Tiếng Việt vốn phong phú không chỉ ở ngữ pháp mà còn ở cách dùng từ của từng vùng miền dọc theo chiều dài đất nước. Với hai miền Bắc Nam, có rất nhiều từ cùng chỉ một sự vật nhưng cách gọi khác nhau, ví dụ: Hoa và Bông, Lợn và Heo, Lạc và Đậu phộng, Vừng và mè, rau mùi và rau ngò, bát và chén, ca và hát... Nhưng sự khác biệt vùng miền thể hiện rõ rệt nhất ở cách gọi anh (hoặc chị) Cả và anh (hoặc chị) Hai cùng với nghĩa chỉ người con trai (hoặc con gái) đầu tiên trong gia đình.
Trong tiếng Việt, “cả” chỉ sự đứng đầu, sự to lớn bao quát ví dụ sông Lam còn gọi là sông Cả, cá lớn gọi là cá cả... Người con đầu tiên trong gia đình cũng có địa vị quan trọng đứng đầu vậy. Khi cha mẹ còn sống, người con đó phải chăm sóc các em, quán xuyến việc nhà. Khi cha mẹ mất đi, người con đó lại thay cha mẹ lo toan chu toàn mọi việc từ cưới xin, hiếu, hỉ. Toàn bộ sự định đoạt các việc lớn nhỏ trong gia đình đều thuộc về người con trưởng. Vì vậy, miền Bắc gọi người con trưởng là con Cả là hợp lẽ.
Theo thứ tự như trên thì sau anh cả là anh hai, nghĩa là người con thứ hai trong gia đình sinh ra sau người con cả. Nhưng theo phong tục miền Nam nước ta, anh hai, chị hai lại chính là người con sinh ra đầu tiên, tương ứng cách gọi anh cả, chị cả ở ngoài Bắc.
Vì sao có hiện tượng khác biệt tưởng như vô lý này?
Điều này được lý giải xuất phát từ chế độ phụ quyền thời phong kiến và lịch sử Việt Nam ta thời Trịnh - Nguyễn phân tranh.
Như chúng ta đã biết, Việt Nam thời phong kiến là một nước theo đạo Khổng lấy Nho giáo làm nền tảng tư tưởng chính thống. Chế độ phụ quyền Nho giáo coi vai trò của người con trai cả quan trọng chỉ kém người cha trong gia đình một bậc. Người con cả đến tuổi trưởng thành phải đảm nhiệm mọi công việc nếu người cha đi xa nhà. Khi ngưòi cha mất đi, người con đó lại thay cha thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng ông bà, mẹ mình cho tròn đạo hiếu, phải lo nuôi dạy và dựng vợ gả chồng cho các em. Bởi vậy, ngưòi con cả mới được trao cho thứ quyền gọi là “quyền huynh thế phụ”.
Xã hội xưa vốn trọng chữ Hiếu. Gia đình nào khi cha mẹ chết, người con cả không có nhà coi như vô phúc. Bản thân người đó sống quãng đời còn lại luôn day dứt, ân hận và có phần tủi hổ với cộng đồng. Chính vì thế Khổng Tử mới dạy rằng: “Phụ mẫu tại, bất khả viễn du. Du tất hữu phương”. Nghĩa là cha mẹ còn sống, không nên đi xa. Mà nếu đi xa thì phải có chủ đích ở nơi nào. Tức là phải biết rõ đi đâu, để nếu gia đình có việc còn biết nơi chốn tìm kiếm.
Phong tục xưa có phần cổ hủ đã buộc chặt trách nhiệm của người con cả với gia đình, quê hương làng xóm. Vì vậy những việc khác như đi xâu, đi lính, nhà nước cho phép người em có thể đi thay.
