Chuyển đến nội dung chính

Đờn ca tài tử Nam Bộ được UNESCO vinh danh:

Di sản Thế giới đã trải đều trên dải đất hình chữ S 
Báo Đại Đoàn Kết (07/12/2013)
Vào chiều 5-12, phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO (diễn ra tại Baku, Azerbaijan) đã ghi tên Nghệ thuật Đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam Bộ  của Việt Nam vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Như vậy, tính đến thời điểm này, Di sản Thế giới tại Việt Nam đã có mặt ở khắp các vùng miền trên dải đất hình chữ S.


Đờn ca tài tử là loại hình sân khấu đặc sản của phương Nam 

1. Cho dù là "đặc sản” của Nam Bộ, nhưng theo các nhà nghiên cứu, nhìn vào lịch sử Đờn ca tài tử (ĐCTT), người ta sẽ thấy toàn bộ lịch sử dòng chảy âm nhạc của người Việt trong quá trình Nam tiến. Bởi thế, ĐCTT Nam Bộ được vinh danh không còn là di sản mang khái niệm vùng miền nữa, mà thực sự đã là niềm tự hào của người Việt Nam.

Lại càng tự hào hơn, bởi đây là lần đầu tiên một di sản văn hóa phi vật thể của khu vực phía Nam trở thành di sản thế giới. Các chuyên gia văn hóa cho rằng: Việc ĐCTT được vinh danh đã đánh dấu một cột mốc quan trọng, khi danh hiệu Di sản Thế giới đã có mặt tại tất cả các vùng miền của đất nước. Bởi cho tới thời điểm trước ngày 5-12, khu vực Nam Bộ cũng vẫn chưa sở hữu một Di sản Văn hóa Thế giới nào. Sau khi ĐCTT được xướng tên, Việt Nam đã có tới 8 Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh. Và nhìn rộng ra, tính đến thời điểm này, Việt Nam cũng đã có 18 Di sản Văn hóa, thiên nhiên Thế giới. Hiện tại, bộ hồ sơ về Dân ca Ví dặm Nghệ Tĩnh cũng đã được nộp lên UNESCO và đang chờ tin vui trong năm 2014.

2. Hồ sơ ĐCTT Nam Bộ được trình UNESCO từ năm 2011, tưởng đã được vinh danh trong năm 2012, nhưng khi đó vì ưu tiên Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, nên tới bây giờ ĐCTT mới đến lượt được công nhận. Theo đánh giá của UNESCO, ĐCTT Nam Bộ được vinh danh nhờ 5 tiêu chí chủ yếu: trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và thể hiện sự hoà hợp, tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc; thúc đẩy việc trao đổi giữa các cộng đồng, nghệ sĩ và các nhà nghiên cứu; có sự tham gia bảo vệ tích cực của các chuyên gia với sự hỗ trợ từ Nhà nước; được cộng đồng và chính quyền địa phương đề cử và cam kết gìn giữ. Từ năm 2010, các chuyên gia của Viện Âm nhạc đã tiến hành khảo sát, kiểm kê và lập hồ sơ về ĐCTT, dựa trên một không gian trải rộng qua 21 tỉnh thành từ cực Nam tới tỉnh Bình Thuận.

Theo các tài liệu nghiên cứu, ĐCTT ra đời ở miền Nam vào cuối thế kỷ XIX, được sáng tạo trên cơ sở nhạc lễ, nhạc cung đình, nhạc dân gian miền Trung và miền Nam. Đây là loại hình nghệ thuật được trình diễn khá phổ biến, mang tính bình dân, phù hợp với điều kiện sống, tâm tư, tình cảm của người dân miền Nam Việt Nam - vùng miệt vườn sông nước, với lối sống cần cù, phóng khoáng, cởi mở và can trường. Ban đầu, loại hình này chỉ mang hình thức hòa tấu nhạc không lời. Tuy nhiên, vào đầu thế kỉ XX, từ phần "đờn” này, các nghệ nhân Nam Bộ đã đặt thêm phần "ca” và đưa ĐCTT mau chóng phát triển tại khu vực này với tốc độ đáng kinh ngạc.


