Hà Hữu Nga
Tài liệu tham khảo
Atkinson, Robert D., Randolph H. Court, and Joseph M. Ward 1999. The New Economy Index: Benchmarking Economic Transformation in the States, Progressive Policy Institute Technology, Innovation and Economy Project, Washington DC, July 1999.
8. Vùng kinh tế công nghệ cao
Khái niệm công nghệ cao xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1957 trong tạp chí New York Times, đề cập đến năng lượng nguyên tử Châu Âu [Metz, Robert 1969]. Tuy nhiên cho đến nay chưa có một định nghĩa chặt chẽ nào về vùng kinh tế công nghệ cao, vì một lý do đơn giản là “vùng kinh tế” là một khái niệm truyền thống, trong khi đó khái niệm công nghệ cao lại là một sản phẩm thuần tuý của xã hội công nghiệp đã phát triển, và quá trình hình thành một vùng kinh tế công nghệ cao cũng không hề giống với bất cứ một phương thức hình thành vùng truyền thống nào. Vùng kinh tế công nghệ cao trước hết là vùng kinh tế công nghệ thuộc loại mũi nhọn của một quốc gia, nơi tập trung phát triển các ngành công nghệ tiên tiến nhất hiện có trên thế giới. Các vùng kinh tế công nghệ cao thường được hình thành từ những quyết định mang tính chiến lược kinh tế quốc gia, là nơi chủ yếu tập trung đội ngũ những người lao động trí óc hoặc những chuyên gia, kỹ thuật viên bậc cao thuộc các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ trị liệu sinh học, máy tính điện tử, các công nghiệp phần mềm, công nghệ vật liệu mới. Đối với người Pháp thì công nghệ cao bao giờ cũng tập hợp thành vùng và quá trình sản xuất các sản phẩm công nghệ cao trải qua 4 giai đoạn: i) giai đoạn đầu: một loại sản phẩm mới trải qua thiết kế công phu thành công; ii) giai đoạn tăng trưởng: sản phẩm mới dần dần chiếm lĩnh và mở rộng thị trường; iii) giai đoạn chín muồi: thông qua đầu tư với một lượng lớn vốn, sức lao động và thiết bị được sản xuất chuẩn theo dây chuyền; iv) giai đoạn thoái hoá: sản phẩm đi vào thị trường, nhu cầu tiếp tục giảm hoặc bị sản phẩm khác thay thế. Các nhà kinh tế học Pháp cho rằng, chỉ khi nào có một loại sản phẩm mới sử dụng sản xuất trên dây chuyền sản xuất, có đội ngũ lao động chất lượng cao, có thị trường nhất định, vả lại, đã hình thành nhánh mới của ngành nghề, thì mới có thể gọi chúng là ngành nghề công nghệ cao [Gilbert, Anne 1988].
Khái niệm công nghệ cao xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1957 trong tạp chí New York Times, đề cập đến năng lượng nguyên tử Châu Âu [Metz, Robert 1969]. Tuy nhiên cho đến nay chưa có một định nghĩa chặt chẽ nào về vùng kinh tế công nghệ cao, vì một lý do đơn giản là “vùng kinh tế” là một khái niệm truyền thống, trong khi đó khái niệm công nghệ cao lại là một sản phẩm thuần tuý của xã hội công nghiệp đã phát triển, và quá trình hình thành một vùng kinh tế công nghệ cao cũng không hề giống với bất cứ một phương thức hình thành vùng truyền thống nào. Vùng kinh tế công nghệ cao trước hết là vùng kinh tế công nghệ thuộc loại mũi nhọn của một quốc gia, nơi tập trung phát triển các ngành công nghệ tiên tiến nhất hiện có trên thế giới. Các vùng kinh tế công nghệ cao thường được hình thành từ những quyết định mang tính chiến lược kinh tế quốc gia, là nơi chủ yếu tập trung đội ngũ những người lao động trí óc hoặc những chuyên gia, kỹ thuật viên bậc cao thuộc các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ trị liệu sinh học, máy tính điện tử, các công nghiệp phần mềm, công nghệ vật liệu mới. Đối với người Pháp thì công nghệ cao bao giờ cũng tập hợp thành vùng và quá trình sản xuất các sản phẩm công nghệ cao trải qua 4 giai đoạn: i) giai đoạn đầu: một loại sản phẩm mới trải qua thiết kế công phu thành công; ii) giai đoạn tăng trưởng: sản phẩm mới dần dần chiếm lĩnh và mở rộng thị trường; iii) giai đoạn chín muồi: thông qua đầu tư với một lượng lớn vốn, sức lao động và thiết bị được sản xuất chuẩn theo dây chuyền; iv) giai đoạn thoái hoá: sản phẩm đi vào thị trường, nhu cầu tiếp tục giảm hoặc bị sản phẩm khác thay thế. Các nhà kinh tế học Pháp cho rằng, chỉ khi nào có một loại sản phẩm mới sử dụng sản xuất trên dây chuyền sản xuất, có đội ngũ lao động chất lượng cao, có thị trường nhất định, vả lại, đã hình thành nhánh mới của ngành nghề, thì mới có thể gọi chúng là ngành nghề công nghệ cao [Gilbert, Anne 1988].
Tổng kết thành tựu công nghệ cao của nhân loại, các nhà khoa học Trung Quốc quan niệm: “Công nghệ cao là công nghệ mới sản sinh ra dựa vào các phát hiện và sáng tạo của khoa học, nó có đặc tính hiệu ích cao, trí lực cao, đầu vào cao, cạnh tranh cao, rủi ro cao và thế năng cao” “Sự phát triển công nghệ cao là quá trình triển khai có hệ thống và ứng dụng tổng hợp một nhóm công nghệ mới ra đời có hiệu quả kinh tế và xã hội to lớn đối với một vùng rộng lớn. Công nghệ cao là biện pháp vật chất lớn mạnh, có thể nâng cao tố chất của người lao động, mở rộng tư liệu lao động và đối tượng lao động, hình thành ngành nghề mới, nâng cao hiệu quả lao động sản xuất rất lớn. Do đó, công nghệ cao là một biểu hiện về sức mạnh tổng hợp của một quốc gia, là động lực lớn mạnh thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội” [Thôi Công Hào và cộng sự 2002: 36]. Theo quan niệm của các nhà khoa học Trung Quốc, một vùng kinh tế công nghệ cao là nơi tập trung của các ngành sau: i) Khoa học vi điện tử và công nghệ thông tin điện tử; ii) Khoa học không gian và công nghệ hàng không vũ trụ; iii) Khoa học quang điện tử và công nghệ nhất thể hoá quang cơ điện; iv) Khoa học về sự sống và công nghệ công trình sinh học; v) Khoa học vật liệu và công nghệ vật liệu mới; vi) Khoa học năng lượng và công nghệ năng lượng mới, tiết kiệm năng lượng hiệu quả cao; vii) Khoa học sinh thái và công nghệ bảo vệ môi trường; viii) Khoa học trái đất và công nghệ công trình biển; ix) Khoa học vật chất cơ bản và công nghệ phóng xạ; x) Khoa học y dược và công nghệ công trình y dược sinh học; xi) Ứng dụng công nghệ mới và kỹ thuật mới trên cơ sở ngành nghề truyền thống khác [Thôi Công Hào và cộng sự 2002: 36].
