22/04/2013, 21:21:34
"Hiện nay nguồn nhân lực của An Giang chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu. Về quy chuẩn, về đạt yêu cầu thì vẫn còn kém", ông Phạm Thế Triều, Phó giám đốc sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang thừa nhận.
Nhiều ý kiến tham luận tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long” cho rằng, đó cũng là khó khăn chung của các địa phương trong vùng. Bởi ngành du lịch ở đây còn non trẻ, thiếu và yếu, chưa đồng bộ và tính chuyên nghiệp chưa cao. Hơn 85% lao động du lịch của vùng chưa qua đào tạo. Và trong số những người đã được đào tạo, chưa tới 1% có chứng chỉ, khoảng 1% có bằng nghề, hơn 2% có bằng trung cấp, gần 3% có bằng cao đẳng - đại học và sau đại học. Chính vì thế, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch hiện nay là khá lớn và mang tính cấp bách. Tuy nhiên, việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch cần phát huy nguồn lực tại chỗ và bám sát với nhu cầu thực tế.
"Thực sự là phải có quy hoạch chung cho cả vùng để tránh việc chồng chéo, rồi giẫm chân lên nhau. Sẽ tránh được là ai cũng đào tạo, đào tạo ra thì thừa mà lại có những mặt không ai đào tạo", bà Nguyễn Thu Thủy, Viện công nghệ Châu Á – Thành phố Hồ Chí Minh nêu thực trạng.
"Đồng bằng sông Cửu Long xác định là thế mạnh sông nước, du lịch biển đảo. Thì nhân lực trực tiếp phục vụ du lịch phải vào lợi thế này để tăng tính hấp dẫn. Thứ hai là nhân lực phải theo kịp với phát triển hạ tầng. Và thứ ba, theo tôi nghĩ là phải tăng được tính liên kết vùng trong đào tạo nguồn nhân lực", Ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ kinh tế - Ban chỉ đạo Tây Nam bộ nhấn mạnh.
"Cho đến nay du lịch đồng bằng sông Cửu Long vẫn phát huy những lợi thế sẵn có về sông nước, sinh thái, thì sản phẩm du lịch vẫn còn giản đơn. Sắp tới nếu muốn nâng cao chất lượng thì phải có những con người có tầm nhìn, kiến thức kỹ năng quản lý du lịch ở tầm cao hơn. Thì đây chính là nhu cầu cần đào tạo", Tiến sĩ Hà Văn Siêu, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển du lịch khuyến nghị.
Là 1 trong 7 vùng trọng điểm của chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng du lịch rất lớn và khả năng phát triển đa dạng, phong phú. Để đạt mục tiêu du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long thu hút được 26% lượng khách quốc tế trong giai đoạn 2015 – 2020, sẽ cần rất nhiều biện pháp đồng bộ. Trong đó, cần có sự hợp tác chặt chẽ trên nhiều mặt giữa các địa phương và các công ty du lịch, đặc biệt là về liên kết đào tạo nguồn nhân lực. Tuy nhiên, ngoài việc đào tạo tốt thì khâu sử dụng cũng cần hợp lý và đồng bộ thì mới có thể phát huy tốt vai trò “động lực” của nhân tố con người trong sự phát triển của ngành công nghiệp không khói./. (Quốc Minh)
(VTV Cần Thơ) - Lực lượng lao động trong ngành du lịch của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long tuy là tăng mạnh trong hơn một thập kỷ qua, nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn còn thấp và chưa phân bố hợp lý. Đây chính là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến những hạn chế trong phát triển du lịch ở các địa phương trong vùng, làm cho các địa phương chưa phát huy được hết những tiềm năng và thế mạnh hiện có. Ghi nhận của nhóm phóng viên Thời sự nhân Hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long” diễn ra tại An Giang trong ngày hôm nay, 22-4.
Là một trong những địa phương có thế mạnh về du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long, mỗi năm An Giang đón trên 5 triệu lượt khách. Cùng với đó, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng tăng nhanh về số lượng và quy mô. Vì thế mà yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ làm công tác du lịch cũng được quan tâm. Từ năm 2000 đến 2012, bằng nhiều hình thức khác nhau An Giang đã tổ chức 54 lớp đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch cho trên 2 ngàn học viên. Tuy nhiên, so với nhu cầu hoạt động thì nguồn nhân lực du lịch của tỉnh còn vừa thiếu về số lượng, vừa không đảm bảo về chất lượng.
"Hiện nay nguồn nhân lực của An Giang chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu. Về quy chuẩn, về đạt yêu cầu thì vẫn còn kém", ông Phạm Thế Triều, Phó giám đốc sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang thừa nhận.
Nhiều ý kiến tham luận tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long” cho rằng, đó cũng là khó khăn chung của các địa phương trong vùng. Bởi ngành du lịch ở đây còn non trẻ, thiếu và yếu, chưa đồng bộ và tính chuyên nghiệp chưa cao. Hơn 85% lao động du lịch của vùng chưa qua đào tạo. Và trong số những người đã được đào tạo, chưa tới 1% có chứng chỉ, khoảng 1% có bằng nghề, hơn 2% có bằng trung cấp, gần 3% có bằng cao đẳng - đại học và sau đại học. Chính vì thế, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch hiện nay là khá lớn và mang tính cấp bách. Tuy nhiên, việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch cần phát huy nguồn lực tại chỗ và bám sát với nhu cầu thực tế.
"Thực sự là phải có quy hoạch chung cho cả vùng để tránh việc chồng chéo, rồi giẫm chân lên nhau. Sẽ tránh được là ai cũng đào tạo, đào tạo ra thì thừa mà lại có những mặt không ai đào tạo", bà Nguyễn Thu Thủy, Viện công nghệ Châu Á – Thành phố Hồ Chí Minh nêu thực trạng.
"Đồng bằng sông Cửu Long xác định là thế mạnh sông nước, du lịch biển đảo. Thì nhân lực trực tiếp phục vụ du lịch phải vào lợi thế này để tăng tính hấp dẫn. Thứ hai là nhân lực phải theo kịp với phát triển hạ tầng. Và thứ ba, theo tôi nghĩ là phải tăng được tính liên kết vùng trong đào tạo nguồn nhân lực", Ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ kinh tế - Ban chỉ đạo Tây Nam bộ nhấn mạnh.
"Cho đến nay du lịch đồng bằng sông Cửu Long vẫn phát huy những lợi thế sẵn có về sông nước, sinh thái, thì sản phẩm du lịch vẫn còn giản đơn. Sắp tới nếu muốn nâng cao chất lượng thì phải có những con người có tầm nhìn, kiến thức kỹ năng quản lý du lịch ở tầm cao hơn. Thì đây chính là nhu cầu cần đào tạo", Tiến sĩ Hà Văn Siêu, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển du lịch khuyến nghị.
Là 1 trong 7 vùng trọng điểm của chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng du lịch rất lớn và khả năng phát triển đa dạng, phong phú. Để đạt mục tiêu du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long thu hút được 26% lượng khách quốc tế trong giai đoạn 2015 – 2020, sẽ cần rất nhiều biện pháp đồng bộ. Trong đó, cần có sự hợp tác chặt chẽ trên nhiều mặt giữa các địa phương và các công ty du lịch, đặc biệt là về liên kết đào tạo nguồn nhân lực. Tuy nhiên, ngoài việc đào tạo tốt thì khâu sử dụng cũng cần hợp lý và đồng bộ thì mới có thể phát huy tốt vai trò “động lực” của nhân tố con người trong sự phát triển của ngành công nghiệp không khói./. (Quốc Minh)
Nhận xét
Đăng nhận xét