Đờn ca tài tử Nam Bộ vẫn được cộng đồng thực hành thường xuyên

Và dù "sinh sau đẻ muộn” và chỉ ra đời cách đây trên dưới 200 năm, nhưng ĐCTT lại là di sản "thăng” được tinh hoa về nghệ thuật nhạc cụ họ dây của người Việt lên tới đỉnh cao. Cũng theo các nhà nghiên cứu, trong cổ nhạc Việt Nam, ĐCTT là di sản âm nhạc có ngón đàn phức tạp nhất, phát triển đa dạng nhất và có bài bản niêm luật chặt chẽ nhất… GS Đặng Hoành Loan phân tích: Nếu nghiên cứu kĩ, phần lời của những bản ĐCTT đầu tiên ra đời vào đầu thế kỷ XX - giai đoạn Việt Nam còn là thuộc địa của Pháp - nên có nội dung gắn với những đề tài lịch sử, ca ngợi anh hùng dân tộc, cũng như tình cảm với quê hương của người dân nơi này. Và như thế, với bề dày lịch sử và một cộng đồng đông đảo và thực hành thường xuyên như vậy, việc ĐCTT được tự nguyện gìn giữ và phát triển cho tới thời điểm trở thành Di sản thế giới như hôm nay là điều hoàn toàn dễ hiểu. 

3. Việc ĐCTT Nam Bộ được vinh danh cho thấy thế giới đánh giá cao loại hình âm nhạc này của Việt Nam, đồng thời chứng tỏ sức sống của văn hoá truyền thống Việt Nam trong dòng chảy hội nhập vào văn hoá thế giới. Sau lễ vinh danh, UNESCO hy vọng Việt Nam sẽ có các biện pháp bảo vệ nhằm hỗ trợ trao truyền và giảng dạy về Di sản Văn hóa phi vật thể này trong chương trình giáo dục chính thức.

Tính đến thời điểm này, Việt Nam có 8 Di sản Văn hóa phi vật thể Thế giới, bao gồm: Nhã nhạc Cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Hội Gióng, Hát Xoan, Ca trù, Quan họ, Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương và ĐCTT Nam Bộ.

GS.TSKH Tô Ngọc Thanh - Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam: Sân khấu hóa thì sẽ hỏng di sản 

Có một thực trạng là sau vinh danh, những di sản bị bỏ đó mà chưa phát huy được những giá trị vốn có của nó. Nhưng có một vấn đề phải nhìn nhận nghiên túc, đó là ngày xưa di sản phi vật thể có sức ảnh hưởng ở khu vực làng, xã. Còn bây giờ Nhà nước đứng vào để chịu trách nhiệm cùng với nhân dân thì có nhiều chuyện khác nhau. Ví dụ: Bây giờ Nhà nước đãi ngộ, bảo hộ các nghệ nhân đã hợp lý chưa? Đào tạo và bồi dưỡng lớp trẻ kế cận thế nào… Ngày xưa đó là những chi phí trong sinh hoạt của làng xã. Còn bây giờ những di sản đó được vinh danh, cũng đồng nghĩa với việc người ta đem ra "sân khấu hóa” - nguy cơ làm hỏng di sản thì cần được nhìn nhận ra sao... 

Có ý kiến cho rằng: Những di sản của Việt Nam được thế giới quan tâm nhưng dường như người trong cuộc vẫn chưa thực sự quan tâm nhiều tới di sản, đặc biệt là ở cấp quản lý. Tôi thì vẫn nghĩ rằng chắc cũng cần có một thời gian nữa để có thêm điều kiện thực hiện những chương trình hành động mà chúng ta đã đưa vào hồ sơ. 

