(LĐCT) - Số 12 - Thứ năm 21/03/2013 10:51
Nguyễn Đức Dương Báo Lao ĐộngXin minh hoạ bằng một vài dẫn chứng [DC].
DC 1: “Chuyến thăm Nga mới rồi của Tổng thống Pháp gần như bị chìm nghỉm trong những thời sự khác của thế giới”. (TN, số 64 (6282), Tr. 20).
DC 1: “Chuyến thăm Nga mới rồi của Tổng thống Pháp gần như bị chìm nghỉm trong những thời sự khác của thế giới”. (TN, số 64 (6282), Tr. 20).
“Thời sự” trong DC trên tuy là danh từ [DT], nhưng cho tới nay, chúng ta vẫn chỉ hay gặp những cụm từ như tin thời sự (/tin tức thời sự) hay chuyện thời sự, chứ rất ít khi gặp những cụm xếp đặt theo kiểu này. Vì sao vậy?
Xin trả lời: “thời sự” vốn là một DT “chỉ tổng thể”, như Từ điển tiếng Việt đã chỉ rõ (“Thời sự” = “Tổng thể nói chung những sự việc ít nhiều quan trọng trong một lĩnh vực nào đó, thường là xã hội - chính trị, xảy ra trong thời gian gần nhất và được nhiều người quan tâm”). Mà đã là DT “chỉ tổng thể” thì rất khó đi với các quán từ chỉ số phức (= nhiều), như “những”/“các”, để tạo nên các cụm từ cùng kiểu. Đó là lý do đòi hỏi chúng ta, khi muốn diễn đạt ý trên, phải dùng “thời sự” như là một định ngữ hạn định, làm rõ nghĩa cho các từ “tin” hay “tin tức”/“chuyện”đi trước. Nói cách khác, có lẽ nên đổi câu đã dẫn thành: “Chuyến thăm Nga mới rồi của Tổng thống Pháp gần như bị chìm nghỉm trong những chuyện thời sự khác của thế giới thì người nghe đỡ thấy trái tai hơn.
Nhân đây chúng tôi xin nói thêm một điểm nhỏ. Có lẽ Từ điển tiếng Việt đã nhầm khi cho rằng “thời sự” vừa có thể dùng như một DT, lại vừa có thể dùng như một tính từ [TT] (với nghĩa “Có tính chất thời sự, đang được nhiều người quan tâm”). Tại sao? Vì theo chúng tôi, “thời sự” dù xuất hiện trong bất cứ ngôn cảnh nào đi nữa cũng đều là DT. Và từ này chỉ khác nhau ở mỗi một chỗ: Nó sẽ có tư cách DT đậm hơn nếu làm trung tâm của một danh ngữ (tức một ngữ đoạn DT); nhưng nó sẽ có tư cách TT đậm hơn khi gánh vác vai trò định ngữ, làm rõ nghĩa cho DT đi trước vì rằng chức năng chủ chốt của từ loại TT, như chúng ta đều biết, là làm định ngữ trong hầu hết các loại ngôn cảnh.
DC 2. Cách đây không lâu, trên trang điện tử của một tờ báo lớn khác, chúng ta còn thấy nhà thơ kiêm nhà báo Hồng Thanh Quang cho ra mắt bạn đọc một cụm từ “lạ” tai, do đó gây cảm giác khó hiểu: “[…] nữ thi sĩ Nguyễn Thị Hồng Ngát, người phụ nữ đầy cảm xúc của đồng đất Hưng Yên […]”.
Cụm từ trên sở dĩ “lạ” tai vì theo Từ điển tiếng Việt, “cảm xúc” vốn có nghĩa là: “Rung động trong lòng do tiếp xúc với sự việc gì”. Ghép lời giải nghĩa vừa dẫn với cụm “người phụ nữ” ta sẽ có một cụm từ nghe khá bất ổn: “Người phụ nữ đầy rung động trong lòng do tiếp xúc với sự việc gì”.
Giá tác giả thay “đầy” bằng “dễ” thì độc giả chắc dễ hình dung hơn. Dĩ nhiên, ngoài “dễ” ra, ta còn có thể dùng “giàu”. Nhưng nếu chọn “giàu”, chúng ta còn phải làm thêm một việc nữa là thay “cảm xúc” bằng “tình cảm”.
DC 3. Mới đây, trên một tờ báo có một bài tường thuật ngắn ghi một số ý kiến được đưa ra tại cuộc hội thảo lần thứ ba về bản nghị định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực an toàn giao thông. Tại cuộc hội thảo này, theo Thanh Niên, bộ trưởng Đinh La Thăng có tuyên bố (xin trích nguyên văn!): “Đừng để quyền hiểu thuộc về người thực thi công vụ thì chết dân, phải bình đẳng, nếu không hiểu rõ sẽ dẫn đến tranh cãi giữa người thực thi và người dân, tránh khuynh hướng hiểu kiểu gì cũng được”.
Đọc xong câu trên, không ít người chắc hẳn sẽ phải sửng sốt: Chưa rõ lý do nào đã thôi thúc bộ trưởng dùng “Đừng” để phủ định một nhận định chí lý: “Để quyền hiểu [lời văn trong nghị định] thuộc về người thực thi công vụ thì chết dân”.
Nếu muốn giữ nguyên từ “Đừng” thì có lẽ phải sửa phần còn lại, chẳng hạn: “Đừng để quyền hiểu [chỉ] thuộc về người thực thi công vụ, [vì nếu thế] thì chết dân; phải [đối xử thật] công bằng, [bởi lẽ] nếu không hiểu rõ [thì giữa] người thực thi và người dân [sẽ nổ ra] tranh cãi; tránh khuynh hướng hiểu kiểu gì cũng được”.