Bởi luật lệ này mà năm Mậu Ngọ (1558) đời vua Lê Anh Tông, sử chép: “Tháng 10, thái sư Trịnh Kiểm vào chầu dâng biểu xin sai con thứ của Chiêu huân tĩnh công là Đoan quận công Nguyễn Hoàng đem quân vào chấn thủ xứ Thuận Hoá, để phòng giặc phía Đông, cùng trấn với Trấn quốc công ở Quảng Nam, cùng giúp đỡ nhau...” Như mọi người đều biết, vợ Trịnh Kiểm là chị ruột Nguyễn Hoàng, Kiểm muốn dùng Hoàng tăng thêm vây cánh. Nhưng sau anh em nghi kỵ nhau. Sợ bị hại, Nguyễn Hoàng không ra Bắc nữa, mà ở lại Thuận Hoá, xưng thần với nhà Lê, từ đó cát cứ tại phía Nam, lấy sông Gianh là địa giới phân ly cùng với họ Trịnh tranh thiên hạ. Nguyễn Hoàng là em của Nguyễn Uông. Nguyễn Hoàng chính là chúa Tiên, Thái Tổ của triều Nguyễn sau này. Ông là con thứ của Triệu tổ Nguyễn Kim.
Có một điều đặc biệt là đoàn quân của Nguyễn Hoàng tiến vào Thuận Hoá năm xưa cũng gồm toàn con thứ. Bởi những người con cả phải ở lại quê hương giữ đạo hiếu, giữ hương hoả. Cũng từ đó, người Nam nói về anh cả là để chỉ các người còn lại ở đất Bắc, và những người đi lập nghiệp tại phía Nam đều là các anh hai. Chính vì thế miền Nam không có từ anh cả, chị cả mà chỉ kêu là anh hai, chị hai. Điểm xuất phát ấy sau trở thành nếp, thành thói quen, thành phong tục, không những thế, nó còn là đạo lý truyền thống của dân tộc ta.
Những người con thứ khi phải tha hương đi mở cõi, khai phá những vùng đất mới nhưng trong lòng vẫn luôn nặng tình với quê hương, luôn cánh cánh trong lòng nỗi nhớ cố hương và vùng đất tiên tổ. Tôi xin lấy 4 câu thơ nổi tiếng trong bài thơ "Nhớ Bắc" của thi sĩ Huỳnh Văn Nghệ để thay cho lời kết:
Ai về xứ Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ thuở mang gươm đi mở cõi (*)
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.
.....
Nếu tổng kết lại một nét văn hoá đặt thứ tự vai vế những đứa con trong một gia đình, chúng ta sẽ thấy, từ phía ngoài đèo Hải Vân trở ra các đứa con thứ tự trong gia đình là thứ cả, thứ hai, thứ ba, ... Nhưng phía Nam đèo Hải vân trở vào thì con đầu lòng là thứ hai, không có thứ cả. Một nét văn hoá rất nhỏ, nhưng độc đáo và nói lên nhiều điều.
Điều đầu tiên về mặt logic thời mở cõi Nam tiến của ông cha ta là vào vùng rừng thiêng, nước độc. Tương truyền rằng thời đó, bệnh tật, thú dữ đã lấy đi những đứa trẻ mới sinh ra đời. Ông cha thời mở cõi đã nghĩ ra một cái kế để dối lừa cả đất trời trong cách khấn vái mỗi lúc sinh con đại ý rằng: "Thưa Thần Hoàng, thổ địa, con chỉ còn có một mụn con là thằng/con thứ hai này. Đứa cả con đã dâng hiến cho đất trời. Con cầu mong thần hoàng, thổ địa cho con nuôi đứa hai mạnh khoẻ để nối dõi tông đường..." Qua năm tháng, dân từ Đà Nẵng trở vào, lời khấn ấy trở thành một nét văn hoá, hễ sinh ra đứa con đầu lòng thì đặt thứ hai chứ không đặt thứ cả, như dân từ Huế trở ra.
