Hữu Hiệp
Ngày 10.12, tại Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp với
Bộ TNMT, Trường Đại học Cần Thơ, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới tại Việt
Nam tổ chức hội thảo tham vấn cuối cùng lấy ý kiến của các tỉnh, thành trong
vùng về kế hoạch ĐBSCL (MDP) - Tầm nhìn dài hạn đến năm 2100 cho một khu vực
đồng bằng an toàn, trù phú và bền vững trước thách thức biến đổi khí hậu (BĐKH)
và nước biển dâng (NBD). MDP do các chuyên gia Hà Lan xây dựng, đã được làm
sáng tỏ hơn bởi những người trong cuộc.
Mùa lũ |
4 kịch bản
phát triển của MDP được đề xuất gồm: Công nghiệp hoá hành lang kinh tế, lấy
trục phát triển chính TPHCM - Cần Thơ; An ninh lương thực; Công nghiệp hóa nông
nghiệp - tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với công nghiệp hoá; Công nghiệp hoá
nút kép - lấy “TPHCM và Cần Thơ” làm hạt nhân thúc đẩy phát triển toàn vùng.
MDP được xây dựng theo cách tiếp cận mới: Tầm nhìn dài hạn trăm năm, phân kỳ
thành 3 giai đoạn (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn); dựa trên các nguyên tắc:
“Chọn lựa ưu tiên, không hối tiếc”, “hoạch định cho một tương lai không chắc
chắn”, khả năng có nhiều thay đổi.
Thực tiễn
cho thấy, ĐBSCL đã và đang phát triển theo những kịch bản đó. Vấn đề là chọn
lựa ưu tiên nào để có giải pháp thích ứng và “không hối tiếc”. Yêu cầu đặt ra
là những khuyến nghị chính sách, giải pháp cần có sự liên kết giữa các kịch bản
với nhau, khả năng thích ứng trước nhiều thay đổi cho một tương lai trăm năm,
không chỉ “cho ta, mà còn cho con cháu ta”. Với tư cách những người trong cuộc,
nhiều đại biểu đã trao đổi thẳng thắn, tâm huyết.
Các giải
pháp công trình; đặc biệt là các công trình thuỷ lợi, giao thông là rất cần,
nhưng phải được tiếp cận theo vùng và kiểm soát nghiêm ngặt khi quyết định đầu
tư và thực hiện. Không được đóng cửa sông là ý kiến của nhiều đại biểu được
chuyên gia Hà Lan Martjin van de Groep ghi nhận: “Dòng sông cần được mở ra
biển, những cửa sông tự nhiên sẽ làm giảm quá trình nhiễm mặn khiến biển không
đi sâu vào đất liền, là cơ hội nuôi trồng thủy sản. Do đó, trong phiên bản MDP
lần này đã bỏ giải pháp đóng cửa sông tại ĐBSCL”.
Giải pháp
phi công trình và liên kết vùng đã được nhiều đại biểu đề cập. Việc đề xuất lập
một “Uỷ ban kế hoạch ĐBSCL” được ủng hộ, nhưng yêu cầu lớn hơn cho phát triển
còn vượt hơn cả việc lập kế hoạch, đòi hỏi tổ chức phối hợp cấp vùng này phải
có “thực quyền”, “thẩm quyền và năng lực điều phối” vì lợi ích chung của vùng.
Tăng cường
liên kết vùng cũng là vấn đề mới, lần đầu tiên được ghi nhận trong Hiến pháp
sửa đổi năm 2013. MDP đang được quan tâm xây dựng, được kỳ vọng, nhưng nó cũng
mới thể hiện được “tầm nhìn”. Phía trước còn nhiều việc phải làm cho một ĐBSCL
an toàn, trù phú và bền vững.
Nhận xét
Đăng nhận xét