Nguyễn Văn Đức

CAND-Thứ Năm, 04/08/2022, 07:09

Triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế, xã hội (KTXH), bảo đảm quốc phòng, an ninh (QPAN) vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan đã nỗ lực xây dựng, phê duyệt quy hoạch vùng ĐBSCL nói riêng và triển khai Luật Quy hoạch nói chung.

Ngày 21/6, tại TP Cần Thơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Quy hoạch vùng ĐBSCL lần này là quy hoạch vùng đầu tiên được ban hành theo Luật Quy hoạch, thể hiện “Tư duy mới, tầm nhìn mới, giá trị mới, cơ hội mới” cho tương lai phát triển vùng ĐBSCL, nhất là trong bối cảnh thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng…



ĐBSCL có diện tích tự nhiên gần 40.000 km2 (khoảng 13% diện tích cả nước), dân số khoảng 18 triệu người (19% dân số cả nước), đóng góp khoảng 12% vào GDP của cả nước. Tuy nhiên, châu thổ Cửu Long vẫn còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức; chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của mình.  Tiềm năng thì lớn nhưng cơ chế, chính sách còn hạn hẹp; phần đóng góp của vùng vào kết quả chung của cả nước vẫn còn hạn chế.

“Sức khỏe” vùng đồng bằng

Ngày 1/8, tại TP Cần Thơ diễn ra công bố báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2022 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ phối hợp với Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright (FSPPM) thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, điểm sáng lớn nhất của vùng trong 2 năm 2020-2021 là nông nghiệp. Bất chấp dịch bệnh trong năm 2021, khu vực nông nghiệp của ĐBSCL vẫn tăng trưởng mạnh (3,4%), cao hơn hẳn so với mặt bằng chung của cả nước. Xuất khẩu nông thủy sản của vùng đóng vai trò then chốt trong việc duy trì thặng dư thương mại cho Việt Nam.

Tuy nhiên, một mình ngành Nông nghiệp không đủ sức vực dậy nền kinh tế ĐBSCL vì khu vực công nghiệp, dịch vụ chiếm tới hơn 70% GRDP của vùng đều tăng trưởng âm, ước tính lần lượt là -0,8% và -1,8%. Điều đáng lưu ý là năng lực cạnh tranh nông nghiệp của ĐBSCL trong giai đoạn 2015-2020, tốc độ tăng năng suất lao động nông nghiệp trung bình ở đây rất cao, lên tới 9,03%/năm, gấp hơn 2 lần so với khu vực công nghiệp (4,39%) và dịch vụ (3,82%). Điều này cho thấy ĐBSCL vẫn còn nhiều tiềm năng chuyển đổi cơ cấu và tăng năng suất.

Tất nhiên, việc hiện thực hóa tiềm năng này tùy thuộc vào chiến lược và chính sách phát triển đúng đắn. TS Vũ Thành Tự Anh, Trường Đại học Fulbright Việt Nam (đồng tác giả báo cáo) cho biết, ĐBSCL được giao sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, chính sách kiên quyết giữ đất lúa đã giúp Việt Nam xóa đói và trở thành quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu, nhưng lại không giúp Việt Nam trở nên thịnh vượng.

Nền nông nghiệp của ĐBSCL chậm hiện đại hóa, vẫn dựa chủ yếu vào kinh tế nông hộ với diện tích đất canh tác nhỏ, manh mún, là rào cản cho việc chuyển trọng tâm từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; nguồn vốn đầu tư hạn chế. Những thách thức này làm tốc độ tăng trưởng GRDP của ĐBSCL thấp, chỉ đạt 5,31%/năm trong giai đoạn 2016-2020, thấp nhất trong bốn vùng kinh tế trọng điểm. Hệ quả, vùng ĐBSCL mặc dù giàu có về tài nguyên, phong phú về tiềm năng nhưng tiếp tục tụt hậu về mặt kinh tế…

ĐBSCL chiếm 12% diện tích, 19% dân số cả nước, là vùng nông nghiệp, thủy sản lớn nhất nước, nguồn cung nguyên liệu chủ yếu cho ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu quốc gia; đóng góp 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 70% các loại trái cây của cả nước; 95% lượng gạo xuất khẩu. Vùng còn có lợi thế đặc biệt về phát triển nông nghiệp, du lịch, năng lượng tái tạo; có vị trí thuận tiện trong giao thương với các nước ASEAN và Tiểu vùng sông Mê kông.