( Giả thuyết mà tôi viết ra là tình cờ nói chuyện với một thằng mắt xanh mũi lõ người Pháp nó nói chuyện về văn hóa Việt. Nó ngâm cứu văn hóa Việt mấy chục năm. Nó cũng đưa ra nhiều giả thuyết tương tự, nhưng trong đó, nó đưa ra giả thuyết này mà tôi thấy chưa có nơi đâu viết và bàn luận. Nên tôi đưa ra cũng chỉ là một bổ sung cho cái thiếu về thứ cả và thứ hai mà những người làm văn hóa Việt chưa quan tâm. )
Điểm lại một số vấn đề xưa : việc đi lại khó khăn như rước dâu ‘ ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau ’ chủ yếu là ngựa, thuyền mất rất nhiều thời gian không như bây giờ xế hộp, máy bay. Người Việt (cũng như phần lớn các nước phương Đông có nền văn hóa tương tự) nếp sinh hoạt gia đình là từ tam đại, tứ đại… đồng đường. Theo Luật hình ngày xưa thì xử đến tru di tam tộc, cửu tộc. Lịch sử hình thành miền Nam, xem từ thời Trịnh-Nguyễn : trung phần tạm tính từ sông Gianh đến Bình Thuận thuộc nước “Hận đồ bàn” Chiêm Thành và lục tỉnh nam kỳ là thuộc nước Nhữ nam, Chân lạp…và cư dân ở đây có nền văn hóa riêng. Và, đến thời ‘ trăm năm đô hộ giặc Tây’ thì ‘gia tài của mẹ’ để lại … là sự giao thoa, kết hợp của cư dân và di dân trong đó có người Việt từ phương Bắc. Người phương Bắc di cư tới miền Nam thuộc 2 dạng di cư tự phát chủ yếu bất mãn, không sống được với pháp luật đương quyền và di dân có tổ chức.
1/ Tính vùng miền : Di dân tự phát : chủ yếu là người trốn tránh sự truy lùng của nhà nước cầm quyền như Mạc Cửu người Trung Quốc mua chức quan của Chân lạp (Campuchia) lập xứ Hà tiên sau thần phục triều Nguyễn khoảng năm1700?; các người trong họ có liên hệ gia tộc của những người chống đối, phạm lỗi với nhà cầm quyền Trịnh, Nguyễn sợ bị tru di nên bỏ đi trốn là bỏ đi cả nhà, cả họ. Nên việc nói theo người con thứ đi ‘lập nghiệp’ miền Nam nên gọi là ‘Hai’ trở thành một cách gọi “ phổ biến thường dùng” là không thuyết phục; cách giải thích thuyết phục hơn: người Việt gọi người lập phái, chùa là Sư Tổ, người Khơ-me goi Sư Cả- chữ “Cả” dùng với sự trân trọng, không dùng trong giao tiếp thông thường như người Việt như miền Bắc gọi thợ cả, vợ cả thì Nam thường gọi là thợ chánh, vợ lớn, vợ chánh…và truyền thống không thể phủ nhận là việc ghi nhớ ơn các người có công khai hóa, trấn giữ ‘địa phương’ người dân Miền Nam ngoài việc lập đình, đền, miễu… thờ phụng ra người dân khi nói đến đều gọi cung kính là Đức Ông, như bạn Duy nói về Đức Ông ở An Giang thì người con “cả” của đức ông được gọi là gì?…cách này có tính phổ biến cộng đồng vùng lục tỉnh- nước Chân Lạp??, không phù hợp với cư dân Chiêm Thành?; Cách giải thích khác do việc trốn tránh việc vào phía Nam chủ yếu là đường biển tránh các đồn, trạm của nhà cầm quyền sở tại; nhất là đi biển kiêng,tránh nói những từ mang điềm gở như cháy, chìm, bão,thiêu,lủng ,lửa,“cả”… thì người di cư đổi cách gọi, xưng hô từ gọi tên sang gọi theo thứ bậc con bắt đầu từ Hai: thằng Hai , chị Hai, anh Hai…nhưng nếu đúng ,đây chỉ là số ít khó có thể làm ảnh hưởng thay đổi cách gọi thông thường của cư dân.