Vùng có khoa học công nghệ tập trung là cơ sở quan trọng để bố trí phát triển ngành nghề công nghệ cao mới. Một mặt, ngành nghề công nghệ cao mới chịu ảnh hưởng của trình độ khoa học công nghệ và tố chất văn hoá tổng thể của của vùng, việc này có quan hệ tới điều kiện bối cảnh và mức độ nòng cốt của xã hội về bố trí phát triển của chúng; mặt khác, chịu ảnh hưởng của năng lực triển khai công nghệ mới trong vùng, năng lực triển khai này là năng lực có thể đưa thành quả nghiên cứu khoa học chuyển hoá thành sức sản xuất, quá trình chuyển hoá của nó nhất thiết phải có một loạt biện pháp công nghệ mới và có đội ngũ nhân tài khoa học công nghệ, có thể thu nạp, tiêu hoá và tái sáng tạo công nghệ cao mới. Các cấu trúc vùng kinh tế công nghệ cao thường bao gồm: i) Khu công viên công nghệ mới: hạt nhân của khu tập trung công nghệ cao thuộc loại hình này là lợi thế hiệu ứng tập trung. Lợi thế này gồm có ba loại hình: nơi ươm mầm sáng kiến, xây dựng mô hình vai trò, các điều kiện khác bao gồm: công trình cơ sở, nghiên cứu - triển khai, vốn rủi ro và trợ giúp của xã hội; ii) Khu công viên công nghệ cao: dựa vào thành quả công nghệ cao tự chủ đổi mới, qua sản phẩm hoá và thị trường hoá hình thành công ty công nghệ cơ bản, sau đó dần dần sản sinh ra nhiều công ty con công nghệ cao to nhỏ khác nhau, từng bước phát triển tự phát trở thành khu vườn công nghệ cao; iii) Khu công viên nghiên cứu khoa học. Khu tập trung công nghệ cao loại hình này là thành quả của quy hoạch, chúng dựa vào hoạt động nghiên cứu liên tục do chính phủ hoặc công ty chủ trì, rất ít xuất hiện công ty công nghệ cao trong loại hình tổ chức này; iv) Khu công viên công nghiệp khoa học. Loại hình này dựa vào thành quả công nghệ cao nhập khẩu là chủ yếu và dựa vào đầu tư về vốn, sức lao động của chính phủ và địa phương, chuyển hoá thành quả công nghệ cao thành hàng hoá, hơn nữa, chiếm thị phần tương đối lớn trên thị trường quốc tế. Khu công viên này bao gồm hai loại hình cơ bản: (1) nhóm công ty công nghệ cơ bản, tham gia vào công ty công nghệ quốc gia, cạnh tranh quốc tế; (2) nhóm công ty công nghệ địa phương, có nghĩa là công ty công nghệ nhỏ tham gia vào thị trường địa phương. Đại đa số công ty trong khu tập trung công nghệ cao đều hướng vào thị trường địa phương, chúng là người cung cấp các bộ phận máy (gồm nhiều linh kiện hợp thành), linh kiện máy và dịch vụ (Công viên công nghệ khoa học Tân Trúc, Đài Loan thuộc loại hình này); v) Khu công viên lắp ráp sản phẩm công nghệ cao. Loại hình khu tập trung công nghệ cao này thuộc vào tầng cuối của công nghệ cao, người ta xây dựng nhiều phân xưởng lắp ráp công nghệ ở đây. Hầu hết khu tập trung công nghệ cao loại hình lắp ráp không thể tự trở thành khu công nghệ cao và duy trì có hiệu quả. Dựa vào phân loại chức năng thì vùng kinh tế công nghệ cao bao gồm:
Công viên công nghiệp khoa học - công nghệ: Là một loại tổng hợp giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất công nghiệp, là vùng thương phẩm hoá thành quả nghiên cứu khoa học, chức năng của nó được thể hiện ở nghiên cứu - triển khai là chủ yếu, bao gồm: chế thử sản phẩm và triển khai sản xuất, nhưng không có chức năng chế tạo loạt lớn, tiêu thụ, quản lý hoặc chức năng khác mang tính chất của xí nghiệp công thương nghiệp. Trong khu công viên này chủ yếu thực hiện các hoạt động nghiên cứu - triển khai sản phẩm công nghệ cao. Đó là một loại hình không gian tăng cường kết hợp giữa các trường đại học và đơn vị nghiên cứu khoa học với ngành nghề công nghiệp. Ví dụ như công viên công nghiệp khoa học công nghệ Quaker của Mỹ xây dựng dựa vào đại học Stanford.
Khu sinh cư công nghệ: Nguồn gốc bắt đầu từ Nhật Bản, đây là một loại đô thị chuyên nghiệp gồm các loại hình mới với ba loại chức năng: nghiên cứu - triển khai, sản xuất sản phẩm và cư trú sinh hoạt. Cái khác nhau lớn nhất giữa khu sinh cư công nghệ với công viên khoa học công nghệ là ở chỗ khu sinh cư công nghệ theo đuổi một môi trường đô thị lý tưởng, hoà nhập chuyên ngành công nghệ cao với môi trường tự nhiên rất thanh bình, văn minh và hiện đại thành một thể thống nhất. Việc xây dựng quy hoạch khu sinh cư công nghệ tại Nhật Bản tiến hành theo nguyên tắc ba loại hình sau: i) Loại hình phân tán khu vực lớn: phát triển trong vùng đô thị, xây dựng xí nghiệp công nghệ cao mới phân tán, trong xí nghiệp xây dựng thêm các đơn vị nghiên cứu - triển khai chuyên ngành. Khoảng cách giữa các xí nghiệp với nơi ở thường cách nơi làm việc khoảng nửa tiếng, hơn nữa, trong khu nhà ở, thường xây dựng hoàn thiện, bao gồm đầy đủ các công trình vui chơi giải trí, văn hoá và bảo vệ sức khoẻ; ii) Loại hình cùng tồn tại với công, nông nghiệp: các ngành công nghệ cao được xây dựng ngay trong các vùng đất nông nghiệp. Một mặt, không làm trở ngại tới phát triển nông nghiệp, tận dụng mọi khả năng không chiếm đất nông nghiệp, bảo đảm đúng đắn nhu cầu sức lao động nông nghiệp; mặt khác, có dịch vụ chất lượng cao cho nông nghiệp, thúc đẩy phát triển công nghệ nông hoá nông nghiệp; iii) Loại hình bồi dưỡng nhân tài: tăng cường loại hình xí nghiệp nghiên cứu - triển khai trong khu sinh cư công nghệ, nâng cao trình độ công nghệ của xí nghiệp vừa và nhỏ của địa phương, thành lập cơ quan giáo dục và đào tạo công nghệ, làm cho khu sinh cư công nghệ thực sự bám rễ vào địa phương [Thôi Công Hào và cộng sự 2002: 40 - 42].
