Chuyển đến nội dung chính

Bợm nhậu miền Tây: Kiểu cược “trời ơi”


khampha.vn, Thứ năm, 02/05/2013, 18:55 (GMT+7)
Về miền Tây, nghe bà con nơi đây kể những câu chuyện bợm nhậu thách cược nhau kiểu “cắn của quý được 100 triệu” mà cười đến chảy nước mắt.
LTS: Mấy ngày vừa qua, dư luận tỉnh Tiền Giang xôn xao về chuyện một “đại gia Hai Lúa” ở tỉnh này sau khi nhậu say đã thách một phụ nữ "cắn của quý" của ông với giá 100 triệu, nhưng vài hôm sau, vị "đại gia" này lại đệ đơn ra UBND xã, kiện người đã cắn "của quý" của ông ta gây thương tích khi ông nhậu say không biết gì.
Vụ việc trên đây chỉ là một trong số vô vàn những chuyện bi hài về dân nhậu miền Tây. Nhân câu chuyện này, chúng tôi xin đăng tải loạt bài "Bi hài chuyện bợm nhậu miền Tây" để kể thêm một số vụ việc "dở khóc dở cười" và không thể ngờ được khi các bợm nhậu đã quá chén. Đó là những chuyện có thật 100%, khiến nhiều người suy ngẫm, xem đây là bài học, nhắc nhở nhau khi “lâm trận” đánh chén.
Đốt pháo bằng lỗ mũi!
Về xã Phước Long, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, hỏi về “danh nhậu” Hoàng De, có rất nhiều người biết tới. Đó chính là lão nông đã ngoài lục tuần Nguyễn Hoàng De, còn gọi là Hai De.
Có nhiều “giai thoại” về cao thủ nhậu này như đi làm ruộng bới theo rượu uống… thay nước; chỉ với 1 con mắm cá linh, 1 trái chuối chát, một mình Hai De có thể uống hết 1 lít rượu. Thậm chí nhiều lúc bí quá không có mồi, Hai De lấy chiếc đĩa sành có vẽ hình con cá rô phi để trước mặt cũng giải quyết được cơn nghiền… Hay như đang cao hứng nhậu với các bạn hiền, nửa đêm hết rượu, Hai De kêu 2 đứa con lội bộ đến nhà bà Hai Ti trong xóm mua thêm rượu, gặp lúc trời tối om, 2 đứa nhóc cằn nhằn không dám đi vì sợ ma, Hai De đe nẹt: “Ơ xứ này ma nào không khiếp danh tao? Gặp ma, tụi bây cứ nói là con Hai De, là nó tránh đường cho bây đi ngay!”…
Tuy nhiên, dân nhậu làng Phước Long nể nhất cao thủ Hoàng De qua sự thể hiện tài năng hết sức… liều mạng. Trước đây, khi nhà nước chưa cấm đốt pháo, những dịp lễ tết người dân thường đốt pháo cho rôm rả. Hai De có dịp thể hiện tài liều. Tết nguyên đán Giáp Tuất năm 1994 là dấu mốc đáng nhớ trong đời bợm nhậu Hoàng De cùng những người bạn. Chiều mồng 3 tết, sau khi tiệc nhậu cuối cùng ở nhà bạn nhậu Hai Tăng sắp tàn, các chiến hữu thấm say. Mọi người mới thách thức tài liều với nhau bằng việc đốt pháo. Ai thua - người nhát gan nhất - phải chịu bao cả bàn một chầu nhậu ngoài quán bà Sáu Cho ở chợ Bến Tranh.
 - 1
Đám tiệc ở miệt vườn miền Tây thường xảy ra ẩu đả, thách thức nhau khi các đệ tử lưu linh tê tê say say. (Ảnh minh họa)
Hai Tăng lôi ra một phong pháo tiểu hiệu Cửu Long, tháo rời từng viên riêng lẻ. Ông Ba Don trổ tài trước bằng việc cầm trên tay viên pháo châm điếu thuốc đốt nhưng không buông ra, bình tĩnh đợi cho pháo nổ. Đùng!... Đầu ngón tay cái và ngón trỏ của Ba Don nám đen, nhưng Ba Don tỏ ra khồng hề hấn, cầm ly rượu uống cái trót.
Tới lượt Hai Tăng thi thố. Bợm nhậu này lấy viên pháo kẹp vào nách rồi châm lửa đốt. Khi tim pháo cháy xè xè, Hai Tăng không kịp dang tay cho viên pháo rớt ra thì… đùng! Chiếc áo sơ mi xanh mới toanh vừa khai trương dịp Tết rách tè le ở cánh tay phải. Mặt Hai Tăng buồn so, còn bị mọi người chê nhát… “Tụi bây coi tao nè, đốt pháo bằng lỗ mũi mới độc nè”, Hai De cao hứng tuyên bố.
Nhà Hai Tăng lúc này đông đúc trẻ con xúm lại coi các bợm nhậu thi tài. Hai De thêm phấn khích, lựa viên pháo tròn đều, nhét hơn nửa viên pháo vào lỗ mũi của mình, chừa phần tim pháo ra ngoài rồi đưa bật lửa lên mồi. Tim pháo cháy xè xè, Hai De hỉ mũi rần rần nhưng viên pháo chẳng chịu bay ra. Mọi người xanh mặt… Đùng! Hai De lăn ra đất, hai tay ôm mặt mày đầy máu. Mọi người xúm lại chở Hai De ra trạm xá… Đến nay, giai thoại có thật này đã lan truyền khắp làng trên xóm dưới ở xã Phước Long và vùng lân cận. Bợm nhậu Hoàng De nay vẫn còn sống. Mỗi khi sắp nhỏ nhắc lại chuyện cũ, ông không nhịn được cười và căn dặn rằng: “Đừng có ngu mà bắt chước tao. Đi đêm có ngày gặp ma. Lúc đó tao định khi châm lửa đốt tim pháo thì mình hỉ mạnh viên pháo sẽ bay ra và phát nổ… là hay rồi. Mà tao làm cả trăm lần rồi chứ bộ… ai dè, tới giờ cái lỗ mũi còn mang thẹo đây nè”.
Mất mạng vì tỷ thí rượu đế
Đến giờ này, ông Phan Văn Thắng (63 tuổi, ngụ số 257, ấp 2, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức) vẫn chưa hết “hoảng” khi kể lại câu chuyện tỷ thí rượu đế với bạn nhậu dẫn đến kết cục bạn ông đã vĩnh viễn ra đi, còn ông may mắn được cấp cứu kịp thời nên thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”.
Ông Thắng kể, sáng 23/10/2012, ông đến nhà ông bạn Nguyễn Văn Ra (50 tuổi, ngụ cùng ấp) uống nước hàn huyên với mấy người bạn già. Sau màn trà nước, ông cùng các ông: Ra, Lê Văn Đạt, Phạm Minh Quốc, Lê Văn Tài (ngụ cùng ấp) gạ độ nhậu và được mọi người hưởng ứng.
 - 2
Ông Thắng may mắn giữ được mạng sống sau màn tỷ thí rượu đế với bạn nhậu, hôm 23/10/2012
Bàn nhậu được bày ra, với chỉ 1 lít rượu đế, 2 gói mì tôm, 1 bịch đậu phộng, 3 con cá rô (hột mít) nhỏ bằng ngón tay cái, nhưng cả 5 người lai rai rất xôm tụ. Riêng ông Ra “đô yếu” nên uống bia. Bốn chiến hữu nhanh chóng “cưa” hết lít rượu đầu, lúc này mồi vẫn còn và “niềm vui thì chưa dứt”, lại sẵn có thêm ông Phan Văn Ríp (47 tuổi, cùng ở ấp 2) đến “tham chiến”, nên mua thêm 2 lít rượu đế nữa để nhậu tiếp. Lúc này các ông: Đạt, Quốc, Tài, Ra tuyên bố “đầu hàng”, chỉ còn lại ông Ríp và ông Thắng tỷ thí với nhau 2 lít rượu đế mà ông Ríp mới mua về.
Một lít rượu đế được rót ra chia đều 2 ca, mỗi ca nửa lít, hai “đệ tử lưu linh” đồng thanh hô: “Dzô! Cạn mới được bỏ xuống à nghen”. Ông Thắng cạn trước để xuống, ông Ríp cũng “đu” theo cho “đáng mặt anh hào”. Buông ca rượu vừa nốc cạn, cả 2 ông ngồi trên chiếc băng kế đá nói chuyện được dăm ba câu thì cả hai lịm đi lúc nào không hay biết. Đến khoảng 13 giờ cùng ngày, một người cùng xóm phát hiện thấy ông Ríp, nằm đè lên chân phải ông Thắng. Mình mẩy, tay chân ông Ríp tím đen. Người dân lay dậy thì phát hiện ông Ríp đã chết cứng. Còn ông Thắng thoi thóp và được đưa ngay đến bệnh viện huyện cấp cứu.
Đến tối 23/10/2012, khi tỉnh hẳn, ông Thắng mới hay người bạn “tri kỷ” mình đã ra đi vĩnh viễn...
______________________
Đón đọc kỳ sau: Bợm nhậu miền Tây: Rượu vào… “đổi vợ” vào 19h ngày 3/5
C.Long - G.Bảo - C.Dương

