Trần Hiệp Thủy
Cái
“cơ chế” đó đang bị áp dụng trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và nhiều lĩnh
vực khác, làm khổ người trung thực, dạy người ta “nói dối” lẫn nhau, thậm chí tạo
tâm lý nghi ngờ nói thật; giúp người tìm cách đi “đường vòng” nhanh hơn “đường
thẳng”.
Nhiều
người thừa nhận, học đại học đến lúc thi tốt nghiệp, bảo vệ luận văn ra trường
dễ hơn thi vào đại học. Xét tuyển nghiên cứu sinh “dễ” hơn thi tuyển cao học. Vào
học tạm trung cấp, cao đẳng rồi liên thông lên đại học nhanh hơn “mài mò kinh
sử” thi lại, chưa chắc đã đậu. Thi đại học các ngành có điểm chuẩn cao, khó vào
thì cố vào được ngành có điểm chuẩn thấp, sau đó đăng ký học thêm ngành thứ hai,
khỏe re.
Đào
tạo nghề cho lao động nông thôn là chủ trương lớn, trên phân bổ vốn về chậm,
còn vài tháng thì hết năm tài chính, sợ bị khuyết điểm “có vốn mà không tiêu
được”, cấp dưới cố “quơ” cho đủ cơ số học viên, đảm bảo chế độ, định mức thanh
toán. Hệ quả là “người học nghề cũng ngồi nhầm lớp”. Đó cũng là một kiểu làm
dối.
Đi
công tác, tổ chức hội nghị, chế độ chi cho đại biểu … do định mức ít, nên người
ta phải “hoạch toán” tăng số lượng. Hóa đơn thường chi không đến 200 ngàn thì
tách thành nhiều hóa đơn, hoặc tìm cách mua hoá đơn đỏ, dù phải chịu thêm thuế VAT,
nhưng được thanh toán. Người thủ trưởng, anh tài chính, anh kho bạc biết, nhưng
mặc nhiên chấp nhận kiểu “làm dối” vì nó là thật. Nhiều định mức chi tiêu tài
chính đang làm khổ người trung thực, nhiều nhóm nghiên cứu khoa học lo chuyện
chứng từ, hoá đơn còn hơn việc nghiên cứu, đến mức nhà khoa học cũng phải than
thở “làm khoa học cũng phải biết nói dối”.
Một
thời, “nạn công chứng” hành nhiều người. Có công chứng viên một ngày ký tên hết
1 cây bút bi, áp lực đến nỗi không kịp đi … toillet. Nay có khá hơn, nhưng nhiều
nơi, cần hồ sơ, giấy tờ gì cũng đòi công chứng dù trực tiếp xem bản chính. Có cơ
quan khi tiếp nhận hồ sơ còn đòi bản sao công chứng chính những văn bằng, chứng
chỉ do cơ quan mình cấp. Ở các trạm thu phí, có người bán vé, thì chỉ cách đó
5-10 mét, lại thêm người soát vé. Đó là những kiểu “không tin nhau”.
Cơ chế, qui định, định mức là
do con người đặt ra, không còn phù hợp thì sửa. Đừng để việc ai cũng biết là
nói dối, làm dối nhưng mặc nhiên chấp nhận trong một bộ phận, rồi đến bộ phận không
nhỏ, thành thói quen ứng xử hàng ngày là nguy cơ của một xã hội nói dối, làm
dối.
Nói dối đã phát triển tới mức mọi người đều nghĩ đó là "nói thật" thì "xã hội suy vi" - như có học giả đã nhận xét - và rồi mọi giá trị bị đảo lộn hết; kết quả là vỡ trận, bát nháo, đảo điên...
Trả lờiXóaThan ôi,
Người thiện lương sẽ sống ở đâu trong xã hội như vậy?
MỘ NGƯỜI NHIỀU CẢM TÌNH VỚI MGĐB.
Nói dối mà là... thật?
Trả lờiXóaVậy nói thật là gì bây giờ hả anh?
Là mất lòng, là trái tai, là tị hiềm, là bị ruồng bỏ...
Cái thật, một lúc nào đó trong cơ chế này, nó thực trở thành
cái xa lạ, cái ung nhọt, gớm giếc..
Thì... cái dối cũng chẳng còn tác dụng j.
Cs như sợi dây cung. Kéo về phía này tự khắc có 1 lực vô hình, đối trọng ể kèo theo chiều ngược lại.
Mà... một khi kéo căng quá thì nó đứt...