Khu gia công công nghệ cao mới: Khu gia công công nghệ cao mới là khu gia công loại hình mới xuất hiện trong quá trình chuyển hoá từ loại hình tập trung lao động sang loại hình tập trung công nghệ của khu gia công xuất khẩu thế giới (còn gọi là khu mậu dịch tự do, khu quan thuế tự do, tức là khu bảo đảm thuế quan, khu đầu tư công nghiệp, khu công nghiệp biên giới ...). Khu gia công xuất khẩu xuất hiện sớm nhất là khu mậu dịch tự do phát triển với mục đích xuất khẩu gia công công nghiệp Ireland được xây dựng gần sân bay quốc tế Shannon năm 1959. Sau thập kỷ 60, để phát triển kinh tế đất nước, các quốc gia và khu vực đang phát triển do thiếu vốn và công nghệ, bên cạnh đó lại chịu tác động bởi sự thành công của khu gia công Shannon, hy vọng sử dụng tài nguyên sức lao động phong phú của nước mình, du nhập vốn và công nghệ, xây dựng khu gia công xuất khẩu nhằm kích thích phát triển kinh tế. Khi các quốc gia phát triển tiến hành phát triển công nghệ cao mới, năng lực nghiên cứu - triển khai của đất nước và khu vực đang phát triển có hạn, công nhân công nghệ không đủ, hơn nữa, phát hiện thấy lao động của mình có giá gốc thấp, sau khi đưa đi đào tạo, đưa sản xuất công nghệ cao mới chuyển dịch vào khu gia công xuất khẩu, sản phẩm công nghệ cao nhỏ, nhẹ và giá gốc phí vận chuyển thấp, cũng tạo điều kiện cho ngành nghề công nghệ cao mới chuyển dịch vào khu gia công xuất khẩu. Do đó, khu gia công công nghệ cao mới ở các nước và khu vực đang phát triển đã có sự phát triển đáng kể. Khu gia công xuất khẩu Cao Hùng, Nam Tử và Đài Trung của Đài Loan từng bước phát triển từ loại hình tập trung lao động sang loại hình tập trung công nghệ để hình thành khu gia công công nghệ cao mới. Mấy năm gần đây, nhà đương cục Đài Loan phát hiện thấy, đặc điểm đầu tư, nguyên liệu và công nghệ xuất hiện trong khu gia công công nghệ cao mới phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài, hơn nữa, đã thống nhất kế hoạch tăng cường nâng cao năng lực nghiên cứu - triển khai trong khu gia công công nghệ cao mới, làm cho nó từng bước hình thành khu công viên công nghiệp khoa học công nghệ. Tiến trình phát triển từ khu gia công xuất khẩu đến khu gia công công nghệ cao mới rồi trở thành khu công viên công nghiệp khoa học công nghệ đã được nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm hoàn thiện quy hoạch ngành nghề trong vùng kinh tế [Thôi Công Hào và cộng sự 2002: 43 - 45].
9. Vùng kinh tế thông tin
Mặc dù vẫn chưa hoàn thiện và chưa hoàn toàn thoả đáng, nhưng sự phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ theo hướng chuyên môn hoá vùng địa lý là một thực tế của nền kinh tế thế giới. Ở Mỹ khi nói tới công nghiệp ô tô là người ta nghĩ ngay đến Detroit, sản xuất điện ảnh với Hollywood, chế tạo máy bay với Seatle, quốc phòng và vi điện tử với California, v.v...Ở cấp quốc gia, các chính sách cụ thể riêng biệt được gọi là phát triển vùng, cố kết cấu trúc hoặc kế hoạch hoá đất nước được thiết lập nhắm tới các hệ quả kinh tế xã hội chuyên môn hoá như: những khác biệt giữa các vùng, giữa đô thị và nông thôn, và thậm chí đôi khi ngay trong lòng các thành phố. Trong các công trình nghiên cứu mới đây người ta lại đặc biệt quan tâm đến hiện tượng chuyên môn hoá và tăng trưởng theo địa phương. Một số công trình nghiên cứu mới có rất nhiều đóng góp, và được coi là kinh điển, chẳng hạn như môn “Địa kinh tế mới” [Fujita, Venables, Krugman, 1999] đột phá vào các cấu trúc năng động của các ngoại ứng tập trung kinh tế [Dumais, Ellison, Glaeser, 1997; Henderson, 1999], hoặc sự hồi sinh mạnh mẽ của khái niệm quận công nghiệp trong nền kinh tế thông tin [Porter, 1998].
Mặc dù vẫn chưa hoàn thiện và chưa hoàn toàn thoả đáng, nhưng sự phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ theo hướng chuyên môn hoá vùng địa lý là một thực tế của nền kinh tế thế giới. Ở Mỹ khi nói tới công nghiệp ô tô là người ta nghĩ ngay đến Detroit, sản xuất điện ảnh với Hollywood, chế tạo máy bay với Seatle, quốc phòng và vi điện tử với California, v.v...Ở cấp quốc gia, các chính sách cụ thể riêng biệt được gọi là phát triển vùng, cố kết cấu trúc hoặc kế hoạch hoá đất nước được thiết lập nhắm tới các hệ quả kinh tế xã hội chuyên môn hoá như: những khác biệt giữa các vùng, giữa đô thị và nông thôn, và thậm chí đôi khi ngay trong lòng các thành phố. Trong các công trình nghiên cứu mới đây người ta lại đặc biệt quan tâm đến hiện tượng chuyên môn hoá và tăng trưởng theo địa phương. Một số công trình nghiên cứu mới có rất nhiều đóng góp, và được coi là kinh điển, chẳng hạn như môn “Địa kinh tế mới” [Fujita, Venables, Krugman, 1999] đột phá vào các cấu trúc năng động của các ngoại ứng tập trung kinh tế [Dumais, Ellison, Glaeser, 1997; Henderson, 1999], hoặc sự hồi sinh mạnh mẽ của khái niệm quận công nghiệp trong nền kinh tế thông tin [Porter, 1998].