PGS. TS Vũ Nhật Thăng: 
Hiển nhiên ĐCTT xứng đáng vinh danh

Việc ĐCTT được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại  theo tôi không phải là điều bất ngờ.

Việc bảo tồn và phát huy bộ môn nghệ thuật cổ truyền đặc sắc này của dân tộc là điều tất yếu cần quan tâm của ngành văn hóa và cả cộng đồng nói chung. Đầu tiên muốn giữ được nó thì cần phải giữ được những người nghệ sĩ gắn bó với nó bằng cách tạo điều kiện và giúp đỡ họ về nhiều mặt, quan tâm tới thế hệ trẻ nối tiếp; bảo tồn, lưu giữ nó bằng cách để cho nó sống ở trong lòng dân, đặc biệt là đối với người dân và vùng đất Nam Bộ, nơi đã sản sinh ra nó. Hơn thế nữa là quảng bá nghệ thuật ĐCTT với khách du lịch nước ngoài tới Việt Nam và đưa ra nước ngoài biểu diễn.

Ngoài ra, điều quan trọng để phát huy bộ môn nghệ thuật ĐCTT nói riêng và tất cả các môn nghệ thuật cổ truyền khác của dân tộc nói chung là cần phải có kế hoạch nghiêm túc về việc nghiên cứu chuyên sâu và cho ra đời những cuốn sách về các bộ môn nghệ thuật để phục vụ cho việc tìm hiểu nghiên cứu.

Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền:Không phải lo lắng gì về việc bảo tồn sau vinh danh

Tôi cho rằng hiển nhiên ĐCTT phải đạt được danh hiệu đó. Tôi đã nghiên cứu thể loại này từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và tôi hiểu rằng ĐCTT - một loại nhạc đỉnh cao như thế mà không được thì quá là phi lý. Sau khi được vinh danh, tôi nghĩ việc bảo tồn ĐCTT không có gì là thách thức cả vì trước khi được công nhận thì ĐCTT là một loại hình có sức sống mạnh mẽ ở Nam Bộ. Có thể nói hiện nay đây là loại hình có sức sống mạnh mẽ nhất, có số lượng khán giả đông nhất, có số lượng người thực hành nhiều nhất trong tất cả các thể loại cổ nhạc Việt Nam.
Nhóm PV Văn hóa  (thực hiện)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Định Dương Quốc Định  sinh năm 1967,

Phải dẹp bỏ '"quy định riêng"

   TRẦN HỮU HIỆP Báo Tuổi Trẻ - 30/08/2021 11:25 GMT+7 TTO - Nỗ lực của các địa phương để kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh là rất đáng ghi nhận, nhưng cách làm cứng nhắc, thiếu phối hợp, biểu hiện cục bộ địa phương gây chia cắt không gian vùng, làm tắc nghẽn lưu thông cần phải được dẹp bỏ. Xe chở hàng tại bến xe khách trung tâm TP Cần Thơ chờ làm thủ tục trung chuyển hoặc đổi tài xế sáng 26-8 - Ảnh: CHÍ CÔNG Mấy ngày qua, đã xảy ra tình trạng xe chở hàng ùn ứ ở cửa ngõ Cần Thơ. Giao thông "luồng xanh" bị ách tắc tại đầu mối giao thông quan trọng nhất của vùng ĐBSCL. Các địa phương phàn nàn, nhiều doanh nghiệp kêu than, hiệp hội ngành hàng bức xúc kêu cứu, kiến nghị tháo gỡ... "Quy định riêng" của TP Cần Thơ đối với hàng "quá cảnh", dù đã đảm bảo các yêu cầu chung về phòng dịch và được "thông chốt" khi qua các địa phương khác, nhưng khi vào địa bàn thành phố vẫn phải thực hiện các thủ tục khai báo trước với các sở ngành và buộc phải tập kết hàn