(VEN) - Do chỉ tự cung ứng được khoảng 15-20% nhu cầu hàng lương thực thực phẩm (LTTP), hàng tươi sống, nên hàng ngày TP.HCM phải nhập khoảng 1.000-1.100 tấn sản phẩm nông nghiệp, trong đó có 3-3,5 triệu trứng gia cầm, 2.000 tấn rau củ quả các loại… Vì thế, khi triển khai chương trình hàng bình ổn, nhất là các mặt hàng LTTP, hàng tươi sống, thành phố nhờ nhiều vào sự cung ứng từ các tỉnh thành khác, nhất là khu vực ĐBSCL. (VEN) - Do chỉ tự cung ứng được khoảng 15-20% nhu cầu hàng lương thực thực phẩm (LTTP), hàng tươi sống, nên hàng ngày TP.HCM phải nhập khoảng 1.000-1.100 tấn sản phẩm nông nghiệp, trong đó có 3-3,5 triệu trứng gia cầm, 2.000 tấn rau củ quả các loại… Vì thế, khi triển khai chương trình hàng bình ổn, nhất là các mặt hàng LTTP, hàng tươi sống, thành phố nhờ nhiều vào sự cung ứng từ các tỉnh thành khác, nhất là khu vực ĐBSCL. (VEN) - Do chỉ tự cung ứng được khoảng 15-20% nhu cầu hàng lương thực thực phẩm (LTTP), hàng tươi sống, nên hàng ngày TP.HCM phải nhập khoảng 1.000-1.100 tấn sản phẩm nông nghiệp, trong đó có 3-3,5 triệu trứng gia cầm, 2.000 tấn rau củ quả các loại… Vì thế, khi triển khai chương trình hàng bình ổn, nhất là các mặt hàng LTTP, hàng tươi sống, thành phố nhờ nhiều vào sự cung ứng từ các tỉnh thành khác, nhất là khu vực ĐBSCL.
Từ năm 2000 đến nay, thành phố đã ký kết được với 13 tỉnh thành khu vực ĐBSCL trong cung cấp nguyên liệu, hàng tươi sống cho thành phố với hơn 800 dự án, tổng trị giá trên 200.000 tỷ đồng (trong đó có cả lĩnh vực phát triển công nghiệp chế biến thủy sản, công nghiệp chế biến LTTP). Nhờ các mối liên kết này, năm 2012, hàng bình ổn trong lĩnh vực LTTP của thành phố đã chiếm dần thị phần trên địa bàn, nhất là các loại hàng thiết yếu như đường, dầu ăn, trứng, thịt gia súc - gia cầm, gạo..., đáp ứng 30-40% nhu cầu thị trường.
Theo Viện Nghiên cứu phát triển thành phố, chỉ riêng các DN tham gia chương trình có hệ thống phân phối mạnh như Liên hiệp Hợp tác xã thương mại thành phố, Công ty Lương thực thành phố, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn, Công ty CP thực phẩm công nghệ Sài Gòn, Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn, Công ty CP hàng xuất khẩu Cầu Tre, Công ty TNHH Huỳnh Gia Huynh Đệ, Công ty THHH Ba Huân… năm 2011 tham gia bình ổn mặt hàng gạo lên đến trên 288 ngàn tấn, chiếm 45% nhu cầu toàn thành phố; trên 26 ngàn tấn đường, chiếm 35% thị phần; trên 18 ngàn tấn dầu ăn, chiếm 40% nhu cầu; trên 41 ngàn tấn thịt heo, chiếm 25% nhu cầu; trên 22 ngàn tấn gia cầm, chiếm 45% thị phần; trên 23 ngàn tấn thực phẩm chế biến, chiếm 35% thị phần…
Việc liên kết với các tỉnh thành ĐBSCL trong chương trình bình ổn cũng mang lại nhiều lợi ích cho DN tham gia bình ổn. Vissan, một DN lớn tham gia chương trình hàng bình ổn cho biết, ngày nay, trong sản xuất chế biến thịt heo, một mình DN không thể làm nổi từ chăn nuôi đến chế biến mà phải phân bổ nguồn lực cho các thành phần khác. Vì thế, khi tham gia bình ổn, DN không thể không mở rộng liên kết với các địa phương khác trong cung cấp nguồn nguyên liệu. Công ty Ba Huân dù thu mua trứng của nông dân theo giá thị trường và bán theo giá bình ổn nhưng nhờ số lượng lớn nên cũng đủ chi phí và có lãi. Cũng từ các hoạt động liên kết với ĐBSCL trong cung ứng hàng bình ổn, uy tín của DN tăng lên nên thuận tiện trong tiếp cận các nguồn vốn vay từ ngân hàng.
Như thế có thể nói, việc liên kết với các tỉnh thành khu vực ĐBSCL thời gian qua của thành phố đã đóng vai trò quan trọng trong thực hiện thành công chương trình hàng bình ổn, giúp DN tham gia bình ổn mở rộng được quy mô hoạt động, uy tín thương hiệu và có nguồn cung nguyên liệu dồi dào, giúp người dân thành phố có được lượng hàng LTTP phong phú, giá cả thấp hơn thị trường đến 10%.
