TTO, 05/09/2022 10:45 GMT+7
Dù ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19,
nhưng 6 tháng đầu năm 2022, Hậu Giang có mức tăng trưởng đạt 11%, cao nhất
ĐBSCL và đứng thứ 8 cả nước. Vì sao Hậu Giang vươn mình phát triển mạnh mẽ như
vậy?
·
Thông xe cầu Xẻo Vẹt nối liền 2 tỉnh
Bạc Liêu - Hậu Giang
· Hậu Giang trên đà bứt phá trước 2025
Đô
thị TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang - Ảnh: TRUNG QUÂN
Trò chuyện với Tuổi Trẻ về thành
quả ấn tượng này, cũng như những định hướng lớn sắp tới, ông Nghiêm Xuân Thành
- ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang - nói:
Hậu Giang là tỉnh trẻ, xuất phát điểm
thấp so với các địa phương khác, đến nay quy mô kinh tế nhỏ, nguồn thu ngân
sách (thu thuế nội địa) thấp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiếu đồng bộ,
còn nhiều điểm nghẽn trong phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc biệt, Hậu Giang đang trong vòng
xoáy đi xuống, nếu không có những chủ trương, định hướng đúng, sát thực tiễn thì
tỉnh rất khó để bứt phá vươn lên phát triển trong thời gian tới.
Do vậy, ngay sau Đại hội Đảng bộ tỉnh
lần thứ XIV, lãnh đạo tỉnh đã đồng lòng, quyết tâm bắt tay vào tháo gỡ các điểm
nghẽn, thực hiện nhiều mục tiêu đột phá để biến khát vọng đưa Hậu Giang bứt phá
thành tỉnh khá trong khu vực.
Tập trung ba khâu đột phá
Năm 2022, tỉnh chọn là Năm Doanh nghiệp với thông điệp "Doanh nghiệp đến, Hậu Giang vui". Thông điệp thể hiện khát vọng về một Hậu Giang đang trong tâm thế sẵn sàng chào đón doanh nghiệp và đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đến đầu tư, sản xuất kinh doanh".
Ông Nghiêm Xuân Thành - bí
thư Tỉnh ủy Hậu Giang
* Những đột phá mà tỉnh đã
và đang thực hiện để hiện thực hóa khát vọng đưa Hậu Giang bứt phá thành tỉnh
khá là gì, thưa ông?
- Để đưa Hậu Giang vượt qua khó khăn,
đưa vòng xoáy đảo chiều đi lên, tạo động lực để Hậu Giang phát triển nhanh và
bền vững, chương trình hành động thực hiện nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và
nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIV (Chương trình 50) của Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã xác định 3 nhiệm vụ đột phá với tinh thần đổi mới,
quyết tâm và khát vọng vươn lên:
Một là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực lãnh
đạo chủ chốt các cấp, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về công
tác cán bộ gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài và tuyển chọn,
bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp trong hệ thống chính trị tỉnh.
Hai là, hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách; tập trung ưu
tiên xây dựng các cơ chế, chính sách tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh,
thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân, nhất là cơ chế, chính sách đặc thù, ưu
đãi đặc biệt trên một số lĩnh vực thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hợp
tác xã theo hướng ưu đãi, cạnh tranh so với các địa phương khác.
Tập trung cải cách hành chính mạnh mẽ,
nâng cao chất lượng và cải thiện vị trí xếp hạng các chỉ số năng lực cạnh tranh
của tỉnh từng năm và cả nhiệm kỳ. Xây dựng chính quyền điện tử, thực hiện
chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực, phát triển đô thị thông minh kinh tế số;
tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội.
Ba là, xây dựng chiến lược phát triển và quy hoạch tỉnh Hậu Giang.
Chú trọng xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp, hạ
tầng giao thông đồng bộ, thuận lợi cho nhà đầu tư.
* Hậu Giang không có nhiều
lợi thế như các tỉnh trong khu vực, nhưng tỉnh lại thu hút được nhiều nhà đầu
tư lớn đến làm ăn có phải nhờ vào thông điệp mà ông là tác giả - "Doanh
nghiệp đến, Hậu Giang vui" không? Ông có thể nói rõ hơn ý tưởng của thông
điệp này?