Mức tăng trưởng mạnh mẽ của các ngành công nghệ thông tin tạo ra nền Kinh tế Số chuyên môn hoá vùng và tạo thành các cụm công nghệ địa phương. Trước hết, các ngành công nghiệp liên quan đến Công nghệ Thông tin chẳng hạn như Viễn thông, Phần mềm, hoặc các Dịch vụ Internet, đã từng được coi là những ngành công nghiệp bất chấp vị trí địa lý theo nghĩa truyền thống. Tuy nhiên các dữ liệu vùng và nhiều nghiên cứu trường hợp về việc làm ở Mỹ đã cho thấy các ngành công nghiệp này lại thể hiện một mức độ tập trung cao độ về phương diện địa lý. Nhiều cụm công nghệ thông tin loại mới ở Virginia, Colorado, Delaware đã phát triển ngay tại các bang công nghệ cao truyền thống chuyên môn hoá về các công nghiệp Phần mềm, Điện tử, hoặc Công nghệ Sinh học (California, Massachusetts). Thậm chí ngày nay khi chi phí giao thông và truyền thông ngày càng giảm, thì việc chọn lựa vị trí và khả năng hình thành vùng, ngay cả trong công nghệ thông tin là thứ được coi là “bất chấp không gian địa lý” vẫn còn là một thực tế không thể chối cãi. Cho đến bây giờ người ta vẫn chưa đề cập nhiều đến các mô thức địa lý chuyên biệt về Kinh tế Số, mà mới chỉ có được những nỗ lực nghiên cứu về phương diện logic mà thôi. Trong bối cảnh này người ta chấp nhận thuật ngữ Số thay cho các tên gọi thông dụng Internet, IT (Information Technology) hoặc Kinh tế Mới nhằm đặt nền tảng cho ý tưởng số hoá để xử lý, truyền và lưu trữ thông tin và đó lại thực sự là một động lực chính yếu làm thay đổi các cấu trúc nền kinh tế hiện đại [Bomsel, Le Blanc, 2000]. Các tổng quan kinh tế vĩ mô đó đã dự liệu các biến số tập trung kinh tế cổ điển (bao gồm sản xuất, giá trị gia tăng, đầu tư, việc làm, tăng trưởng) trong các khu vực công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, các khảo sát thống kê tổng hợp mới nhất về nền kinh tế Mỹ (Economic Census) đến tận cuối năm 1999 đã có sự phổ biến rộng rãi của hạ tầng World Wide Web (WWW) như một công cụ định hướng phổ biến trên Internet cho hàng triệu khách hàng và là sự tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất. Điều đó có nghĩa là các dữ liệu quyết định của Kinh tế Số (các nhà cung cấp dịch vụ Internet, các cổng, các dịch vụ tài chính điện tử, xác nhận điện tử, an ninh điện tử, v.v...) vẫn còn chưa được tập hợp đầy đủ. Vì vậy mà những khía cạnh liên quan đến vùng trong quá trình thay đổi cấu trúc do Kinh tế Số điều khiển đã không được nghiên cứu một cách hệ thống. Những thông tin hiện có chỉ giới hạn vào việc xếp hạng định tính của các bang theo những biến số khác nhau được coi là có các mô thức kinh tế mới chủ yếu [Atkinson, Robert D., Randolph H. Court, and Joseph M. Ward 1999], hoặc các dữ liệu việc làm theo khu vực, doanh số, các hạng mục xuất khẩu ở cấp bang do các cơ quan chuyên môn cung cấp, chẳng hạn như Hội Điện tử Mỹ [Platzer D.M., Christopher Novak, Matthew Kazmierczak 1999].
Mùa xuân năm 1999 một cuộc khảo sát thực địa tăng cường ở Denver (Colorado) về công nghiệp viễn thông đã cho thấy các lực đẩy dồn về tập trung kinh tế không chỉ xuất hiện từ những khoản lợi nhuận ngày càng tăng (như trong truyền thống Marshal do Arrow và Romer phát triển mở rộng), mà còn từ sự bổ sung mang tính địa phương giữa các ngành công nghiệp thông tin khác nhau. Đã thực sự xuất hiện những cụm kinh tế viễn thông trên thực tế không giới hạn vào một khu vực hoặc một ngành công nghiệp mà bao gồm một số ngành công nghiệp thông tin (điện thoại, cáp, phần mềm, các dịch vụ Internet, xử lý dữ liệu). Điều đó thể hiện một lớp ngoại ứng tập trung đặc biệt không vận hành trong một ngành công nghiệp mà là trong các ngành công nghiệp khác nhau, mà người ta thường gọi là ngoại ứng tính đa dạng Jacobs (có nguồn gốc từ công trình đầu tiên của Jacob vào năm 1999 về các nhân tố quyết định tăng trưởng tại các thành phố). Tương tự như vậy, trường hợp Denver xuất hiện hoàn toàn khác với các mô hình truyền thống của các quận công nghiệp, trong đó lợi thế cạnh tranh xuất phát từ tính linh hoạt của thị trường lao động (các thành phố dệt may của Ý) hoặc môi trường nghiên cứu và các đại học hàng đầu (thung lũng Silicon). Từ các quan sát này người ta đã rút ra giả định đề “hội tụ” với các liên kết mới giữa các ngành công nghiệp viễn thông, computer và truyền thông đại chúng hỗ trợ cho các ngoại ứng tập trung kinh tế mới, vì vậy mà cũng hỗ trợ cho quá trình hình thành cụm công nghiệp và chuyên môn hoá vùng và trong thực tế đã hình thành các vùng kinh tế thông tin [Le Blanc 2000: 3-6].
