Ngày 18-4, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã công bố báo cáo hàng năm doanh nghiệp năm 2012 với chủ đề “Chặng đường 10 năm phát triển và năng lực tiếp cận thị trường”. Nghiên cứu cho thấy, hoạt động doanh nghiệp trong 10 năm qua có nhiều diễn biến không bình thường, mang dáng dấp đặc thù chỉ có ở doanh nghiệp Việt Nam.
Năng lực tiếp cận thị trường của DN: 10 năm vẫn chưa thắng sức ỳ
Ngày 18/4/2013, VCCI công bố “Báo cáo thường niên DN VN năm 2012” với chủ đề của năm là: “Chặng đường 10 năm phát triển và năng lực tiếp cận thị trường”. Qua báo cáo, dường như DN Việt có sức ỳ lớn trong việc tiếp cận thị trường.
Ngành chế biến thủy snar VN phải đối mặt là sự phân tán sức cạnh tranh đang diễn ra rất nhanh và chủ yếu cạnh tranh bằng giá (ảnh: chế biến tôm xuất khẩu)
Báo cáo năm nay đã lựa chọn 6 ngành tiêu biểu để phân tích là : chế biến thủy sản, sản xuất đồ uống, sản xuất cấu kiện kim loại, bán lẻ thực phẩm đồ uống, quảng cáo, giới thiệu xúc tiến thương mại. Xét ở góc độ năng lực tiếp cận thị trường các chuyên gia của nhóm nghiên cứu cho rằng năng lực tiếp cận thị trường của các DN VN còn rất yếu. Các DN thường ít đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu thị trường và phân phối sản phẩm của mình ở trong cũng như ngoài nước.
Ví dụ cụ thể về năng lực tiếp cận thị trường nội địa của ngành cơ khí chế tạo, nhóm chuyên gia xây dựng báo cáo cho rằng, mặc dù được kỳ vọng rất nhiều, tuy nhiên, những kết quả đạt được trong chiến lược phát triển ngành cơ khí chế tạo vẫn còn khoảng cách rất xa so với mục tiêu. Những kết quả ngành cơ khí đạt được trong thời gian qua chủ yếu nằm ở phân khúc dễ, không đòi hỏi trình độ công nghệ chuyên sâu và có giá trị gia tăng thấp. Đáng tiếc rằng, khả năng đáp ứng cho nhu cầu trong nước của ngành cơ khí VN vẫn chỉ giới hạn quanh mức 20 - 25%, trong khi kỳ vọng của các nhà hoạch định lại rất lớn, đến 40 - 60%.
Nỗ lực tái cấu trúc DN
Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, điểm yếu của ngành cơ khí chế tạo nằm ở việc đầu tư khép kín, công nghệ cũ, lạc hậu lại bị chia tách, căn cứ theo chỉ đạo của các cấp chủ quản và thiếu sự hợp tác giữa các đơn vị khiến ngành này không có sức mạnh cạnh tranh. Các DN tư nhân năng động, nhưng thiếu sự hỗ trợ về nhiều mặt nên cũng gặp nhiều khó khăn trong phát triển. Các DN cơ khí vẫn chủ yếu làm gia công. “Việc thiếu nguồn nhân lực, bao gồm các nhà nghiên cứu và thợ lành nghề, cũng là một trở ngại cho việc phát triển ngành cơ khí chế tạo ở VN” - báo cáo khẳng định.
Theo báo cáo, do những điểm yếu trên mà năng lực của DN trong các vấn đề: lao động, sử dụng vốn, tài chính, sinh lời… đều có xu hướng giảm. Chẳng hạn, trong lĩnh vực năng lực sinh lời tỉ lệ các DN kinh doanh thua lỗ trong 6 ngành đều tăng mạnh trong năm 2011, nhất là trong 3 ngành thương mại dịch vụ. Hai ngành giới thiệu XTTM và sản xuất cấu kiện kim loại có hiệu suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) giảm trong giai đoạn 2007 - 2011. Ngành có ROA cao nhất là chế biến thủy sản, 8%, tiếp đến là các ngành quảng cáo và giới thiệu XTTM, khoảng 6%. Ngành sản xuất đồ uống thường là ngành có hiệu suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) cao nhất trong giai đoạn 2007-2011. Ngành sản xuất cấu kiện kim loại tiếp tục là ngành có ROS thấp nhất, cho thấy các DN kinh doanh trong lĩnh vực này có khả năng sinh lợi thấp, khó thu hút các nhà đầu tư.