Vùng này đã có sự phát triển rõ rệt, đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, bức tranh hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, năng lượng những năm qua có nhiều điểm sáng đáng ghi nhận. Tuy nhiên, vùng châu thổ này đang đối mặt ở nhiều cấp độ khác nhau, từ nội vùng, liên vùng, khu vực hạ lưu Mekong và cấp độ tác động toàn cầu do thiên tai, dịch bệnh, BĐKH.

Các quốc gia đầu nguồn xây đập thủy điện “treo các túi nước trên đầu Mekong”, “trích máu dòng sông” bằng các dự án chuyển nước dòng chính làm thay đổi dòng chảy, giảm lượng phù sa, nguồn lợi thuỷ sản tác động tiêu cực đến phát triển KTXH và môi trường vùng hạ du. Thách thức còn bị nhân lên từ hoạt động kinh tế với cường độ cao ở nội vùng gây nhiều hệ lụy làm mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt tài nguyên nước và cát, trong khi quản lý nhà nước “thiếu phối hợp, thừa chồng chéo”.

Hạn mặn gay gắt, sụt lún đất, sạt lở bờ sông, bờ biển nghiêm trọng, ngập lụt đô thị thường xuyên; sản xuất thủy sản, trái cây, lúa gạo nhiều sản lượng nhưng chỉ “mang vác nặng”, khó tiêu thụ, lợi nhuận thấp; hạ tầng giao thông, logistics thấp kém, người đồng bằng di cư đi nơi khác tìm kiếm việc làm đến mức báo động… 

Thực trạng đó cho thấy một đồng bằng không chỉ đứng trước các thách thức mà chúng đang tích lũy, liên hoàn và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, dễ gây tâm lý e ngại về tương lai, cảm thấy áp lực phải giải quyết nhanh. Nhưng nếu sa đà vào cách thức “đau đâu trị đó, mé nhánh, tỉa cành” sẽ tiếp tục nảy sinh nhiều hệ lụy khác. Thực tiễn phát triển vùng ĐBSCL đang đòi hỏi phải nhận diện hệ thống, có chiến lược ứng phó dài hạn, sự tiếp cận đa ngành và phối hợp giải quyết liên ngành.

Tư duy mới, nguồn lực mới, giá trị mới

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, nông nghiệp vẫn là nguồn kinh tế trọng điểm của vùng châu thổ Cửu Long. Thời gian tới, cần giải quyết thỏa đáng những vấn đề nội tại để phát triển toàn diện và nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp với mức giá cạnh tranh, chi phí đầu vào tối ưu, tạo những giá trị gia tăng cao… Đặc biệt, phải có “cuộc cách mạng” tổ chức lại sản xuất, có sự vào cuộc của lãnh đạo tất cả các địa phương.

Bộ trưởng NN&PTNT cho rằng, mỗi địa phương cần chủ động mở rộng không gian liên kết phát triển, đất đai có thể manh mún, đơn vị hành chính có thể phân chia theo địa giới, nhưng tư duy không thể manh mún, không gian kinh tế không thể bị chia cắt, giao thông thông suốt liền mạch. Điều đó cho thấy tầm quan trọng trong tư duy liên kết Vùng cùng tạo ra thương hiệu chung của Vùng, tính liên kết hợp tác, vừa tạo ra giá trị chung, vừa khơi gợi thúc đẩy sự năng động, sáng tạo của từng địa phương, dần mở rộng không gian vượt ra khỏi địa giới Vùng.

ĐBSCL đang là tâm điểm thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, có thể là hình mẫu phát triển, nâng cao sức chống chịu, thích ứng và vươn lên mạnh mẽ của một đồng bằng trước những thách thức to lớn do BĐKH, nước biển dâng và tác động tiêu cực của vấn đề nước xuyên biên giới.