10. Lợi thế so sánh vùng
Khái niệm lợi thế so sánh cho rằng một vùng có năng suất lao động không cao cần phải tham gia vào sự phân công lao động quốc tế, vì giá cả trao đổi thương mại quốc tế phụ thuộc vào nhu cầu qua lại giữa các quốc gia, các khu vực và các vùng. B.Ohlin [1933] trong công trình “Thương mại liên vùng và quốc tế” đã cho rằng trong tình trạng cạnh tranh thuần tuý và hoàn toàn thì các chi phí tương đối trong nước phản ánh tình trạng khan hiếm tương đối các yếu tố sản xuất khác nhau. Do vậy mỗi nước có một lợi thế tương đối trong việc sản xuất các sản phẩm bằng cách sử dụng các yếu tố sản xuất mà họ có nhiều nhất. Trong tình trạng cạnh tranh thuần và hoàn toàn có tự do giao lưu hàng hoá và các yếu tố sản xuất, mỗi yếu tố sản xuất sẽ phải mang lại một mức lợi nhuận như nhau ở khắp mọi nơi, có tính đến các chi phí vận chuyển. Do vậy sẽ chỉ có một thị trường thế giới mà thôi. Tuy nhiên, lý thuyết trên của Ohlin đã bị phê phán vì đã bỏ qua ba hiện tượng có vai trò chủ yếu trong nền kinh tế thế giới, đó là: i) sự di động của các yếu tố sản xuất; ii) các tác động thúc đẩy mà một số hoạt động chuyên môn hoá tạo ra; iii) tình trạng bất ổn định của một số thị trường. Trên thực tế, để có sự khác biệt về chi phí tương đối cần phải giả thiết là không có sự chuyển giao các yếu tố sản xuất, các phương thức sản xuất. Nếu có hoạt động chuyển giao đó các yếu tố sản xuất sẽ di chuyển theo hướng có thu nhập cao sao cho trong hoàn cảnh cạnh tranh thuần và hoàn toàn thì tính chất khan hiếm của các yếu tố sản xuất sẽ như nhau từ nước này qua nước khác. Như vậy thì trao đổi thương mại sẽ không còn chỗ đứng nữa, trừ trường hợp đối với các sản phẩm trong quá trình sản xuất có một đặc thù địa lý như sản phẩm từ các mỏ và rừng nhiệt đới. Hạn chế thứ hai trong việc chứng minh lợi thế so sánh là tính chất tĩnh thuần tuý của nó so với tính năng động của phân công lao động quốc tế không phân bố đồng đều vì tất cả các hoạt động chuyên môn hoá không tạo nên các tác động ngoại ứng như nhau. Vùng chuyên môn hoá sản xuất cà phê không cần thiết phải xây dựng các ngành công nghiệp “phía thượng nguồn” và “phía hạ nguồn” cho việc trồng cà phê và sẽ chỉ sử dụng nhân công không cần chuyên môn. Ngược lại vùng chuyên môn hoá sản xuất ô tô sẽ cần nhân công chuyên môn hoá cao và sẽ xây dựng các chùm công nghiệp “phía thượng lưu” như các cơ sở luyện kim và hoạt động gia công như các ngành công nghiệp điện tử, chất dẻo, da,...v.v. Do vậy các vùng sản xuất cà phê không có những cơ hội tạo ra một quá trình phát triển như quốc gia sản xuất ô tô hoặc máy tính điện tử [Grillet 1989: 170].
Khái niệm lợi thế so sánh cho rằng một vùng có năng suất lao động không cao cần phải tham gia vào sự phân công lao động quốc tế, vì giá cả trao đổi thương mại quốc tế phụ thuộc vào nhu cầu qua lại giữa các quốc gia, các khu vực và các vùng. B.Ohlin [1933] trong công trình “Thương mại liên vùng và quốc tế” đã cho rằng trong tình trạng cạnh tranh thuần tuý và hoàn toàn thì các chi phí tương đối trong nước phản ánh tình trạng khan hiếm tương đối các yếu tố sản xuất khác nhau. Do vậy mỗi nước có một lợi thế tương đối trong việc sản xuất các sản phẩm bằng cách sử dụng các yếu tố sản xuất mà họ có nhiều nhất. Trong tình trạng cạnh tranh thuần và hoàn toàn có tự do giao lưu hàng hoá và các yếu tố sản xuất, mỗi yếu tố sản xuất sẽ phải mang lại một mức lợi nhuận như nhau ở khắp mọi nơi, có tính đến các chi phí vận chuyển. Do vậy sẽ chỉ có một thị trường thế giới mà thôi. Tuy nhiên, lý thuyết trên của Ohlin đã bị phê phán vì đã bỏ qua ba hiện tượng có vai trò chủ yếu trong nền kinh tế thế giới, đó là: i) sự di động của các yếu tố sản xuất; ii) các tác động thúc đẩy mà một số hoạt động chuyên môn hoá tạo ra; iii) tình trạng bất ổn định của một số thị trường. Trên thực tế, để có sự khác biệt về chi phí tương đối cần phải giả thiết là không có sự chuyển giao các yếu tố sản xuất, các phương thức sản xuất. Nếu có hoạt động chuyển giao đó các yếu tố sản xuất sẽ di chuyển theo hướng có thu nhập cao sao cho trong hoàn cảnh cạnh tranh thuần và hoàn toàn thì tính chất khan hiếm của các yếu tố sản xuất sẽ như nhau từ nước này qua nước khác. Như vậy thì trao đổi thương mại sẽ không còn chỗ đứng nữa, trừ trường hợp đối với các sản phẩm trong quá trình sản xuất có một đặc thù địa lý như sản phẩm từ các mỏ và rừng nhiệt đới. Hạn chế thứ hai trong việc chứng minh lợi thế so sánh là tính chất tĩnh thuần tuý của nó so với tính năng động của phân công lao động quốc tế không phân bố đồng đều vì tất cả các hoạt động chuyên môn hoá không tạo nên các tác động ngoại ứng như nhau. Vùng chuyên môn hoá sản xuất cà phê không cần thiết phải xây dựng các ngành công nghiệp “phía thượng nguồn” và “phía hạ nguồn” cho việc trồng cà phê và sẽ chỉ sử dụng nhân công không cần chuyên môn. Ngược lại vùng chuyên môn hoá sản xuất ô tô sẽ cần nhân công chuyên môn hoá cao và sẽ xây dựng các chùm công nghiệp “phía thượng lưu” như các cơ sở luyện kim và hoạt động gia công như các ngành công nghiệp điện tử, chất dẻo, da,...v.v. Do vậy các vùng sản xuất cà phê không có những cơ hội tạo ra một quá trình phát triển như quốc gia sản xuất ô tô hoặc máy tính điện tử [Grillet 1989: 170].
11. Lan tỏa phát triển kinh tế vùng
Khi lý giải quan điểm của kinh tế học tân cổ điển, Richardson [1973] cho rằng các khác biệt vùng trong khuôn khổ cung và cầu các yếu tố sản xuất (lao động, vốn, công nghệ) và các vùng ngày càng có nhiều khả năng tiếp cận với các loại hàng hoá bởi sự vận động của các yếu tố sản xuất và các hàng hoá đó. Theo lý thuyết đó thì các bất cân bằng vùng về cung và cầu đã tự thể hiện bằng những khác biệt về giá cả của các yếu tố sản xuất và hàng hoá đó. Có nghĩa là giá cả vùng A sẽ thấp nếu người mua hàng có nhiều cách tiếp cận với các nguồn cung. Ngược lại, giá cả ở vùng B sẽ cao nếu vùng này nó có mức cầu quá cao. Với giả định là các yếu tố sản xuất và hàng hoá vận động hoàn hảo, thì chúng sẽ vận động từ các vùng có giá cả thấp đến các vùng có giá cả cao. Kết quả là nguồn cung cho vùng A giảm đi, vì vậy giá cả vùng này tăng; trong khi nguồn cung cho vùng B tăng và làm cho giá cả giảm xuống. Vì vậy quá trình hội tụ vào mức cân bằng liên vùng diễn ra cho đến khi giá cả hàng hoá và yếu tố sản xuất trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia là cân bằng, và sẽ dẫn tới cân bằng về mức thu nhập.