Theo các DN, trước những khó khăn của nền kinh tế nói chung và trong từng DN nói riêng, bản thân các DN đã tự thân thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn và hoạt động hiệu quả hơn. Một trong những giải pháp được các DN áp dụng là thực hiện tái cấu trúc DN. Khảo sát động thái DN do VCCI khởi xướng mới đây cho thấy, khoảng 52,6% DN đồng ý về cơ bản việc tái cấu trúc đạt kết quả mong muốn. Chỉ có khoảng 15,9% DN không đồng ý nhận định này. Các biện pháp mà DN áp dụng để thực hiện tái cấu trúc tập trung chủ yếu vào việc giảm giá thành sản phẩm, tăng năng suất lao động, mở rộng thị trường hoặc nâng cao chất lượng…
Khuyến nghị từ thực tiễn
Báo cáo TNDN 2012 được công bố trước thềm lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập VCCI. Sự kiện này một lần nữa đánh dấu những nỗ lực của VCCI trong việc đưa tiếng nói của cộng đồng DN tới các nhà hoặc định chính sách. Bên cạnh việc chỉ ra những điểm yếu trong năng lực tiếp cận thị trường khiến sức cạnh tranh của DN trong 6 ngành báo cáo đã lựa chọn nói riêng, bản báo cáo cũng đã đưa ra những kiến nghị đối với Chính phủ và gợi ý cho DN nhằm đẩy mạnh năng lực cạnh tranh, tiếp cận thị trường trong cộng đồng DN.
Giải pháp lúc này là nhà nước cần có một cách tiếp cận phù hợp hơn khi thiết kế các chính sách hỗ trợ DN, đặc biệt là đối với DNNVV, cần tăng cường hơn nữa các chính sách về trợ giúp “khởi sự DN”. Cần xác định rõ mục tiêu chính sách và nhóm đối tượng hỗ trợ cần được xác định rõ ràng, để từ đó chính sách sẽ tạo điều kiện kinh doanh chứ không chỉ dừng lại những ưu đãi hậu kinh doanh.
Cho đến nay, ngoài chính sách giảm thuế thu nhập DN cho DNNVV, hầu hết các biện pháp hỗ trợ đều là các giải pháp chung cho các DN, hậu sản xuất. Có nghĩa là, cơ hội cho DNNVV giảm đi nhiều vì trên mặt bằng tiêu chí chung, DN lớn sẽ chiếm ưu thế. Đó là chưa kể tới việc đa phần các DNNVV không chịu đựng nổi các khoản chi phí giao dịch và các loại thủ tục chỉ để vay được các khoản vay ngắn hạn… Và hệ quả là họ phải tìm đến các nguồn vốn vay phi chính thức.
Báo cáo TNDN 2012 được công bố trước thềm lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập VCCI. Sự kiện này một lần nữa đánh dấu những nỗ lực của VCCI trong việc đưa tiếng nói của cộng đồng DN tới các nhà hoạch định chính sách.
|
Trong khi đó, báo cáo cho rằng, các DN cần tiếp tục thực hiện mạnh mẽ quá trình tái cấu trúc DN, trong đó tập trung nguồn lực nhiều hơn cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thiết lập kênh phân phối hiệu quả...
Chẳng hạn với ngành cơ khí, cần đầu tư có trọng điểm và công nghệ vào các khâu như: đúc rèn, tạo phôi lớn để đồng bộ về thiết bị, đáp ứng yêu cầu chế tạo chi tiết, cụm chi tiết lớn... Đẩy mạnh mô hình liên kết nhà trường – DN... Tăng cường tính liên kết trong kinh doanh. Trước bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, việc các DN đặc biệt là các DN có cùng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh sẽ là một hướng đi hiệu quả để các DN có thể hỗ trợ, bổ sung nguồn lực cùng vượt qua khó khăn, giảm chi phí kinh doanh. Bên cạnh đó, việc tham gia vào chuỗi cung ứng sẽ góp phần nâng cao định mức tín nhiệm của DN trong việc tiếp cận vốn vay.