2/ Di dân có tổ chức: nói lòng vòng một chút trong cái thời đánh lên, đánh xuống, đánh ra, đánh vào đất phương Nam của nhà Nguyễn với Chiêm Thành, Chân Lạp nếu coi việc Mạc Cửu thần phục vào nhà Nguyễn là điểm Nhà Nguyễn(khoảng năm1700 )đã đặt miền Nam hiện nay vào quản lý thì viêc đưa dân khai hoang, lập ấp trước hết thu phục dân ngụ cư, xây dưng hệ thống quản lý, lập ấp, di dân. Nếu ngày nay ai cũng phải làm giấy khai sinh, xưa có sổ bộ, sổ Đinh để theo dõi quản lý và việc tuyển phu, mộ lính đều căn cứ theo sổ Đinh mà chấm đến tuổi là đi mà không đi thì… như nội dung bài thơ “cha trốn không đi lính nước nhà, con theo mẹ vào tù khóc oa oa” nên cho việc là con Trưởng ( nam) ở nhà chỉ con thứ ( nam) đi nên gọi là “Hai” cho con đầu rất là khiêng cưỡng. Thứ nhất: người Nam thường gọi người con đầu tiên không kể là “Nam” hay “Nữ” đều là Hai, người Bắc gọi là Cả không phân biệt ‘đinh’ hay không ‘đinh’ Nên cách giải thích sợ bắt lính, bắt phu không giải thích được tại sao gái đầu không gọi là chị “Cả.”
Nếu đơn thuần chỉ vì người di dân là con thứ nên gọi con đầu là “Hai” – nếu đúng chỉ ở thế hệ thứ 1 của di dân- làm thành một cách gọi thông dụng cho cư dân sở tại và cả vùng, miền trong đó bao gồm luôn nơi di dân bước ra đi ( nam phần) là không thể
-----
Theo mình có thể lý giải theo 2 cách sau:
Thứ nhất: Ở Việt Nam, làng xã là một đơn vị rất quan trọng. Ý thức quốc gia không mạnh bằng làng xã: "phép vua thua lệ làng". Khi bị Pháp chiếm làm thuộc địa, cơ quan cai trị ở mỗi xã miền Nam được gọi là Hội Đồng Tề, trong đó người đứng đầu được gọi là Hương Cả. Nếu gọi người con lớn nhất là “cả”, thí dụ: “Thằng cả đâu, vô đây biểu coi” thì vô tình đã gọi trùng với tên Hương Cả. Điều này có thể bị suy diễn là hỗn láo, mỉa mai và bị kết tội phạm húy. Vì vậy, người miền Nam tránh tiếng “cả” mà gọi người con lớn nhất là “anh hai” hoặc “chị hai”. (Trích bài “Tị húy trong sinh hoạt của người Việt Nam” - Phạm Văn Bân).
Thứ hai: Cách giải thích này có liên quan đến “tứ bất lập” dưới thời chúa Nguyễn Ánh. Sau khi lên ngôi năm 1802, Nguyễn Ánh ban ra nhiều chính sách mà trong đó có “tứ bất lập” (bốn điều không): không đặt ngôi hoàng hậu và đông cung thái tử, không tể tướng, không trạng nguyên và không phong vương cho người ngoài họ. Trong những điều không ấy, sở dĩ Nguyễn Ánh không phong hoàng hậu và đông cung là vì ông muốn dành trọn vẹn hai vị trí đó cho hai người mà ông yêu thương nhất, người vợ cả Tống Thị Lan và con trai cả Nguyễn Phúc Cảnh. Ngược dòng lịch sử, ta biết bà Tống Thị Lan là người vợ đã một lòng một dạ, cùng chia sẻ và đồng cam cộng khổ cùng Nguyễn Ánh khi ông thất thế, lúc còn phải trốn chạy nhà Tây Sơn. Còn Nguyễn Phúc Cảnh, khi mới 4 tuổi đã phải theo Bá Đa Lộc sang Pháp cầu viện giúp cha. Nguyễn Phúc Cảnh lúc đó không khác gì vật “thí thân”, ra đi mà chẳng biết có ngày trở về hay không. Về sau, hoàng tử Cảnh cũng đoản mệnh, mất vì bệnh đậu mùa. Nguyễn Ánh là người trọng tình, trọng nghĩa, ông muốn dành vị trí cao nhất cho hai người mà ông hết mực yêu thương này. Vì thế về sau, với ông không có gì là “thứ nhất” cả, dù có toàn vẹn thế nào thì cũng chỉ là “thứ hai” mà thôi, và ông muốn thực hiện điều ấy bằng những chính sách của mình. Phải chăng cách nói “anh hai / chị hai” bắt nguồn từ đây?