Khi lý giải quan điểm của kinh tế học tân cổ điển, Richardson [1973] cho rằng các khác biệt vùng trong khuôn khổ cung và cầu các yếu tố sản xuất (lao động, vốn, công nghệ) và các vùng ngày càng có nhiều khả năng tiếp cận với các loại hàng hoá bởi sự vận động của các yếu tố sản xuất và các hàng hoá đó. Theo lý thuyết đó thì các bất cân bằng vùng về cung và cầu đã tự thể hiện bằng những khác biệt về giá cả của các yếu tố sản xuất và hàng hoá đó. Có nghĩa là giá cả vùng A sẽ thấp nếu người mua hàng có nhiều cách tiếp cận với các nguồn cung. Ngược lại, giá cả ở vùng B sẽ cao nếu vùng này nó có mức cầu quá cao. Với giả định là các yếu tố sản xuất và hàng hoá vận động hoàn hảo, thì chúng sẽ vận động từ các vùng có giá cả thấp đến các vùng có giá cả cao. Kết quả là nguồn cung cho vùng A giảm đi, vì vậy giá cả vùng này tăng; trong khi nguồn cung cho vùng B tăng và làm cho giá cả giảm xuống. Vì vậy quá trình hội tụ vào mức cân bằng liên vùng diễn ra cho đến khi giá cả hàng hoá và yếu tố sản xuất trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia là cân bằng, và sẽ dẫn tới cân bằng về mức thu nhập.
Mô hình lan toả tăng trưởng của Perroux [1949, 1964, 1968], Hirschman [1957, 1958] và Myrdal [1957] đã trở thành cơ sở lý thuyết cho cách tiếp cận trung tâm tăng trưởng. Khái niệm đó cũng phản chiếu rất rõ quan điểm của kinh tế học tân cổ điển. Stohr [1981] đã giải thích một cách ngắn gọn rằng mô hình lan toả tăng trưởng đã hỗ trợ cho sự phát triển để nó chỉ có thể bắt đầu trong một vài khu vực và vài vùng địa lý năng động của một đất nước. Quá trình lan toả bắt nguồn từ cấp độ cao hơn (một phần thế giới, khu vực đa/liên quốc gia) mà lan toả xuống các đơn vị vùng và quốc gia bằng nhiều cơ chế khác nhau: sự phân cấp đô thị, các tổ chức kinh doanh đa xí nghiệp và các tổ chức chính phủ trong một phạm vi rộng lớn. Nhiều người cũng đã phê phán mô hình này bằng cách lập luận rằng những lực đẩy liên khu vực hoặc những quá trình phát triển ở trung tâm đã dẫn đến sự tập trung không gian của nhiều tập hợp hoạt động chứ không phải là sự lan toả không gian của các hoạt động này từ trung tâm mà ra. Tương tự như vậy, các tổ chức kinh doanh đa xí nghiệp cũng tập trung các hoạt động hoặc các chức năng chủ yếu của họ (ra quyết định, nghiên cứu triển khai) ở các khu vực trung tâm đô thị lớn và chỉ hạ thấp các chức năng thông thường xuống các cấp đô thị thấp hơn, hoặc xuống đến các vùng ngoại vi. Vì vậy những lợi ích phát triển chủ yếu đã đổ dồn về trung tâm, và các trụ sở công ty sẽ bỏ nơi có mức lợi nhuận thấp để đến nơi có mức lợi nhuận cao hơn.
Trong khi đó quan điểm phát triển cân bằng cho rằng việc chỉ tập trung các nguồn lực vào một vài khu vực, đặc biệt là những khu vực có năng lực thu hút cao đối với công nghệ hiện đại sẽ làm sói mòn tiềm năng của các khu vực khác. Trong bối cảnh đó, việc nâng đỡ khu vực này sẽ làm thiệt hại đến khu vực khác trong quá trình phát triển. Những người chủ trương chống lại phát triển cân bằng thì cho rằng các nguồn cần phải được đầu tư đồng bộ trên qui mô lớn vào các vùng đang phát triển có nhu cầu bức thiết. Hirschman cho rằng các đầu vào cần thiết để đạt được cân bằng chẳng hạn như vốn, doanh nghiệp, các chính sách liên quan và các cơ chế thông tin về cung, cầu, và giá cả phải được thực hiện đồng thời trong và giữa các vùng chứ không chỉ hạn chế ở các vùng kém phát triển. Vì vậy có thể có lựa chọn tốt hơn, đó là cần xác định một cách rõ ràng các trật tự đầu tư chính xác về phương diện chiến lược là cái thực hiện được các liên kết tổng thể lớn nhất trong số các khoản đầu tư. Toàn bộ cuộc luận chiến về tăng trưởng cân bằng và bất cân bằng được mở rộng trong lĩnh vực phát triển không gian. Các chủ trương tăng trưởng bất cân bằng theo đuổi một mô thức đầu tư có lựa chọn về không gian trong khi những người chủ trương tăng trưởng cân bằng lại lý tưởng hoá mô thức cân bằng không gian [Hirschman 1957, 1958]. Những người chủ trương bất cân bằng cũng rất ủng hộ hệ mẫu lan toả tăng trưởng đã đề cập ở trên, vì vậy mà họ duy trì lập trường lý thuyết cực tăng trưởng rất phổ biến trong những năm 1960.