Ngoài ra, báo cáo cho rằng các DN cần nhận thức vai trò của các hiệp hội ngành hàng, để họ thật sự là cầu nối giữa DN và Chính phủ và thực hiện các hoạt động XTTM...
TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI:
Bức tranh của DN
Trong “Báo cáo thường niên DN VN 2012” chúng tôi giới thiệu khái quát môi trường kinh doanh trong nước với những diễn biến về tình hình tăng trưởng kinh tế, cán cân xuất nhập khẩu, thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài và diễn biến của thị trường thế giới. Bằng việc lựa chọn chủ đề là “chặng đường 10 năm phát triển và năng lực tiếp cận thị trường”, báo cáo đưa ra một bức tranh về sự phát triển DN VN trong giai đoạn 10 năm 2002 - 2011, trong đó chỉ rõ quá trình chuyển dịch DN và thực trạng cải thiện năng lực DN, nhất là nhất là năng lực tiếp cận thị trường…
Năm 2012, năm đầu tiên khởi đầu công cuộc tái cấu trúc nền kinh tế ở VN, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Chúng tôi tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/12/2011, cùng với các giải pháp hỗ trợ DN được Chính phủ đưa ra, các doanh nhân VN sẽ nỗ lực hết mình để trèo lái DN họ vượt qua khó khăn và tiến lên phía trước.
TS Nguyễn Thị Hồng Minh - Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần dịch vụ khoa học công nghệ EDC- Hải Đăng, Chủ tịch danh dự VASEP: Năng lực hội nhập của DN chưa bền vững
Thành công trong hội nhập của ngành thủy sản là đã sớm tiếp cận và thực hiện các hiệp định, các biện pháp và các tiêu chuẩn liên quan đến các hàng rào kỹ thuật, vấn đề vệ sinh và kiểm dịch động thực vật. Với vai trò đầu tàu của VASEP, các DN trong ngành thủy sản đã thường xuyên tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, quan tâm đến đầu tư xây dựng thương hiệu, xây dựng hình ảnh sản phẩm và chủ động quảng cáo, tiếp thị. Hầu hết các DN lớn đều có trang web được cập nhật thông tin thường xuyên. Tuy nhiên, năng lực hội nhập quốc tế của các DN thủy sản vẫn chưa bền vững. Vấn đề lớn mà ngành chế biến thủy sản VN phải đối mặt là sự phân tán sức cạnh tranh đang diễn ra rất nhanh và chủ yếu cạnh tranh bằng giá. Chính sự phân tán sức cạnh tranh này đã kéo theo xu hướng phân tán về mặt thị trường khiến lợi thế so sánh của thủy sản VN đang giảm tại các thị trường chính như Mỹ, Nhật, EU. Ngoài ra, năng lực cung cấp nguyên liệu cũng là một trong những yếu tố khiến việc XK thủy sản không bền vững.
Bà Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ
VN liên kết giữa nhà bán lẻ và nhà sản xuất
Hệ thống phân phối bán lẻ là mắt xích thiết yếu, giúp kết nối giữa sản xuất với tiêu dùng, là khâu trung gian tạo điều kiện cho cung và cầu trên thị trường gặp nhau. Để ngành bán lẻ phát triển, chúng tôi kiến nghị Nhà nước cần đầu tư mạnh mẽ cho phát triển thị trường phân phối bán lẻ và hạ tầng thương mại. Với ngành bán lẻ đồ uống, cần nghiên cứu, tháo gỡ khó khăn về nguyên liệu cho ngành bia. Hỗ trợ nghiên cứu thị trường đồ uống, xu hương tiêu dùng, mua sắm…cung cấp thông tin thị trường cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh và phát triển thị trường. Nhà nước nên chăng cần hỗ trợ xây dựng và phát triển một số thương hiệu, sản phẩm tiêu biểu của ngành rượu, bia, nước giải khát VN. Tạo điều kiện cho việc xây dựng liên kết giữa mạng lưới phân phối bán lẻ và các nhà sản xuất sản phẩm rượu, bia, nước giải khát, đáp ứng hơn nữa nhu cầu đang lên của thị trường nội địa…
|
Quốc Anh
Nhận xét
Đăng nhận xét