Chuyển đến nội dung chính

Chém gió đâu chỉ chuyện “tầm phào”?

(LĐCT) - Số 48 PGS.TS PHẠM VĂN TÌNH
Nếu hỏi có từ nào hiện nay đang được cộng đồng người Việt ta đang sử dụng nhiều nhất, có lẽ nhiều người nghĩ ngay tới từ “chém gió”. Tra mãi trong các cuốn từ điển từ mới tiếng Việt gần đây mà không thấy bóng dáng “chém gió” đâu cả, tôi bèn mở máy, gõ Google xem sao.
    Chỉ sau 0,19 giây đã có ngay 2.050.000 kết quả. Đấy là một cách thăm dò bằng máy. Mà máy thì nó chỉ “nhắm mắt” căn cứ vào văn bản trên mạng mà tìm. Còn nếu chúng ta muốn khảo sát trong giao tiếp khẩu ngữ bây giờ ư? Tôi cam đoan là ở bất cứ nơi nào, từ phòng trà, quán nước đến các điểm tụ tập vui chơi; từ phòng làm việc cơ quan đến nơi hội họp đông người… đâu đâu ta cũng thấy người ta dùng từ “chém gió” (hay còn nói gọn là “chém”) với tần số nhiều không đếm xuể.
    Đến nỗi, trong một chủ đề “Những lời phê “bá đạo” nhất của giáo viên” trên baomoi.com (23.11.2013) còn đăng nguyên văn lời phê của cô giáo (trên bài kiểm tra môn Sử của một học sinh) là “Chém gió thảm hoạ”. Chà, chuyện chém gió đang là vấn đề nổi bật, rất “nóng” trong cuộc sống hôm nay đó.
    Ta hãy xem Từ điển mở Wiktionary.org định nghĩa: Chém gió là động từ “miêu tả hành động vung bàn tay về một phía (thường là vung lên vung xuống) mỗi khi muốn nhấn mạnh, bày tỏ cảm xúc, thể hiện quyết tâm hay phản bác một điều gì đó, trông như dùng tay chém vào gió nên gọi là chém gió”. Về cơ bản là như vậy. Nhưng đây cũng chỉ là một cách hiểu mà chúng ta sẽ quay trở lại bàn thêm.
    Chúng ta từng biết, ngôn từ phản ánh cuộc sống. Vậy sự xuất hiện một từ mới, một từ khác lạ cả về ngữ âm và ngữ nghĩa như ‘chém gió” hẳn là có nguyên do của nó.
    Cộng đồng trên mạng cũng đua nhau đưa ra cách giải thích từ nguyên. Người thì cho rằng xuất xứ từ này là theo cách nói quen thuộc của người miền Nam, thích ăn nói đao to búa lớn, thích nói vui, nói xạo bằng cử chỉ vừa nói vừa đưa tay “chém dọc, xỉa ngang” về mọi phía. Lâu dần quen, động tác này trở thành điển hình và thế là từ chém gió ra đời. Nhưng cũng có người nói nó bắt nguồn từ một thương hiệu xe máy. Chả là hãng Honda có cho ra đời dòng xe Air Blade. Tổ hợp này có hai từ: Air = không khí, gió; Blade = gươm/dao, chém. Air Blade có nghĩa chung là “chém gió” (và thực tế loại xe đời mới này cũng đi nhanh như gió).
    Đó cũng chỉ là những phỏng đoán từ nguyên. Những căn cứ này chưa thực sự thuyết phục. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là từ chém gió hiện nay hàm ý biểu thị ngữ nghĩa gì?
    Trước hết, chém gió chỉ là một hành động nói năng tầm phào. Người nói cố ý nói sai, nói phóng đại, “thêm dấm thêm ớt” làm cho câu chuyện thêm mùi mẫn trong các cuộc trà dư tửu hậu. Chém gió còn được hiểu là “ai đó thích nói khoác, bốc phét, nói điêu, nói xạo… ba hoa một tấc đến giời”. Mà chuyện này đang có khắp mọi nơi. Người “chém” lẫn người nghe đều thích. Hội chém gió ra đời từ hiện tượng này đây. Xét cho cùng, nó cũng là một liệu pháp giải trí, xả stress khi áp lực công việc ngày càng căng thẳng, cần sự giải tỏa…
    Nhưng lại có không ít những hiện tượng “chém gió” có vấn đề.
    Đó là những người có những khẩu khí khác lạ trong việc nhận xét, đánh giá một vấn đề gì đó. Việc xem xét, nhận định, đánh giá mọi sự việc trong cuộc sống thì ai cũng có thể làm. Nhưng không ít người thích “lên giọng” khi đưa ra các phát ngôn “trên tầm thời đại”. Họ dè bỉu, chê bai hết thảy mọi việc của người khác, cứ cho mình là kẻ chính nhân quân tử, biết nhìn xa trông rộng, “vô can” trong chuyện đang nói.
    Họ đã vượt qua sự ba hoa, khoác lác mà vào vai kẻ “đứng ngoài cuộc”, “vô can” (trong khi chính họ cũng có trách nhiệm đối với việc đó). Nói chung, họ là những người giỏi lý thuyết suông, thích lý luận “đại ngôn” thiếu thực tế, có khi lên tiếng chê bai cả xã hội (từ mình ra). Họ không biết rằng, chính họ cũng là “đương sự” của những bất cập đó. Và nếu việc họ đang chê trao vào tay họ thì có khi còn kém cỏi hơn những người khác. Cũng không ít người có chức vị bình thường cũng vào hùa mà cao giọng bình phẩm, “dạy dỗ” người xung quanh. Hội chứng chém gió đang trở thành hiệu ứng domino có tính chất dây chuyền.
    “Chém gió” như vậy là phản ánh một căn bệnh đáng lo ngại. Không ít các vị có vai trò, có quyền lực, có tiền bạc... trong xã hội nhưng thiếu tầm nhìn, thiếu trách nhiệm, quan liêu… mà dẫn đến bệnh này. Thành ra, ngữ nghĩa của từ “chém gió” hiên nay đang phân hóa thành hai hướng: Một loại chém gió tầm phào giết thời gian cốt để cho vui; còn loại chém gió khác là một tật xấu, rất cần phê phán loại bỏ 
    Chuyện “Quán trà chanh em và anh chém gió” hẳn không còn xa lạ với mỗi người hôm nay. Nhưng bình tĩnh mà xét, ta đang thấy từ này phản ánh một thực tại. Thực tế cuộc sống rõ ràng đã “cấp” cho từ “chém gió” một nét nghĩa có phần tiêu cực.

    Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    "Tính cách người Việt theo vùng miền"

    Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra

    ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

    Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Định Dương Quốc Định  sinh năm 1967,

    Phải dẹp bỏ '"quy định riêng"

       TRẦN HỮU HIỆP Báo Tuổi Trẻ - 30/08/2021 11:25 GMT+7 TTO - Nỗ lực của các địa phương để kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh là rất đáng ghi nhận, nhưng cách làm cứng nhắc, thiếu phối hợp, biểu hiện cục bộ địa phương gây chia cắt không gian vùng, làm tắc nghẽn lưu thông cần phải được dẹp bỏ. Xe chở hàng tại bến xe khách trung tâm TP Cần Thơ chờ làm thủ tục trung chuyển hoặc đổi tài xế sáng 26-8 - Ảnh: CHÍ CÔNG Mấy ngày qua, đã xảy ra tình trạng xe chở hàng ùn ứ ở cửa ngõ Cần Thơ. Giao thông "luồng xanh" bị ách tắc tại đầu mối giao thông quan trọng nhất của vùng ĐBSCL. Các địa phương phàn nàn, nhiều doanh nghiệp kêu than, hiệp hội ngành hàng bức xúc kêu cứu, kiến nghị tháo gỡ... "Quy định riêng" của TP Cần Thơ đối với hàng "quá cảnh", dù đã đảm bảo các yêu cầu chung về phòng dịch và được "thông chốt" khi qua các địa phương khác, nhưng khi vào địa bàn thành phố vẫn phải thực hiện các thủ tục khai báo trước với các sở ngành và buộc phải tập kết hàn