PHẠM THỊ
Mấy hôm nay, báo chí được thể lu loa lên chuyện quý bà mua dâm. Hay thế, mua dâm thì được gọi là quý bà. Quý bà không hề có trong ngoặc kép bất cứ tin bài ở báo nào. Không mua dâm không được gọi là quý, chẳng lẽ thế!
Một Hoa hậu ... quý bà! |
Đôi khi, nghĩ đến mấy từ “Hoa hậu quý bà”, tự dưng lòng em dâng tràn một niềm... hài hước vì nghĩ đến mấy chuyện cãi cọ con con ngoài lề của họ. Nói tóm lại, em không nghĩ quý bà là ... quý!
Báo chí đưa thế này: Để khám phá những tụ điểm ăn chơi của các quý bà, phòng cảnh sát hình sự (TP Hồ Chí Minh) đã cử trinh sát theo dõi, đeo bám nhiều tháng. Và sau những cuộc đột kích quy mô, có sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng, thì sự thật phũ phàng là việc nam thanh niên hành nghề bán dâm chẳng ít. Bước đầu cơ quan công an làm rõ tuổi từ 18-25, có trường hợp trên 30 tuổi. Họ là những đối tượng hành nghề lao động, có nghề nghiệp không ổn định, thu nhập bấp bênh; đặc biệt Công an TPHCM khẳng định tham gia bán dâm nam có nhiều người là trí thức, cụ thể là hành nghề giáo viên. (Không hiểu đưa những tin này lên, các cháu đang đi học nhìn thầy giáo mình có còn được kính trọng như xưa hay không?). Có lẽ chưa nên bàn đến các đối tượng này. Mà nên bàn đến các chị em được gọi là quý bà kia. Họ có tiền (đương nhiên), họ cô đơn (có lẽ), họ có nhu cầu (có thể chính đáng) về mặt tình dục, mà họ lại không có điều kiện để thỏa mãn, thì họ đi mua, cũng giống như đàn ông. Lần đầu tiên, sự bình quyền trong lĩnh vực tình dục được công nhận (!). Kể ra cũng nể! Nhưng em thấy chẳng phải vì thế, họ đáng được gọi là quý bà.
Mà, để đỡ bị hiểu nhầm, phải nói ngay em cũng chẳng thích gì mấy chữ quý bà, nó làm em nhớ đến mấy cuộc thi hoa hậu dành cho các mẹ lỡ chưa đi thi hoa hậu thời thiếu nữ, trong khi niềm khát khao thi đấu nhan sắc còn nguyên cộng thêm sự tự tin vô địch về tiền bạc và sự nghiệp. Đôi khi, nghĩ đến mấy từ “Hoa hậu quý bà”, tự dưng lòng em dâng tràn một niềm... hài hước vì nghĩ đến mấy chuyện cãi cọ con con ngoài lề của họ. Nói tóm lại, em không nghĩ quý bà là ... quý!
Nhưng đấy là cách nghĩ liên quan đến những việc cụ thể. Chứ đã là quý bà, thì phải quý và phải sang chứ. Quý bà nước mình, ngắm toàn thể, hiếm vô cùng. Tuy nhiên, hiếm không phải là không có. Có điều, không thể là mấy chị đi mua dâm nam mà báo chí đang vớ được. Thế nên, đề nghị cuối cùng của em là báo chí, nếu chẳng đừng khi đưa những loại tin này, thì đưa một cách có lương tâm. Nghĩa là không đưa những thông tin về người bán dâm nam, giáo viên hay bụi đời. Và chẳng nên dùng hai chữ “quý bà”. Bởi cách nào, mua hay bán dâm, cũng đều đau lòng cả!
Mà, để đỡ bị hiểu nhầm, phải nói ngay em cũng chẳng thích gì mấy chữ quý bà, nó làm em nhớ đến mấy cuộc thi hoa hậu dành cho các mẹ lỡ chưa đi thi hoa hậu thời thiếu nữ, trong khi niềm khát khao thi đấu nhan sắc còn nguyên cộng thêm sự tự tin vô địch về tiền bạc và sự nghiệp. Đôi khi, nghĩ đến mấy từ “Hoa hậu quý bà”, tự dưng lòng em dâng tràn một niềm... hài hước vì nghĩ đến mấy chuyện cãi cọ con con ngoài lề của họ. Nói tóm lại, em không nghĩ quý bà là ... quý!
Nhưng đấy là cách nghĩ liên quan đến những việc cụ thể. Chứ đã là quý bà, thì phải quý và phải sang chứ. Quý bà nước mình, ngắm toàn thể, hiếm vô cùng. Tuy nhiên, hiếm không phải là không có. Có điều, không thể là mấy chị đi mua dâm nam mà báo chí đang vớ được. Thế nên, đề nghị cuối cùng của em là báo chí, nếu chẳng đừng khi đưa những loại tin này, thì đưa một cách có lương tâm. Nghĩa là không đưa những thông tin về người bán dâm nam, giáo viên hay bụi đời. Và chẳng nên dùng hai chữ “quý bà”. Bởi cách nào, mua hay bán dâm, cũng đều đau lòng cả!
Nhận xét
Đăng nhận xét