- Hậu Giang là tỉnh có diện tích tự
nhiên nhỏ, dân số thấp nhất vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, tỉnh cũng có những tiềm
năng, lợi thế riêng khi tiếp giáp với TP Cần Thơ và sông Hậu, có nhiều tuyến
quốc lộ đi qua, còn nhiều dư địa phát triển, đã hình thành những nền tảng cơ
bản phát triển công nghiệp.
Trong 3 năm trở lại đây, quy mô kinh
tế của tỉnh tăng trưởng cao, 5 năm liên tục chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh
tăng điểm, trong đó chỉ số tiếp cận đất đai đứng thứ 5 cả nước, dẫn đầu ĐBSCL.
Môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh
nhận được sự đánh giá cao của cộng đồng doanh nghiệp. Chính quyền các cấp trong
tỉnh luôn tích cực hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp
đến đầu tư.
Hậu Giang nằm ở vị trí trung tâm các
tỉnh Nam sông Hậu, được hưởng lợi lớn nhờ vào phát triển hệ thống giao thông
vùng khi sắp tới đây có 2 tuyến đường cao tốc của vùng với chiều dài 300km thì
có đến 100km đi qua và giao nhau ở địa phận tỉnh Hậu Giang - đây là lợi thế rất
lớn trong phát triển kinh tế, thu hút đầu tư của tỉnh.
Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ
tỉnh lần thứ XIV, tỉnh tập trung lãnh đạo xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính
sách thu hút đầu tư theo hướng tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh,
thuận lợi, ưu đãi, cạnh tranh, nhất là cơ chế chính sách đặc thù và năm 2022,
tỉnh chọn là Năm Doanh nghiệp với thông điệp "Doanh nghiệp đến, Hậu Giang
vui".
Với lợi thế vốn có cùng nhiều cơ hội,
tiềm năng mới xuất hiện, nhất là nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa
XIII về "phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an
ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", các dự án trọng điểm
quốc gia được trung ương chủ trương đầu tư như: cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, Châu
Đốc - Cần Thơ - Trần Đề (Sóc Trăng), cảng Trần Đề. Hậu Giang thật sự trở thành
điểm đến thành công của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thu hút đầu tư chọn lọc
Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng được xem là "lá
phổi xanh" của ĐBSCL, quan điểm phát triển du lịch tại đây ra sao, thưa
ông?
-
Hậu Giang đã xây dựng "Đề án du lịch sinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên
Lung Ngọc Hoàng" với mục tiêu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh
học gắn với khai thác tiềm năng môi trường sinh thái tự nhiên của rừng, phát
triển du lịch kết hợp giáo dục môi trường tại khu vực này.
Đề
án tập trung các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa
dạng sinh học và bảo vệ môi trường; giải pháp về cơ chế chính sách, thu hút vốn
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát huy vai trò của cộng đồng địa phương để
phát triển du lịch sinh thái…
Để
khai thác "lá phổi xanh" của ĐBSCL, phục vụ phát triển du lịch, tỉnh
đã thống nhất cho Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng được đấu nối vào
đường tỉnh 926B kết nối với tuyến Quản lộ - Phụng Hiệp (tỉnh Sóc Trăng), đồng
thời sẽ đầu tư nâng cấp, mở rộng đường tỉnh 927.
Hiện đã có doanh
nghiệp ký biên bản ghi nhớ đầu tư vào dự án này trong thời gian tới.
* Dĩ nhiên, để phát triển
kinh tế phải có doanh nghiệp đến đầu tư, nhưng thời gian qua có tình trạng một
số nơi do nôn nóng thu hút đầu tư nên nhiều dự án gây tổn hại môi trường. Vậy
tỉnh đã chọn lọc và tạo điều kiện cho nhà đầu tư như thế nào, thưa ông?
- Thời gian vừa qua, nhất là lúc mới
chia tách, tỉnh tập trung kêu gọi đầu tư, thu hút các doanh nghiệp về đầu tư,
kinh doanh tại Hậu Giang.
Các doanh nghiệp đã góp phần tăng thu
ngân sách, giải quyết việc làm, gắn với tiêu thụ nông sản cho các vùng nguyên
liệu, qua đó góp phần vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Tuy nhiên, cũng còn một số doanh
nghiệp đầu tư chưa hiệu quả, nguy cơ tác động môi trường vẫn tiềm ẩn.
