Chuyển đến nội dung chính

Chuyện cũ miền Nam

Chuyện cũ miền Nam


Cuối năm 2012, NXB Trẻ ấn hành tập di cảo thứ tư của học giả Vương Hồng Sển (1902 - 1996) mang tên “Ăn cơm mới, nói chuyện cũ: Hậu Giang - Ba Thắc chứng tích, nhân vật, đất đai thủy thổ của miền Nam cũ”. Cuốn sách gồm 18 câu chuyện, đa phần được viết vào năm 1966, kể chuyện miền Nam hồi 2 thập niên đầu thế kỷ 20, thuở mà tác giả đã sống cả một thời tuổi trẻ.
Sách giữ đúng văn phong truyền cảm và chánh tả rất riêng của cụ Vương thời đó; thí dụ cụ viết Sốc-Trăng chứ không viết Sóc Trăng hoặc Bãi-Xàu thay cho Bãi Xào, hay là Cơ-me thay vì Khmer như bây giờ.
Thí dụ trong bài “Cánh đồng Cà-Mau, vựa cá mắm thiên nhiên của trời dành cho dân Việt”, cụ mở đầu bằng một đoạn ngắn mà có thể giúp ta hình dung ra được nguồn cội và thủy thổ cả một vùng ĐBSCL: “Con sông lớn Mỹ-Công (Mékong) từ Tây-Tạng chạy suốt trên bốn ngàn cây số bề dài, như con rồng chín khúc (Cửu-Long-giang), xuyên qua Tây-Tạng, Trung-Hoa, Lào-quốc, Cam-bu-chia và Việt-Nam. Khi nhập vào đất Nam, nó chia làm hai nhánh con sông Tiền và con sông Hậu, và đèo thêm hai cái “túi thật lớn” chứa giữ nước dư ối là vùng Tháp-Mười về sông Tiền và vùng Cà-Mau về sông Hậu. Nhờ hai túi nầy đủ sức chứa nước thặng dư vào mùa nước đổ mà Miền Nam khỏi nạn lụt như Miền Bắc đã bị con sông Nhĩ-Hà làm khổ mỗi năm”. Đọc đoạn này ta có thể giựt mình, vì giờ đây “hai cái túi nước” đó đã bị bao đê làm lúa vụ 3 gây lụt lội tưng bừng như hồi năm 2011.
Về địa danh Cà Mau, cụ Vương viết: “Từ Bạc-Liêu đi một đỗi gặp một cánh đồng thấp phì nhiêu vô cùng, nhưng đặc biệt là nước sông rạch đều một màu đen thâm gần như mực xạ. Tiếng Cao-Miên gọi “swrock tưc khmau”, dịch “sốc nước đen”. Ông bà chúng ta Việt-hóa thành Cà-Mau, chớ không phải “Cà-Mâu” như nhiều đồng bào thường viết”. Kết thúc câu chuyện này, cụ kể: “Cũng vùng Cà-Mau có giống tràm mục lưu-lai nhiều đời, lá rụng cây ngã giữ nước đọng lại rồi nát thành bùn, biến ra một chất “than đá non” “nê-thán” (tourbe), xắn vuông-vắn phơi cho khô, chụm rất tốt. Đó là một nguồn lợi rất lớn về tương lai mà nước ta chưa khai thác vậy”.
Trong bài “Ba-Thắc, Hậu-Giang, năm mươi năm về trước” viết vào tháng 7.1966, cụ Vương giải thích cái tên Ba Thắc: “Miền Ba-Thắc, tức là Srock Bassac theo cách đọc của người Cơ-me, gồm các tỉnh trù phú miệt Hậu-Giang, kể từ Châu-Đốc (Thổ gọi Moat-chrut có nghĩa là “miệng heo”) xuống đến mũi Cà-Mau, mấy tỉnh nầy muốn giao thông với Sài-Gòn, thì có tàu sắt gọi xà-lúp (chaloupe) liên lạc chạy đều đều”.
Ai muốn biết ruộng đất thời đó ở miền Tây Nam bộ giá trị ra sao, xin đọc thử đoạn này trong bài “Phương pháp làm giàu của vài ông chủ điền lớp trước”:“Thuở ấy, trước năm 1930, đồng Rạch-Giá và Cà-Mau đã có người đứng tên xin khẩn, hoặc choán chỗ và khai phá gần hết sạch. Cho nên mặc dù đất trũng có phèn mà các tay kinh doanh đến trễ cũng đổ xô và đua nhau xin khẩn, kẻ thì đất ở Đồng Tháp Mười, kẻ thì dọc hai bên bờ con kinh Phụng Hiệp nầy”.
Gần đây báo chí có nhắc tới “thương cảng Bãi Xào” ngày xưa, nơi xuất khẩu gạo nổi tiếng của miền Tây, nằm ở Hậu Giang. Trong bài “Nói bắt quàng, lẩm cẩm” viết hồi cuối năm 1965, cụ Vương Hồng Sển - người “sanh trưởng miền quê đất Hậu Giang, chỉ biết nhớ tỉnh nhà Sốc-Trăng” - kể: “Bãi-Xàu ngày nay rất phồn thịnh vì đây là chợ lúa gạo trong xứ, chỗ dự trữ lúa đợi đủ số có ghe chài vận chuyển lên Chợ-Lớn xay ra gạo cho chúng ta ăn. Lúa miệt đồng Bưng-Xà-Mo, đồng Trà-Thê, đồng Mã-Tộc, Giồng Có, đều qui tụ về đây”, rồi giải thích thêm: “Bãi-Xàu có một tên khác rất nên thơ là làng Mỹ-Xuyên, lấy tên con sông chạy ngang đây nối liền rạch Ba-Xuyên (Sốc-Trăng) ra biển cả, nhưng Mỹ-Xuyên chỉ là danh-từ dùng trên mặt giấy tờ gởi lên quan, chớ dân bản xứ vẫn gọi Bãi-Xàu quen miệng”.
Về ẩm thực quê nhà, cụ Vương miêu tả kỹ càng hơn. Thí dụ như trong bài “Nhớ cá cháy, thèo-lèo, mè-láo là nhớ Hậu-Giang và nhớ Sốc-Trăng”, cụ kể chuyện ăn trứng cá cháy như vầy: “Còn nói về trứng cá cháy, theo ý tôi, trứng cá muối đóng hộp, món ăn đặc biệt của người Nga, gọi caviar, tuy ngon và rất đắt tiền, nhưng không sánh bằng trứng cá cháy và không khoái khẩu dân Việt đâu. Một khứa cá cháy có trứng, kho một lửa, ăn và với bún, ớt xoài chua với một mớ giá đậu xanh lót dưới tô thì đối với hộp caviar tôi không đổi”. Ở cuối bài này, giọng văn của cụ thật là ngậm ngùi, phải chăng bởi thời thế lúc ấy (tháng 9.1966) xứ sở hãy còn chinh chiến: “Nghe đâu con cá cháy cũng ngộ. Còn chiến chinh mãi, cá cháy miệt Đại-Ngãi Trà-Ôn biến đâu mất. Những người ở đó nói với tôi lúc nầy không lưới được con nào. Nó chờ thái bình mới ra mặt. Tuy vậy tôi ráng sống, để chờ một ngày kia hòa bình trở lại, thanh niên ta bớt ham học làm thầy cử thầy kiện và sẽ học nghề nuôi cá cháy để hộp và vô hộp trứng cá cháy bán ra làm món quốc hồn”.                
Huỳnh Kim