Quy hoạch tích hợp vùng ĐBSCL được xem là sản phẩm của việc “chuyển hướng chiến lược” trong tư duy phát triển vùng, từ “khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh” sang “thích ứng thuận thiên”, phục hồi và tăng cường “sức khỏe” cho đồng bằng, biến thách thức thành cơ hội; lấy con người làm trung tâm, coi tài nguyên nước là cốt lõi trong suốt quá trình phát triển. Bản Quy hoạch không chỉ nhận diện “nguy cơ” mà còn xác định rõ “thời cơ” để châu thổ này chuyển đổi sang mô hình phát triển mới theo hướng tăng giá trị, phát huy các nguồn lực tự nhiên, con người, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Vấn đề cốt lõi của ĐBSCL vẫn là định vị vùng, bố trí không gian và huy động các nguồn lực phát triển với mục tiêu đưa vùng này thành nơi đáng sống đối với người dân, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách và nhà đầu tư cùng với các cộng đồng dân cư chung sống thịnh vượng và năng động để tạo ra giá trị mới cho vùng đất Chín Rồng.

Để đạt được yêu cầu đó, phải huy động vốn đầu tư toàn xã hội, sức lực, trí tuệ của các nhà khoa học, các tổ chức tư vấn, phát huy vai trò của chính quyền các cấp, kêu gọi sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là vai trò của người dân. Nhà nước bớt chỉ đạo, tăng kiến tạo, doanh nghiệp hành động, người dân hưởng ứng là cần thiết. Diện mạo tương lai đồng bằng đã được định hình rõ, cần những gam màu sáng bằng tư duy, cách tiếp cận và hành động thực tế để hiện thưc hóa quy hoạch đi từ văn bản hay thành thực tiễn tốt.

“Chính phủ cũng đã phê duyệt Quy hoạch tích hợp vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, công bố vào tháng 6 vừa qua. Nhưng vấn đề hiện nay là các địa phương ĐBSCL hợp tác thế nào để tận dụng, nếu phát triển rời rạc, cuốn vào đua xuống đáy thì khó tận dụng được cơ hội bứt phá”, TS Vũ Thành Tự Anh nêu ý kiến.

https://cand.com.vn/thoi-su/de-dat-chin-rong-vuon-len-manh-me-phat-trien-ben-vung-vung-dbscl-nhin-tu-thuc-tien-i662747/

 

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Địn...

Nhớ Cần Thơ phố

Trần Hữu Hiệp B áo Dân Việt So với Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, cố đô Huế trầm tư hay Sài Gòn phố nhộn nhịp, thì Cần Thơ phố mang đậm đặc trưng sông nước miệt vườn. Nơi đó, hàng ngày, người Tây Đô vẫn đang sống cuộc đời bình dị. Nhớ thời học phổ thông, nhà tôi chỉ cách trung tâm Cần Thơ 20 Km, nhưng mãi đến năm 15 tuổi, lần đầu tiên mới được đến Cần Thơ cùng đội học sinh giỏi của Trường cấp III Ô Môn dự thi. Đêm, mấy thằng nhà quê lang thang, lạc đường trên phố Hòa Bình, thời đó là một  đại lộ mênh mông trong mắt nhìn bọn trẻ nhà quê chúng tôi. Ký ức Cần Thơ phố trong tôi một thời còn vang qua giọng ngâm của ai trong đêm tĩnh lặng nơi con hẻm nhỏ, bài thơ Tình trắng của Kiên Giang – Hà Huy Hà: “Cần Thơ, ơi hỡi Cần Thơ/Bóng dáng ngày xanh phủ bụi mờ/Ai nhặt giùm tôi bao kỷ niệm” … Và thơ tôi, tuổi học trò: “Ai đặt tên em tự bao giờ/Người đời hai tiếng gọi Cần Thơ/Mỗi lúc đi xa ta nhớ quá/Gặp lại hình em tron...