Sự sùng bái công nghiệp gắn liền với chủ trương tăng trưởng bất cân bằng do các lý thuyết gia cực tăng trưởng chủ trương đều cho rằng về cơ bản phát triển là mang tính không đồng đều và phát triển không thể cùng đồng thời bắt đầu ở mọi nơi được. Lý thuyết đó về cơ bản dựa vào những hạn chế về các nguồn lực và vì vậy mà việc lựa chọn tối ưu là đầu tư các nguồn hạn chế đó vào các khu vực và vị trí được lựa chọn. Misra [1981] cho rằng các cách tiếp cận trên không thể được chấp nhận như một nguyên tắc chủ đạo trong cách nhìn nhận về sự đa dạng của các tình huống phát triển trên thế giới. Các nước đang phát triển có thể cần cả cách tiếp cận phụ thuộc vào tính chất đặc biệt của hoàn cảnh và vì vậy mà tầm quan trọng của việc lựa chọn là có tính tương đối tuỳ theo từng khu vực, từng vùng hoặc từng địa phương riêng biệt thường luôn thay đổi theo thời gian. Cuộc luận chiến giữa công nghiệp và nông nghiệp đã khơi dậy thêm các vấn đề tranh cãi về mối liên hệ giữa hai khu vực và thực tế thì mỗi khu vực đều có đóng góp cho khu vực kia. Nó đã kích thích sự phát triển các lý thuyết cân bằng hiện đại liên quan đến sự thoả hiệp giữa hai khu vực, đến thực chất của các khoản đầu tư phát triển và những thay đổi cấu trúc trong một nền kinh tế. Higgins đã đặt vấn đề tranh cãi vào một giải pháp mở rộng: “Điều quan trọng là phải phân biệt giữa tăng trưởng cân bằng với tư cách là một phương thức phát triển với mục đích phát triển; ngay cả sự tăng trưởng zigzag của Hirschman cũng phải có một loại “cân bằng” nào đó làm mục đích cuối cùng. Nghĩa là người ta có thể tạo ra những bất cân bằng để đạt tới những cân bằng sau cùng ở mức thu nhập đầu người cao. Một khi chúng ta thừa nhận rằng chúng ta không hề xử lý được bất cứ vấn đề nào, thì chúng ta nên chấm dứt luôn việc nói về tăng trưởng cân bằng và bất cân bằng thay vì nói về các mối quan hệ chức năng giữa các khu vực và các vùng chủ yếu của một nền kinh tế” [Higgins 1968].
12. Vấn đề địa kinh tế vùng
Lý thuyết Địa Kinh tế Mới (NEG) được bắt đầu bằng bài viết của Paul Krugman “Lợi nhuận tăng dần và Địa kinh tế” vào năm 1991. Lý thuyết này đưa ra cách lý giải chủ yếu về sự tập trung công nghiệp và người lao động theo vùng. Sau đó địa kinh tế mới đã được tổng kết trong cuốn sách Kinh tế không gian – Các thành phố, các vùng và thương mại quốc tế của Masahisa Fujita, Krugman và Anthony Venables (FKV) [2000]. Năm 2001 môn địa kinh tế mới đã được chính thức hoá với sự ra đời tạp chí Journal of Economic Geography, “nhằm tái xác định và tiếp thêm năng lực cho giao điểm kinh tế học và địa lý”. Theo nhóm tác giả FKV thì nhiệm vụ của Địa kinh tế mới là nghiên cứu để trả lời câu hỏi các hoạt động kinh tế diễn ra ở đâu và tại sao lại ở đó. Người ta cho rằng kinh tế học chính thống đã bỏ qua chủ đề này, với lý do là khó hình thức hoá thành các mô hình. Một yếu tố quyết định trong việc mô hình hoá các hoạt động kinh tế học địa lý là hiệu suất tăng dần theo lợi thế qui mô tập trung không gian. Trừ các nguồn tài nguyên trời cho không đồng đều thì không còn gì tạo ra sự không đồng đều trong phân bố không gian và các hoạt động kinh tế của con người.
Lý thuyết Địa Kinh tế Mới (NEG) được bắt đầu bằng bài viết của Paul Krugman “Lợi nhuận tăng dần và Địa kinh tế” vào năm 1991. Lý thuyết này đưa ra cách lý giải chủ yếu về sự tập trung công nghiệp và người lao động theo vùng. Sau đó địa kinh tế mới đã được tổng kết trong cuốn sách Kinh tế không gian – Các thành phố, các vùng và thương mại quốc tế của Masahisa Fujita, Krugman và Anthony Venables (FKV) [2000]. Năm 2001 môn địa kinh tế mới đã được chính thức hoá với sự ra đời tạp chí Journal of Economic Geography, “nhằm tái xác định và tiếp thêm năng lực cho giao điểm kinh tế học và địa lý”. Theo nhóm tác giả FKV thì nhiệm vụ của Địa kinh tế mới là nghiên cứu để trả lời câu hỏi các hoạt động kinh tế diễn ra ở đâu và tại sao lại ở đó. Người ta cho rằng kinh tế học chính thống đã bỏ qua chủ đề này, với lý do là khó hình thức hoá thành các mô hình. Một yếu tố quyết định trong việc mô hình hoá các hoạt động kinh tế học địa lý là hiệu suất tăng dần theo lợi thế qui mô tập trung không gian. Trừ các nguồn tài nguyên trời cho không đồng đều thì không còn gì tạo ra sự không đồng đều trong phân bố không gian và các hoạt động kinh tế của con người.
Địa kinh tế mới khẳng định: hầu hết các hoạt động kinh tế đều tập trung về phương diện địa lý. Đa phần người dân tại các quốc gia tiên tiến và một số đáng kể tại các nước đang phát triển sống tại các trung tâm đô thị. Nhiều ngành công nghiệp, bao gồm cả các ngành dịch vụ như ngân hàng chẳng hạn cũng tập trung về phương diện địa lý, và các cụm công nghiệp như vậy chính là nguồn chuyên môn hoá và thương mại quốc tế quan trọng. Tập trung công nghiệp tạo điều kiện cho một thị trường lao động dày đặc của địa phương, đặc biệt là cho các kỹ năng chuyên môn hoá đến mức người lao động và người thuê lao động đều dễ dàng tìm được nhau lúc cần thiết. Và sự tập trung hoạt động của kinh tế vùng có thể tạo thêm các khu vực kinh tế ngoại sinh thuần tuý thông qua các cơ chế lan toả thông tin. Các bí mật thương mại trở thành không còn là bí mật nữa. Các nhân tố bất động chẳng hạn như đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên và trong bối cảnh quốc tế, ngay cả con người cũng phải nỗ lực hết mình với sự tập trung sản xuất, kể cả từ phía cung (một ngành sản xuất nào đó phải đến nơi có sẵn người lao động) lẫn từ phía cầu (các nhân tố phân tán tạo ra một thị trường phân tán và một ngành sản xuất nào đó sẽ phải khuyến khích chuyển cơ sở sản xuất đến gần với người tiêu thụ hơn) [Krugman 1998: 3-10]. Nói tóm lại việc khai sinh môn “địa kinh tế học mới” đã được thực hiện bằng cách xem xét chiến lược mô hình hoá để tập trung vào vai trò của các hiệu ứng qui mô thị trường trong việc tạo ra các liên kết thuận lợi cho việc tập trung theo vùng về phương diện địa lý; mặt khác lực ngược chiều của các yếu tố bất động lại phát huy tác dụng dựa vào quá trình tập trung như vậy. Địa kinh tế mới được người Trung Quốc ứng dụng rất phổ biến trong việc xây dựng các vùng, các đặc khu kinh tế của họ.