Vì vậy, Tỉnh ủy đã ban hành nghị quyết
phát triển 4 trụ cột, ưu tiên mời gọi các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao, các doanh nghiệp chế biến nông sản và đầu tư nông nghiệp
sinh thái.
Thu hút đầu tư có chọn lọc, quan điểm
rất rõ là các doanh nghiệp sản xuất thì ưu tiên các doanh nghiệp đáp ứng 3 tiêu
chí: sử dụng lao động địa phương, đóng góp nhiều cho ngân sách, công nghệ thân
thiện môi trường.
Đồng thời, tỉnh có những chính sách
thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch và doanh nghiệp có thế mạnh
trong xây dựng các khu đô thị hiện đại.
Các điều kiện để tỉnh hấp dẫn nhà đầu
tư là môi trường kinh doanh an toàn, thân thiện, thể hiện các chỉ số năng lực
cạnh tranh cao. Hạ tầng giao thông, kỹ thuật, kinh tế - xã hội đồng bộ.
Tỉnh tập trung đầu tư nâng cấp các cơ
sở hạ tầng giao thông, khu công nghiệp, đây là điều nhà đầu tư rất quan tâm.
Thủ tục đầu tư nhanh chóng, thuận tiện, minh bạch, rõ ràng. Cải cách thủ tục
đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp, ưu đãi lớn nhất đối với doanh nghiệp chính
là niềm tin và cam kết của hệ thống chính trị đối với nhà đầu tư.
Thay đổi tư duy hành chính
sang phục vụ
* Ông cũng từng nhiều lần
nhắc đi nhắc lại Hậu Giang chuyển từ tư duy hành chính sang tư duy phục vụ của
tỉnh, cụ thể việc này ra sao?
- Quan điểm của tỉnh để thu hút đầu tư
thành công, bền vững phải trên nền tảng bảo đảm hài hòa ba lợi ích là: Nhà
nước, người dân, doanh nghiệp. Phương châm của tỉnh "thành công của doanh
nghiệp cũng là thành quả của tỉnh nhà". Một trong ba đột phá chiến lược
trong giai đoạn tới của tỉnh là cải cách mạnh mẽ hành chính, tạo lập môi trường
kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.
Thay vì cho phép, cấp phép chuyển sang
được phục vụ và nhận thức một văn hóa, một ngôn ngữ, lấy người dân, doanh
nghiệp làm trung tâm, đó là cùng một tuyên ngôn và cùng hành động làm mục tiêu
chung. Cam kết "2 nhanh, 3 tốt", từ đó hướng mọi cơ chế, chính sách
đem đến trải nghiệm tốt nhất cho doanh nghiệp và người dân.
* Thưa ông, trước nay có một định kiến rằng lãnh đạo luân chuyển từ nơi khác về "thường làm cho tốt nhiệm vụ rồi sẽ đi", ông nghĩ sao về chuyện này?
- Khi được Bộ Chính trị điều động phân
công nhiệm vụ về Hậu Giang, tôi xác định rằng: "Về Hậu Giang không phải là
một chuyến đi trải nghiệm, mà là một sự vào cuộc thật sự với tỉnh nhà, quyết
tâm thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao và tấm lòng, trách nhiệm với Hậu
Giang".
Từ thực tế phát triển, những khó khăn,
hạn chế của tỉnh, với tinh thần "đổi mới, đột phá, quyết tâm và khát
vọng", tôi mong muốn đóng góp cá nhân, cộng hưởng ý chí, sức mạnh tập thể,
để khơi dậy sự phát triển của một tỉnh còn nhiều lợi thế và tiềm năng như Hậu
Giang.
Bản thân sẽ tiếp tục học hỏi, kế thừa
những thành tựu mà Đảng bộ tỉnh đã đạt được trong thời gian qua, nỗ lực cùng
với tập thể thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, góp phần nâng
cao đời sống, vật chất và tinh thần cho người dân.
* Cũng chính vì định kiến
này nên cấp dưới cũng không dám đề xuất những việc đột phá, táo bạo cho cấp
trên. Vậy ông đã "đả thông" họ bằng cách nào để quy tụ thành sức
mạnh?
- Tôi cho rằng định kiến đó có chăng
chỉ là thời gian đầu. Được phân công nhiệm vụ về Hậu Giang, đó là "cái
duyên" với Hậu Giang.