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Địn...

Nhớ Cần Thơ phố

Trần Hữu Hiệp B áo Dân Việt So với Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, cố đô Huế trầm tư hay Sài Gòn phố nhộn nhịp, thì Cần Thơ phố mang đậm đặc trưng sông nước miệt vườn. Nơi đó, hàng ngày, người Tây Đô vẫn đang sống cuộc đời bình dị. Nhớ thời học phổ thông, nhà tôi chỉ cách trung tâm Cần Thơ 20 Km, nhưng mãi đến năm 15 tuổi, lần đầu tiên mới được đến Cần Thơ cùng đội học sinh giỏi của Trường cấp III Ô Môn dự thi. Đêm, mấy thằng nhà quê lang thang, lạc đường trên phố Hòa Bình, thời đó là một  đại lộ mênh mông trong mắt nhìn bọn trẻ nhà quê chúng tôi. Ký ức Cần Thơ phố trong tôi một thời còn vang qua giọng ngâm của ai trong đêm tĩnh lặng nơi con hẻm nhỏ, bài thơ Tình trắng của Kiên Giang – Hà Huy Hà: “Cần Thơ, ơi hỡi Cần Thơ/Bóng dáng ngày xanh phủ bụi mờ/Ai nhặt giùm tôi bao kỷ niệm” … Và thơ tôi, tuổi học trò: “Ai đặt tên em tự bao giờ/Người đời hai tiếng gọi Cần Thơ/Mỗi lúc đi xa ta nhớ quá/Gặp lại hình em tron...