----------
Về “Tứ bất lập” với “cả,hai”, tính thời nhà Tây Sơn xóa bờ sông Gianh, ngoài Bắc thì Lê Chiêu Thống chay sang Tàu nhờ ‘tóc đuôi sam’ , trong Nam thì Nguyễn Ánh dắt hoàng tử Cảnh (có người nói là con thứ?? còn người con đầu là trai đã chết hay gái thì không nói rõ??? Nên hoàng tử Cảnh lúc đó là người con trai lớn nhất không phải là người con ‘đầu’) chay ra đảo Thổ Chu, Phú Quốc…cầu viện hết Xiêm-la( Thái lan ) đến ‘mắt xanh, mũi lỏ’ để tranh giành lại quyền làm vua - tôi không dùng Phục Quốc vì nước Việt vẫn do người Việt cầm quyền. Đến lúc có niên hiệu Gia Long, thì không rõ cách gọi con đầu là “Hai” trong ‘chính sử’ đã có chưa?, “tứ bất lập” là “Luật vua” mang tính nội tộc phân quyền vì nhiều lý do chứ không đơn thuần là tưởng nhớ .
Và, không phải là “phép nước” điều này thấy rõ là ngoài Bắc dùng “ Cả”, trong Nam thường “Hai” để gọi ngôi thứ người con “đầu”.
Tại sao không gọi “một” hay “nhất”, người Việt rất năng động và có tính tự chủ tiếp thu có chọn lọc và Việt hóa không để bị đồng hóa nên từ “ Nhất, nhị, tam, tứ….” thành “ một, hai, ba, bốn…”?, như cm trước đó : để gọi “hai” mà vẫn hiểu là “đầu” có người giải thích là “khai” nói trại tiếng mà ra? xét ra là đúng với người ‘di dân’ gốc Việt, Hoa chưa chắc được ‘cư dân’ chấp nhận?? đó là tập quán con đàn, cháu đống nếu gọi con “ đầu” là “một” hay “nhất” – thằng “một”, con “một”- nghe như điềm gở là chỉ có con “độc nhất” nên kiêng không gọi và tìm cách nói trại từ “ khai”?
--------
Trong sinh hoạt cộng đồng, các cụ thường gọi tên tục (tục danh), tên hiệu (thế danh):Tèo,Tý, Đực…, không dùng tên thụy, húy(tên khai sinh); lớp có chức sắc, danh vị các cụ thường gọi theo chức, danh… không dùng thứ bậc. Thứ bậc (trước sau, lớn nhỏ) theo kiểu một, hai, ba …nếu có gọi thì chỉ trong gia đình, họ tộc và hầu như đó là tập quán của miền Nam, ở Bắc xuất hiện theo ảnh hưởng thời Tây.
Lễ nghĩa các cụ rất rạch ròi vị thế ngôi bậc và ngữ nghĩa, về nghĩa:
Nhất và Một :có ba khái niệm 1/về số đếm (thứ tự) nhất số nhỏ ( trước) nhất khởi đầu và một số nhỏ thứ hai (nếu tính từ số 0 ) 2/ Về số lượng- 1 cân, 1 ký, nhất bộ nhất bái… 3/ Về so sánh thứ hạng thì ‘một’, ‘nhất’ có khi là “trên,cao, lớn nhất “; có khi là ”dưới, thấp, nhỏ nhất” Và, nhất hay một thì có khi cùng là nhất( một) – nhất như nhau, đồng hạng nhất…khi chưa thể định cái nào hơn cái nào.