Vì lẽ đó, tôi gắng nỗ lực hết mình,
cùng tập thể Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ và cả hệ thống chính trị của
tỉnh nêu cao truyền thống đoàn kết, thống nhất, nắm bắt thời cơ, phát huy vận
hội, vượt qua khó khăn, thách thức, bám sát nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XIII; tập trung toàn lực thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng bộ
lần thứ XIV nhiệm kỳ 2020 - 2025; xây dựng Đảng bộ Hậu Giang trong sạch, vững
mạnh, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và hệ thống chính trị.
Con người Hậu Giang năng động, nghĩa
tình, thủy chung; có truyền thống cách mạng kiên cường. Đảng bộ, chính quyền và
nhân dân tỉnh Hậu Giang có tinh thần đoàn kết, đồng lòng, đổi mới, đột phá,
quyết tâm, khát vọng vươn lên.
Với nhiều tâm huyết cho sự phát triển
của tỉnh, tôi cũng trăn trở, kỳ vọng cả hệ thống chính trị phát huy tinh thần
đoàn kết, đồng lòng tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện hóa nghị quyết Đại hội Đảng
bộ tỉnh lần thứ XIV và thực hiện hóa chương trình hành động nâng tầm phát triển
Hậu Giang trở thành tỉnh khá trong khu vực trong giai đoạn phát triển mới.
* Xin cảm ơn ông!
* Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp - chuyên gia
kinh tế:
Ấn tượng với những nỗ lực đột phá của
Hậu Giang
Những gì mà Hậu Giang đã và đang làm
không chỉ là "hiện tượng" bộc phát mà là kết tinh của quá trình nỗ
lực của địa phương này. Hậu Giang được ghi nhận là một trong những địa phương
có sự năng động vượt khó, nỗ lực xây dựng các thiết chế pháp lý hỗ trợ doanh
nghiệp, giảm chi phí thời gian tiếp cận thị trường cho nhà đầu tư.
Tuy nhiên, từ "hiện tượng"
và nỗ lực vượt khó đến sự phát triển bền vững của một địa phương là khoảng cách
đòi hỏi sự bứt phá liên tục.
Vì vậy, vấn đề cốt lõi của tỉnh là vai
trò phân định, bố trí không gian và huy động các nguồn lực phát triển, nhất là
các nguồn lực mới sẽ được tạo ra khi vùng ĐBSCL được quan tâm đầu tư các công
trình trọng điểm.
Cần đặc biệt quan tâm tổ chức huy động
vốn đầu tư, giải quyết các "điểm nghẽn" hạ tầng, nhân lực, ứng dụng
công nghệ và tăng cường liên kết vùng, vừa phát huy lợi thế, vừa bổ khuyết cho
những hạn chế của một địa phương có xuất phát điểm thấp, quy mô thị trường nhỏ
như Hậu Giang.
* Ông
Nguyễn Phương Lam - giám đốc VCCI Cần Thơ:
Chính
quyền rất năng động và quyết tâm rất cao
Sự
quyết tâm cao không chỉ là mong muốn mà thể hiện qua những hoạt động rất mạnh
mẽ. Cụ thể, Hậu Giang là tỉnh đầu tiên trong vùng ĐBSCL thực hiện bộ chỉ số
đánh giá điều hành của sở ngành, huyện thị (DDCI), thái độ của chính quyền,
lãnh đạo tỉnh rất cầu thị, có trách nhiệm.
Khi
cơ chế, thể chế hình thành, việc đầu tư hạ tầng vào để kết nối thì cả hai động
lực này sẽ giúp Hậu Giang phát triển nhanh trong thời gian tới.
Chỉ
số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hậu Giang năm 2021 tăng bậc so với
năm 2020 và xếp 38/63 cả nước, trong đó hai chỉ số là chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp và gia nhập thị trường được cải thiện nhiều nhất, đứng thứ 2 cả nước.
Có đến 91% doanh
nghiệp tỉnh Hậu Giang đánh giá cán bộ công chức thân thiện hơn trong việc hướng
dẫn thủ tục hành chính trong năm 2021, tăng 7% và 93% doanh nghiệp đánh giá cán
bộ công chức giải quyết công việc hiệu quả, tăng 12% so với năm 2017.
HOÀNG TRÍ DŨNG - LÊ DÂN
thực hiện
Nhận xét
Đăng nhận xét