Trần Hiệp Thuỷ
(LĐ) - Số 67 - Thứ năm 28/03/2013 03:00
Theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) năm nay, các trường khối
văn hóa - nghệ thuật (khối C) và trường có tuyển sinh ngành nghệ thuật (khối H,
N, S) không tổ chức thi tuyển môn văn mà chỉ dựa vào kết quả thi tốt nghiệp và
điểm trung bình 3 năm học trung học phổ thông (THPT). Môn văn đã bị bỏ lại
ngoài cổng trường ĐH.
Nữ sinh Miền Tây khát vọng vươn lên |
Tất nhiên, lãnh đạo các trường được bỏ thi môn văn phấn khởi. Trước cảnh
“túng quẩn” của nhiều trường ĐH, CĐ tuyển không đủ chỉ tiêu, phải “vơ vét thí
sinh” bằng cách hạ điểm chuẩn, chờ đợi cầu may lượng thí sinh bị “dạt ra” từ
các trường nhóm trên; thậm chí phải “phá rào” xin giảm điểm sàn, thì việc bỏ
thi môn văn đã “cứu nguy” cho các trường này “bàn thua trông thấy”.
Cùng với môn sử “hàng ngàn điểm không”, việc dạy và học văn “đang có vấn đề”, bộc lộ rõ nhất qua các kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ. Thay vì được củng cố, nâng chất môn học, thì cách dễ làm nhất là được bỏ đi, khỏi phải thi (!). Đành rằng, các kỳ thi “dồn cục” nhiều may rủi như hiện nay không phải là cách tốt nhất để đánh giá chất lượng. Hàng năm, học sinh phải “đoán già đoán non” môn nào thi tốt nghiệp, rồi “học lệch” để được tốt nghiệp PT và vào ĐH. Thực tế đang đòi hỏi một cơ chế đánh giá công bằng, khách quan và thực chất hơn chất lượng học sinh PT trong suốt quá trình học tập.
Lộ trình tiến tới xét tuyển ĐH, CĐ dựa trên những tiêu chí đánh giá thực chất học sinh PT là đúng, nhưng chắc chắn không phải ngay bây giờ với một quyết định “cà giựt” chưa được chuẩn bị trước. Nếu phải bỏ thi tuyển ngay lập tức, thì tại sao lại chọn môn văn? GS. Chu Hảo - nguyên Thứ trưởng Bộ KHCN - đại diện cho nhiều ý kiến phản đối cho rằng, việc bỏ thi môn văn ở các trường năng khiếu là “sự tùy tiện và thiếu nghiêm túc”.
Cùng với môn sử “hàng ngàn điểm không”, việc dạy và học văn “đang có vấn đề”, bộc lộ rõ nhất qua các kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ. Thay vì được củng cố, nâng chất môn học, thì cách dễ làm nhất là được bỏ đi, khỏi phải thi (!). Đành rằng, các kỳ thi “dồn cục” nhiều may rủi như hiện nay không phải là cách tốt nhất để đánh giá chất lượng. Hàng năm, học sinh phải “đoán già đoán non” môn nào thi tốt nghiệp, rồi “học lệch” để được tốt nghiệp PT và vào ĐH. Thực tế đang đòi hỏi một cơ chế đánh giá công bằng, khách quan và thực chất hơn chất lượng học sinh PT trong suốt quá trình học tập.
Lộ trình tiến tới xét tuyển ĐH, CĐ dựa trên những tiêu chí đánh giá thực chất học sinh PT là đúng, nhưng chắc chắn không phải ngay bây giờ với một quyết định “cà giựt” chưa được chuẩn bị trước. Nếu phải bỏ thi tuyển ngay lập tức, thì tại sao lại chọn môn văn? GS. Chu Hảo - nguyên Thứ trưởng Bộ KHCN - đại diện cho nhiều ý kiến phản đối cho rằng, việc bỏ thi môn văn ở các trường năng khiếu là “sự tùy tiện và thiếu nghiêm túc”.
Trả lời việc vẫn giữ đề thi “ba chung”, một lãnh đạo Bộ GDĐT cũng cho biết,
sau năm 2015, khi chất lượng học PT và thi tốt nghiệp cải thiện, sách giáo khoa
cũng đã đổi mới, một số trường có thể xét tuyển. Khi đó, thi đầu vào chỉ áp
dụng các trường tốp trên. Điều đó là cần thiết, vì ngành GDĐT cần có bước chuẩn
bị, nghiên cứu thận trọng, phải tạo được niềm tin cho người dân, rằng chất
lượng dạy và học PT đã được đảm bảo, không cần đến thi tuyển ĐH, CĐ.
Còn quá nhiều việc phải làm để đi đến “bỏ thi tuyển”, tại sao phải lấy môn
văn làm “con chuột bạch” để thí nghiệm? Xin đừng vứt môn văn ngoài cổng trường
ĐH!
Nhận xét
Đăng nhận xét