Cả nghĩa là tuyệt đối, hơn hết, bao gồm hết (được cả, mất cả, cao cả, sống cả, cả tin, kẻ cả, cả hai(ba), thợ cả, Sư Cả…)
Vì lẽ đó, trong cộng đồng đã không dám gọi con đầu là Một (nhất) ? mà lại dám gọi Cả nghe thật là ngạo mạn!?
Ngoài “đũa cả” các cụ xưa còn gọi “đũa cái” , có sự giải thích trong tập quán xưa người con dâu Cả (đầu tiên có thể là vợ người con trai lớn nếu con đầu (cả) là gái) ngồi đầu mâm để ghế(bới, đảo, xới…) cơm cho mọi ngừơi ”nên gọi ‘’đũa cả” ( trong Nam thường không dùng) , xưa hơn nữa thời mẫu hệ ‘đũa cái’ chỉ có 1 que?
Theo lẽ thông thường : khi nói ‘một’ hay ‘nhất’ thì hầu hết hiểu nghĩa về số lượng 1 hoặc là không có cái khác( đơn) độc( hữu) nhất vô nhị- có 1 không 2, nhất chích nhất chích hựu nhất chích, thanh thiên nhất đóa vân, thượng uyển nhất chi hoa, 1 mai, 1 cuốc, 1 cần câu; 1 mình, 1 ngựa, 1 thân, 1 bóng, 1 ông sao sáng 2 ông sáng sao…
Và, cũng vì kiêng,kỵ húy thì ở thời phong kiến các phẩm bậc quan thì (1) Nhất là phẩm bậc cao nhất trong (9)Cửu phẩm nên không ai dám gọi con đầu là “Nhất” (chỉ đúng với thời đó thôi); còn 1(một) nghe như chỉ có 1 thật là vô phúc với quan niêm con đàn, cháu đống.
Sống đều có cội nguồn, tại sao trong Nam gọi thứ vị con đầu bằng số thứ 2 không đơn giản là vì chất phác hay không chất phác rồi gọi ngay là con đầu là cái ‘tên’ ý nhi là hai rồi ba…mà phải có sự chọn lọc. Về vùng miền thì ngôn ngữ Mường-tè phương bắc và khơ-me phương Nam bao năm giao thoa với nhau trong lịch sử và theo từ ngữ có hiện nay, trong cách gọi “thứ bậc” các con thay “tên” nếu không dùng chữ “Cả” thì các cụ có thể gọi người “con đầu tiên” (có trước nhất(tiên) trong gia đình bằng các từ như là : nguyên ,đầu (thủ), cội,… Để nói vị thế trên hết, hơn hết các cụ thường bảo “đỉnh” hay chữ độc? Thiên thượng thiên hạ duy ngã “độc” tôn- trong trời đất ta là trên tất ‘cả’…Với khuôn phép lễ nghi để tỏ rõ “quyền huynh thế phụ”,” bậc trưởng tôn”, có trước có sau, có trên có dưới, có lớn có nhỏ thì người đầu tiên(trước nhất(tiên)) được các người kế sau gọi “Đại”: ca, tẩu, thẩm, sư huynh rồi tới nhị (hai), tam( ba); lớp con, cháu gọi các bậc tôn trưởng là “Đại” bá rồi thì nhị (hai), tam( ba) Còn người con của người đầu tiên(trước nhất(tiên) gọi các vị có thứ 2 là “Đại” thúc, thẩm thay vì gọi là “nhất “?Do sự mất dần các âm từ cổ, yếu tố tâm linh xưa…khi giải thích từ thì chính sử căn cứ khoa học nghiên cứu xác thực hoặc theo chính kiến thì phải có logich chứ không thể nói đại kiểu ngoài bắc gọi con Hổ, ông Hùm ; còn trong Nam không ưa thì gọi con Cọp, ông Ba mươi…
Nhận xét
Đăng nhận xét