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Định Dương Quốc Định  sinh năm 1967,

Phải dẹp bỏ '"quy định riêng"

   TRẦN HỮU HIỆP Báo Tuổi Trẻ - 30/08/2021 11:25 GMT+7 TTO - Nỗ lực của các địa phương để kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh là rất đáng ghi nhận, nhưng cách làm cứng nhắc, thiếu phối hợp, biểu hiện cục bộ địa phương gây chia cắt không gian vùng, làm tắc nghẽn lưu thông cần phải được dẹp bỏ. Xe chở hàng tại bến xe khách trung tâm TP Cần Thơ chờ làm thủ tục trung chuyển hoặc đổi tài xế sáng 26-8 - Ảnh: CHÍ CÔNG Mấy ngày qua, đã xảy ra tình trạng xe chở hàng ùn ứ ở cửa ngõ Cần Thơ. Giao thông "luồng xanh" bị ách tắc tại đầu mối giao thông quan trọng nhất của vùng ĐBSCL. Các địa phương phàn nàn, nhiều doanh nghiệp kêu than, hiệp hội ngành hàng bức xúc kêu cứu, kiến nghị tháo gỡ... "Quy định riêng" của TP Cần Thơ đối với hàng "quá cảnh", dù đã đảm bảo các yêu cầu chung về phòng dịch và được "thông chốt" khi qua các địa phương khác, nhưng khi vào địa bàn thành phố vẫn phải thực hiện các thủ tục khai báo trước với các sở ngành và buộc phải tập kết hàn