Liên kết còn thiếu tính bền vững
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, việc liên kết với các tỉnh thành ĐBSCL trong cung ứng LTTP đầu vào cho thành phố để chế biến, sản xuất hàng bình ổn còn chưa bền vững và căn cơ, vẫn còn bấp bênh. Các DN ngành LTTP thành phố tham gia chương trình hàng bình ổn cũng cho biết, hầu hết đều gặp không ít khó khăn khi liên kết với nông dân vùng ĐBSCL.
Theo ông Võ Quang Vinh, Phó Tổng giám đốc Công ty CP xuất khẩu Cầu Tre, vẫn còn tồn tại tư duy của nhà cung cấp là bán ra ngoài khi giá cao dù sản phẩm đã ký kết hợp đồng bao tiêu từ DN. Dù là hàng bình ổn nhưng chất lượng cũng phải đảm bảo, vì thế phải cần nguyên liệu tốt, chất lượng, nhưng nguyện liệu tốt thường có giá thành cao gây khó khăn cho DN.
Ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Vissan cho biết, hiện khu vực ĐBSCL có đến 85% hộ nuôi theo lối quảng canh, tự túc, chỉ 15% nuôi theo phương thức công nghiệp, vì thế rất khó trong việc truy xuất nguồn gốc khi có yêu cầu. Hiện quy trình giết mổ chế biến theo công nghiệp đòi hỏi nguồn cung nguyên liệu phải có chất lượng đồng đều, khối lượng đủ lớn, đây là thách thức đối với sự tồn tại của nền chăn nuôi nhỏ lẻ, cá thể đang chiếm đại đa số tại ĐBSCL…
Về giá thu mua hàng bình ổn, ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công Thương TP.Cần Thơ nhận xét, tuy chương trình đang thu mua từ nông dân theo giá thị trường, nhưng hiện giá thị trường xuống quá thấp so giá thành nên nông dân không có lãi và nếu chương trình bình ổn vẫn thu mua theo giá thị trường này, nông dân sẽ không chăn nuôi nữa. Như thế thời gian tới sẽ không còn nguyên liệu cung cấp và chương trình hàng bình ổn về LTTP của thành phố cũng sẽ không thực hiện được.
Cần mô hình liên kết mới
Theo các chuyên gia, thời gian tới, để mối liên kết giữa chương trình hàng bình ổn thành phố với các tỉnh ĐBSCL được bền vững, ổn định, cần có mô hình liên kết mới trên cơ sở hai phía đều có lợi.
Tại Hội thảo “Nâng cao hiệu quả bình ổn giá trên thị trường TP.HCM thông qua tăng cường liên kết với vùng ĐBSCL” được tổ chức mới đây, các chuyên gia cho biết, chương trình bình ổn của thành phố phải có tầm nhìn xa hơn là sao cho tất cả các thành phần tham gia đều có lợi, nhất là việc liên kết phải làm tăng thu nhập cho nông dân. Giá thu mua phải kích thích nông dân và đảm bảo có thu nhập ổn định dù giá thị trường có biến động. Việc liên kết cũng phải đi vào thực chất và có hiệu quả, vì cùng với liên kết chính quyền đã thực hiện thời gian qua, cần tăng cường hơn nữa liên kết DN hai khu vực trên cơ sở hài hòa lợi ích của nhau, không thực hiện theo kiểu thời cơ, tự phát.
Theo thạc sĩ Trần Hữu Hiệp thuộc Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, việc liên kết cần một cơ chế pháp lý rõ ràng và mạnh mẽ hơn, không khuyến khích hay thực hiện các ký kết lỏng lẻo giữa chính quyền với các địa phương. Trong lâu dài, TP.HCM cùng các tỉnh thành ĐBSCL nên xây dựng các chuỗi liên kết trong nông nghiệp ở lĩnh vực lúa gạo, thủy sản, trái cây để khai thác thế mạnh của TP.HCM về khoa học - kỹ thuật và của ĐBSCL về nguồn nguyên liệu.
Song trước mắt, theo bà Lê Ngọc Đào, Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, các tỉnh thành vùng ĐBSCL nên xác định lại thế mạnh của mình về chủng loại ngành hàng LTTP rồi giới thiệu DN đủ năng lực liên kết với thành phố, đồng thời nêu lên sẽ cần gì từ thành phố trong liên kết. Bên cạnh đó, các tỉnh cũng nên xây dựng thương hiệu cho hàng hóa chất lượng, sản xuất sạch để Sở giới thiệu cho các DN trên địa bàn đang triển khai chương trình bình ổn. Trong chương trình hàng bình ổn, do không có công thức mẫu để làm theo nên thành phố phải tự lên kế hoạch, nội dung cho DN tham gia cũng như trong liên kết. Tuy nhiên, chương trình sẽ cố gắng để DN tham gia không bị lỗ và giá thu mua cũng sẽ hợp lý hơn để bảo vệ người chăn nuôi, gieo trồng nhằm đảm bảo nguồn cung ổn định.
Riêng các ý kiến đóng góp của ĐBSCL trong liên kết, theo ông Đinh Sơn Hùng, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, sẽ được tập hợp và thông qua Sở Công Thương thành phố trình UBND thành phố xem xét có kế hoạch chỉ đạo thực hiện thời gian tới./.
Phùng Long (Vietnam Economic news)
Nhận xét
Đăng nhận xét