Hữu Hiệp
|
Một góc TP. Tân An (Ảnh: hiepcantho) |
Long
An vừa tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến
năm 2020, tầm nhìn 2030, mục tiêu trở thành
tỉnh công nghiệp (CN), phát triển bền vững, hài hòa giữa khu vực đô thị và nông
thôn. Cùng với Tiền Giang, Long An là 2 tỉnh ĐBSCL nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, một phần Đồng Tháp Mười, có 133 km đường biên giới giáp
Campuchia. Với lợi thế “cửa ngõ vùng”, cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường đầu
tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, Long An trở thành “điểm giao” của vùng ĐBSCL
với TP. Hồ Chí Minh và miền Đông Nam bộ. Tỉnh này đã chiếm các vị trí dẫn đầu về
thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), phát triển CN và đào tạo nghề. Long An hiện xếp
thứ 1/13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL, thứ 15/63 tỉnh, thành cả nước về thu hút vốn
FDI. Tỉnh hiện có 465 dự án FDI, chiếm 59,6% số dự án toàn vùng, với tổng số
vốn đăng ký gần 3.526 triệu USD, chiếm 32,7% tổng vốn FDI toàn vùng. Ngoài ra,
trên địa bàn tỉnh còn có gần 5.000 doanh nghiệp trong nước, đang triển khai 498
dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký hơn 73.570 tỷ đồng. Trong cơ cấu KT địa
phương, Long An là tỉnh có tỉ trọng CN lớn thứ 2 (sau Cần Thơ), chiếm 37,5%,
cao hơn nhiều mức bình quân 25% của vùng. Là tỉnh có số lượng khu, cụm CN lớn
nhất vùng với 30 KCN, 40 cụm CN, tổng diện tích quy hoạch hơn 15.000 ha. Trong đó,
có 16 KCN đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy gần 43%; 9 cụm CN hoạt động với tỷ
lệ lấp đầy 79,4%. Tỉnh “cửa ngõ” miền Tây này cũng đang dẫn đầu vùng về kim
ngạch xuất khẩu với 2.380 triệu USD và tỉ lệ lao động qua đào tạo chiếm 53%.
Tuy
nhiên, so với “vùng lõi” thuộc khu vực TP. Tân An, Bến Lức, Thủ Thừa, Đức Hoà,
Cần Đước, thì các địa phương khu vực biên giới, vùng Đồng Tháp Mười còn nhiều
khó khăn. Các nhà qui hoạch đã đề xuất phát triển kinh tế theo hướng tổ chức
không gian lãnh thổ, chia Long An thành 3 vùng. Theo đó, Vùng 1 (nông nghiệp,
du lịch và KT cửa khẩu) thuộc các huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hóa, Tân
Thạnh, Thạnh Hóa, Châu Thành và một phần huyện Thủ Thừa. Vùng 2 (đệm sinh thái)
nằm giữa sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Mục tiêu của vùng này bảo vệ vùng 1
khỏi tác động tới hoạt động phát triển khu đô thị và CN quá mức của vùng 3.
Vùng 3 (phát triển đô thị và CN) gồm sông Vàm Cỏ Đông và các huyện Đức Hòa, Bến
Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, một phần huyện Tân Trụ ở vùng Hạ, thành phố Tân An và
một phần huyện Thủ Thừa. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển tỉnh, giai đoạn
2011-2020 khoảng 400 ngàn tỉ đồng, trong đó, giai đoạn 2011-2016 cần 120 ngàn
tỉ đồng.
Nhận xét
Đăng nhận xét