Chủ nhật 28/04/2013 07:08
Về điểm sàn, “có điểm sàn thực chất là để xin cho, đã "chung" mà không đủ thì phải đi xin. Bản thân điểm sàn là phi khoa học, nhất là hiện nay có điểm sàn mà không công bố phổ điểm thì lại càng không khoa học”, GS Nhĩ nêu quan điểm.
(GDVN) - Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ lên tiếng về sự bất cập của thi ba chung và áp dụng điểm sàn như hiện nay.
Trong thời gian qua dư luận không ngừng quan tâm tới vấn đề tuyển sinh đại học, cao đẳng 2013. Cả xã hội đều kỳ vọng vào một kỳ thi có sự chuyển biến về chất. GS Trần Xuân Nhĩ khẳng định Bộ GD&ĐT cần sớm bỏ "ba chung" và "điểm sàn", tập trung tổ chức tốt một kỳ thi phổ thông để tránh tốn kém cho xã hội. Theo ông, không có lí do gì để không tổ chưc tốt một kỳ thi phổ thông nếu như Bộ đã làm được kỳ thi tuyển ĐH, CĐ tương đối "sạch" ít tiêu cực, nếu không làm được thì người đứng đầu ngành giáo dục không nên làm nữa.
Thực tế GS Nhĩ chỉ ra rằng, cứ mỗi năm Bộ tổ chức hai kỳ thi chỉ cách nhau 1 tháng, thì kỳ thi sau (kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng) tốn kém tới 2.000 tỷ/năm. Lo cho kỳ thi thứ hai nên xã hội mới nảy sinh dạy thêm, học thêm, lò luyện thi mà lâu nay chúng ta chưa giải quyết được. Chưa giải quyết thì khổ cho học sinh, khổ cho phụ huynh, cho thầy giáo và cả các trường.
“Không nên thi ba chung vì tự chủ là bản chất của các trường đại học, trên thế giới cũng như vậy, bộ không nên làm thay các trường. Trong Điều 34 của Luật GDĐH có nói là giao các trường tự chủ trong tuyển sinh theo cách xét tuyển, thi tuyển hay cả hai hình thức. Bộ đang làm trái luật và bộ vẫn ôm cái này”, GS Trần Xuân Nhĩ nói.
GS Trần Xuân Nhĩ cho rằng, điểm sàn trên thế giới không ai làm như chúng ta vì bản chất của đại học là tự chủ. Ảnh XT |
Về điểm sàn, “có điểm sàn thực chất là để xin cho, đã "chung" mà không đủ thì phải đi xin. Bản thân điểm sàn là phi khoa học, nhất là hiện nay có điểm sàn mà không công bố phổ điểm thì lại càng không khoa học”, GS Nhĩ nêu quan điểm.
GS Trần Xuân Nhĩ chỉ ra rằng, điểm sàn trên thế giới không ai làm như chúng ta vì bản chất của đại học là tự chủ. Bộ GD&ĐT hiện nay đang biến mình thành một “trường đại học” làm thay việc cho các trường, trong khi đó các trường đại học có hàng nghìn cán bộ, Bộ GD&ĐT chỉ nên quan tâm tới nhiệm vụ quản lí nhà nước là quá đủ.
Cũng theo GS Nhĩ, sự không khoa học khi áp dụng điểm sàn ở chỗ điểm sàn phụ thuộc vào đề thi, nếu ra đề thi khó thì rất ít học sinh đạt được mức sàn và ngược lại, vì thế không thể căn cứ vào điểm sàn mà nói đó là phản ánh chất lượng giáo dục, điểm sàn cũng không phân loại được học sinh để làm đầu vào cho các trường đại học, cao đẳng mà chỉ làm khó khăn thêm tình hình.
Ông lấy ví dụ: “Giả sử Bộ quy định điểm sàn là 12 điểm, có thí sinh A có nguyện vọng vào học Toán, nhưng thi ba môn Toán, Lý, Hóa thì Toán chỉ được 2 điểm, hai môn còn lại 5 điểm. Với quy định điểm sàn thì thí sinh này vẫn có thể được vào học Toán. Trong lúc đó, có thí sinh B được 10 điểm tổng ba môn, nhưng Toán 8 điểm, hai môn kia mỗi môn 1 điểm, thì thử hỏi giữa hai thí sinh A và B ai đáng vào học Toán hơn? Điểm sàn không khoa học ở chỗ đó”!