Xem vậy đủ thấy chẳng phải vô cớ mà môn học đọc hiểu [các loại văn bản viết bằng tiếng mẹ đẻ] luôn được mọi quốc gia trên thế giới hết sức coi trọng khi biên soạn các chương trình đào tạo từ phổ thông cho tới đại học!
Xin trả lời: “thời sự” vốn là một DT “chỉ tổng thể”, như Từ điển tiếng Việt đã chỉ rõ (“Thời sự” = “Tổng thể nói chung những sự việc ít nhiều quan trọng trong một lĩnh vực nào đó, thường là xã hội - chính trị, xảy ra trong thời gian gần nhất và được nhiều người quan tâm”). Mà đã là DT “chỉ tổng thể” thì rất khó đi với các quán từ chỉ số phức (= nhiều), như “những”/“các”, để tạo nên các cụm từ cùng kiểu. Đó là lý do đòi hỏi chúng ta, khi muốn diễn đạt ý trên, phải dùng “thời sự” như là một định ngữ hạn định, làm rõ nghĩa cho các từ “tin” hay “tin tức”/“chuyện”đi trước. Nói cách khác, có lẽ nên đổi câu đã dẫn thành: “Chuyến thăm Nga mới rồi của Tổng thống Pháp gần như bị chìm nghỉm trong những chuyện thời sự khác của thế giới thì người nghe đỡ thấy trái tai hơn.
Nhân đây chúng tôi xin nói thêm một điểm nhỏ. Có lẽ Từ điển tiếng Việt đã nhầm khi cho rằng “thời sự” vừa có thể dùng như một DT, lại vừa có thể dùng như một tính từ [TT] (với nghĩa “Có tính chất thời sự, đang được nhiều người quan tâm”). Tại sao? Vì theo chúng tôi, “thời sự” dù xuất hiện trong bất cứ ngôn cảnh nào đi nữa cũng đều là DT. Và từ này chỉ khác nhau ở mỗi một chỗ: Nó sẽ có tư cách DT đậm hơn nếu làm trung tâm của một danh ngữ (tức một ngữ đoạn DT); nhưng nó sẽ có tư cách TT đậm hơn khi gánh vác vai trò định ngữ, làm rõ nghĩa cho DT đi trước vì rằng chức năng chủ chốt của từ loại TT, như chúng ta đều biết, là làm định ngữ trong hầu hết các loại ngôn cảnh.
DC 2. Cách đây không lâu, trên trang điện tử của một tờ báo lớn khác, chúng ta còn thấy nhà thơ kiêm nhà báo Hồng Thanh Quang cho ra mắt bạn đọc một cụm từ “lạ” tai, do đó gây cảm giác khó hiểu: “[…] nữ thi sĩ Nguyễn Thị Hồng Ngát, người phụ nữ đầy cảm xúc của đồng đất Hưng Yên […]”.
Cụm từ trên sở dĩ “lạ” tai vì theo Từ điển tiếng Việt, “cảm xúc” vốn có nghĩa là: “Rung động trong lòng do tiếp xúc với sự việc gì”. Ghép lời giải nghĩa vừa dẫn với cụm “người phụ nữ” ta sẽ có một cụm từ nghe khá bất ổn: “Người phụ nữ đầy rung động trong lòng do tiếp xúc với sự việc gì”.
Giá tác giả thay “đầy” bằng “dễ” thì độc giả chắc dễ hình dung hơn. Dĩ nhiên, ngoài “dễ” ra, ta còn có thể dùng “giàu”. Nhưng nếu chọn “giàu”, chúng ta còn phải làm thêm một việc nữa là thay “cảm xúc” bằng “tình cảm”.
DC 3. Mới đây, trên một tờ báo có một bài tường thuật ngắn ghi một số ý kiến được đưa ra tại cuộc hội thảo lần thứ ba về bản nghị định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực an toàn giao thông. Tại cuộc hội thảo này, theo Thanh Niên, bộ trưởng Đinh La Thăng có tuyên bố (xin trích nguyên văn!): “Đừng để quyền hiểu thuộc về người thực thi công vụ thì chết dân, phải bình đẳng, nếu không hiểu rõ sẽ dẫn đến tranh cãi giữa người thực thi và người dân, tránh khuynh hướng hiểu kiểu gì cũng được”.
Đọc xong câu trên, không ít người chắc hẳn sẽ phải sửng sốt: Chưa rõ lý do nào đã thôi thúc bộ trưởng dùng “Đừng” để phủ định một nhận định chí lý: “Để quyền hiểu [lời văn trong nghị định] thuộc về người thực thi công vụ thì chết dân”.
Nếu muốn giữ nguyên từ “Đừng” thì có lẽ phải sửa phần còn lại, chẳng hạn: “Đừng để quyền hiểu [chỉ] thuộc về người thực thi công vụ, [vì nếu thế] thì chết dân; phải [đối xử thật] công bằng, [bởi lẽ] nếu không hiểu rõ [thì giữa] người thực thi và người dân [sẽ nổ ra] tranh cãi; tránh khuynh hướng hiểu kiểu gì cũng được”.
Xem vậy đủ thấy chẳng phải vô cớ mà môn học đọc hiểu [các loại văn bản viết bằng tiếng mẹ đẻ] luôn được mọi quốc gia trên thế giới hết sức coi trọng khi biên soạn các chương trình đào tạo từ phổ thông cho tới đại học!
Nhận xét
Đăng nhận xét