Trần Hiệp
Thuỷ
Hàng năm, trước
kỳ thi tuyển đại học, cao đẳng (ĐHCĐ), dư luận lại nóng lên với những “điểm
mới” của qui chế tuyển sinh. Giữ đề thi “3 chung” hay bỏ? Chọn mức “điểm sàn,
điểm chuẩn” nào? Chỉ nên 1 điểm sàn chung cho cả nước hay cho từng vùng, miền?
Thay môn thi này bằng môn khác cho từng khối thi là phù hợp hay không?
Vựa lúa gạo đang phấn đấu đi từ "chén cơm đầy đến chén cơm ngon". Nhưng bao giờ đại học cho ra lò "sản phẩm" ngon? |
“Cái mới”
của năm nay là việc bỏ môn văn (chỉ xét tuyển) ở một số trường đã được quyết
định và phương án “2 điểm sàn” cho các trường ĐH công lập, ngoài công lập...
đang lấy ý kiến, thu hút sự quan tâm của dư luận. Qui định mới là cần thiết,
nhưng “cái mới” cứ thay đổi “cái cũ” xoành xoạch, quyết định đưa ra “cà giựt”,
thiếu chuẩn bị trước, thì thí sinh lâm vào cảnh bị đánh đố, năm nào biết năm đó
như anh nông dân “trồng lúa như chơi lô-tô” không biết chọn giống nào, chất
lượng cao hay chất lượng thấp.
Trong khi
các trường ĐHCĐ “phát triển nóng”, từ 153 trường vào năm 2000, lên 419 trường
vào năm 2012. Ở ĐBSCL, nếu như vào năm 2000, toàn vùng chỉ có ĐH Cần Thơ, nay
đã tăng lên 14 trường và 2 phân hiệu ĐH. Bình quân, mỗi năm, vựa lúa này “đẻ
thêm” được 1 trường ĐH là điều đáng mừng, nhưng nhìn chất lượng đào tạo lại rất
đáng lo. Việc một số địa phương, doanh nghiệp phân biệt đối xử khi từ chối tiếp
nhận sinh viên tốt nghiệp hệ không chính qui, cần được xem là “tính hiệu” thị
trường để “tái cơ cấu”, nâng cao chất lượng đào tạo các trường ĐHCĐ.
Việc kiểm
định chất lượng giáo dục - đào tạo đã được đặt ra mấy năm qua, xem ra vẫn còn
là chủ trương. Ai công bố danh sách xếp hạng chất lượng đào tạo các trường hàng
năm? Tiêu chí nào để xác định được nhóm trường “tốp trên, tốp dưới” để người
học chọn lựa cho phù hợp? Trước những thông tin tù mù, thì người học như khách
hàng phải chọn lựa sản phẩm, dịch vụ mà không thể biết được chất lượng ra sao.
Có ý kiến cho
rằng, cùng với tái cấu trúc nền kinh tế, đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và
tái cấu trúc ngành ngân hàng, xử lý nợ xấu, thì cũng rất cần “tái cấu trúc”
mạng lưới trường ĐHCĐ để nâng cao chất lượng đào tạo và “xử lý nợ xấu” đầu ra.
Cần tăng cường kiểm định chất lượng độc lập, đưa công tác đào tạo vào thực
chất, phân biệt rõ giữa ĐH nghề (thực hành) và ĐH lý thuyết như cách các nước
Âu - Mỹ đang áp dụng. Một lộ trình rõ ràng và điểm đến với thời gian biểu cụ
thể cho cơ chế tuyển chọn đầu vào các trường ĐHCĐ đang được đặt ra và chờ đợi
như một yêu cầu bức bách phải “tái cấu trúc các trường ĐHCĐ”.
Sự quyết định giá trị thương hiệu của các trường ĐH-CĐ theo tôi là "Chất lượng đào tạo" thể hiện ở sự tin cậy của các DN và tổ chức sau khi đã tuyển SV các trường này, trong công tác thực tế đã phát huy năng lực làm việc hiệu quả. Thương hiệu như con đường, không tự nhiên mà có.
Trả lờiXóaThực trạng khó khăn của công tác tuyển sinh 2013 sẽ còn buộc các trường cải tiến hơn nữa công tác tiếp thị tuyển sinh. Xin đừng quá lo, "Hữu xạ tự nhiên hương". Trong 1 xã hội chấp nhận cạnh tranh để tiến bộ, thì "Người ăn không hết, kẻ lần không ra" là chuyện bình thường. Nếu anh thật sự tốt đẹp, thiên hạ sẽ tự tìm đến !
"đưa công tác đào tạo vào thực chất, phân biệt rõ giữa ĐH nghề (thực hành) và ĐH lý thuyết như cách các nước Âu - Mỹ đang áp dụng" theo tôi là một cách rất hay để chuyên môn hóa sâu đào tạo ĐHCĐ đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn phát triển. Vấn đề là công tác tổ chức thực hiện, ở xứ ta nội chuyện thi tuyển hay xét tuyển vào các trường ĐHCĐ thôi mà cứ mỗi năm mỗi thay đổi xoay vòng như cái đèn cù, thì chất lượng đào tạo chuyên sâu còn nằm ở gian nan phía trước !
Phạm Ngọc Phương