Ông lấy ví dụ: “Giả sử Bộ quy định điểm sàn là 12 điểm, có thí sinh A có nguyện vọng vào học Toán, nhưng thi ba môn Toán, Lý, Hóa thì Toán chỉ được 2 điểm, hai môn còn lại 5 điểm. Với quy định điểm sàn thì thí sinh này vẫn có thể được vào học Toán. Trong lúc đó, có thí sinh B được 10 điểm tổng ba môn, nhưng Toán 8 điểm, hai môn kia mỗi môn 1 điểm, thì thử hỏi giữa hai thí sinh A và B ai đáng vào học Toán hơn? Điểm sàn không khoa học ở chỗ đó”!
Khi đã đào tạo ở đại học thì phải dựa vào năng khiếu và sở trường của mỗi thí sinh, đã phân hóa bộ môn, việc áp dụng điểm sàn là phi khoa học.
GS Trần Xuân Nhĩ liên hệ tiếp, thực tế đối với các trường nước ngoài ở Việt Nam Bộ có khi nào bắt phải thi ba chung? Các trường đó chủ yếu tuyển học sinh tốt nghiệp THPT, đó là căn cứ vào lực học ở phổ thông. Bộ GD&ĐT nên đánh giá học sinh ở cả quá trình và thời điểm. Lâu nay chúng ta chỉ đánh giá học sinh ở thời điểm mà quên mất quá trình (lớp 10, 11, 12). “Hiện tượng học sinh xé đề cương Lịch sử thời gia qua là hậu quả của việc không đánh giá đúng quá trình, nguyên tắc học phổ thông cái gì thì phải được đánh giá cái đó”.
GS Trần Xuân Nhĩ liên hệ tiếp, thực tế đối với các trường nước ngoài ở Việt Nam Bộ có khi nào bắt phải thi ba chung? Các trường đó chủ yếu tuyển học sinh tốt nghiệp THPT, đó là căn cứ vào lực học ở phổ thông. Bộ GD&ĐT nên đánh giá học sinh ở cả quá trình và thời điểm. Lâu nay chúng ta chỉ đánh giá học sinh ở thời điểm mà quên mất quá trình (lớp 10, 11, 12). “Hiện tượng học sinh xé đề cương Lịch sử thời gia qua là hậu quả của việc không đánh giá đúng quá trình, nguyên tắc học phổ thông cái gì thì phải được đánh giá cái đó”.
Hơn nữa, theo GS Nhĩ lâu nay người ta tính toán hơi tùy tiện về điểm sàn, có thể dựa vào tổng chỉ tiêu nhưng với mức điểm sàn là như vậy có thể đủ điều kiện để vào các trường. Nhưng thay vào đó, điểm ảo sẽ rất lớn, vì một thí sinh có thể thi nhiều nơi, vấn đề này Bộ cũng không nắm được.
“Bộ GD&ĐT lâu nay vi phạm pháp luật, Luật GDĐH đã quy định từ ngày 1/1/2013 phải giao quyền tự chủ cho các trường. Bộ không nên biến mình thành một trường toàn quốc”, GS Trần Xuân Nhĩ khẳng định lại lần nữa.
Cũng theo GS Trần Xuân Nhĩ, vừa qua các trường đại học ngoài công lập có phương án tuyển sinh riêng, như trường đại học Phan Châu Trinh là rất đáng khuyến khích. Đánh giá năng lực học sinh dựa trên bảng điểm của 3 năm học phổ thông, thậm chí môn cần đào tạo có thể nhân hệ số. Tiến tới thi vấn đáp và như vậy chất lượng sẽ chính xác hơn.
Theo quan điểm của GS Trần Xuân Nhĩ, vấn đề giáo dục ngày nay Bộ GD&ĐT nên kiểm soát đầu ra chứ không nên lo đầu vào.
Còn về điểm sàn, “có điểm sàn thực chất là để xin cho, đã "chung" mà không đủ thì phải đi xin. Bản thân điểm sàn là phi khoa học, nhất là hiện nay có điểm sàn mà không công bố phổ điểm thì lại càng không khoa học”, GS Nhĩ nêu quan điểm.
Nhận xét
Đăng nhận xét