13. Bất bình đẳng trong phát triển vùng kinh tế
Các nhà nghiên cứu và các chiến lược gia phát triển kinh tế vùng đều cho rằng điều kiện quan trọng nhất để đạt được cân bằng liên vùng chính là sự thống nhất lãnh thổ quốc gia. Điều đó có thể đạt được thông qua những cải thiện về mạng lưới giao thông, thông tin và việc thúc đẩy sự vận động và thống nhất của các yếu tố sản xuất và các hàng hoá trong các thị trường quốc gia và quốc tế. Nói cách khác, lập trường lý thuyết của kinh tế học tân cổ điển dựa trên nguyên tắc: các lực lượng thị trường đảm bảo “cân bằng” trong phân bố không gian của các hoạt động kinh tế cũng như mọi thứ khác. Vì vậy để giảm khác biệt vùng thì lý thuyết kinh tế học tân cổ điển gợi ý xây dựng các chiến lược thúc đẩy tăng trưởng trong các vùng đầu tàu (và/hoặc trọng điểm) và khuyến khích di cư các nguồn lao động năng xuất thấp và thất nghiệp ra khỏi vùng trì trệ. Tuy nhiên khi xem xét rất cẩn thận quan điểm của các nhà kinh tế tân cổ điển Stohr [1981] cho rằng trong thực tế các định đề của lý thuyết này không được thực hiện vì “bản chất chọn lọc của quá trình di cư, và sự vận động khác biệt của các yếu tố sản xuất” giữa những vùng khác nhau. Dựa vào cơ chế thị trường, Stohr đã tin rằng thay vì quá trình hội tụ của các yếu tố khác biệt vùng như người ta đã giả định về phương diện lý thuyết thì thực tế khác biệt, bất cân bằng và bất bình đẳng vùng ngày càng tăng.
Các nhà nghiên cứu và các chiến lược gia phát triển kinh tế vùng đều cho rằng điều kiện quan trọng nhất để đạt được cân bằng liên vùng chính là sự thống nhất lãnh thổ quốc gia. Điều đó có thể đạt được thông qua những cải thiện về mạng lưới giao thông, thông tin và việc thúc đẩy sự vận động và thống nhất của các yếu tố sản xuất và các hàng hoá trong các thị trường quốc gia và quốc tế. Nói cách khác, lập trường lý thuyết của kinh tế học tân cổ điển dựa trên nguyên tắc: các lực lượng thị trường đảm bảo “cân bằng” trong phân bố không gian của các hoạt động kinh tế cũng như mọi thứ khác. Vì vậy để giảm khác biệt vùng thì lý thuyết kinh tế học tân cổ điển gợi ý xây dựng các chiến lược thúc đẩy tăng trưởng trong các vùng đầu tàu (và/hoặc trọng điểm) và khuyến khích di cư các nguồn lao động năng xuất thấp và thất nghiệp ra khỏi vùng trì trệ. Tuy nhiên khi xem xét rất cẩn thận quan điểm của các nhà kinh tế tân cổ điển Stohr [1981] cho rằng trong thực tế các định đề của lý thuyết này không được thực hiện vì “bản chất chọn lọc của quá trình di cư, và sự vận động khác biệt của các yếu tố sản xuất” giữa những vùng khác nhau. Dựa vào cơ chế thị trường, Stohr đã tin rằng thay vì quá trình hội tụ của các yếu tố khác biệt vùng như người ta đã giả định về phương diện lý thuyết thì thực tế khác biệt, bất cân bằng và bất bình đẳng vùng ngày càng tăng.
Bản thân Krugman [1998: 17-18] cha đẻ của môn địa lý kinh tế mới, đã rất chú ý đến thực trạng bất bình đẳng vùng trong các nước đang phát triển, mà ông gọi là tình trạng lưỡng phân kinh tế, trong đó có những khu vực kinh tế thu nhập cao, lương tương đối cao tồn tại trong một nền kinh tế ít phát triển. Ông cho rằng khó mà thay đổi phép phân tích trung tâm - ngoại vi thành vấn đề về khác biệt vùng. Người ta chỉ cần dán nhãn “người lao động” của mô hình đó bằng các yếu tố di động như tư bản hoặc lao động có tay nghề cao, và cho rằng lao động tay nghề thấp là một yếu tố tương đối bất động, vì bộ phận này đảm nhận vai trò của “các nông dân”. Vấn đề có thể trở nên thực tiễn hơn, bằng cách cho phép các yếu tố di động và bất động trở thành các yếu tố thay thế trong sản xuất. Với các nền kinh tế có quy mô và chi phí giao thông đủ mạnh thì việc tạo ra cân bằng trung tâm - ngoại vi có thể gây ra sai biệt lớn về lương cho yếu tố bất động. Một điều dễ thấy là cùng những kích cỡ thị trường như nhau và cùng có sẵn các đầu vào được sản xuất tại địa phương thì cái làm cho địa điểm này hấp dẫn người sản xuất hơn địa điểm kia chính là lợi nhuận tăng dần. Có nghĩa là nếu việc sản xuất tập trung vào địa điểm này thì sẽ có hoạt động thương mại nhiều hơn giữa địa điểm 2 và địa điểm 1 so với địa điểm 2 và địa điểm 3...vv. Và nếu có những khoản lợi nhuận tăng dần trong vận tải thì điều đó có nghĩa là các chi phí vận tải trên một đơn vị thấp hơn theo các tuyến đường được sử dụng nhiều hơn.
Một ví dụ cụ thể: một phần lợi thế của Sao Paulo là khả năng tiếp cận tốt đối với Rio bao gồm cả các chuyến bay thường xuyên đến đó và ngược lại. Điều đó là tự nhiên đối với hai thành phố lớn nhất Brazil, nhưng nó lại củng cố thêm khuynh hướng hoạt động để tập trung trong hai thành phố này. Hệt như trong các mô hình kinh tế toàn cầu, các mô hình bất bình đẳng vùng có thể dễ dàng cho thấy một một phản ứng đa dạng đối với các chi phí vận tải giảm dần. Lúc đầu hiệu quả của giảm chi phí như vậy có thể giúp thúc đẩy sự hình thành các mô thức trung tâm - ngoại vi. Một ví dụ điển hình là việc chia tách toàn bộ nước Italia thành miền bắc giàu có và vùng Miền trung xảy ra khi có các tuyến đường sắt. Các tuyến đường sắt này có khả năng làm cho các nhà máy ở miền bắc cung cấp cho các nhu cầu của các thị trường nông nghiệp ở miền nam. Hơn nữa tuyến đường sắt đầu tiên rõ ràng là còn kết nối các vùng đã công nghiệp hoá của miền bắc nhiều hơn so với các vùng miền nam, bằng cách củng cố lợi thế của các địa phương miền bắc trong khuôn khổ dễ dàng tiếp cận với các thị trường và các đầu vào. Tuy nhiên cho dù chi phí vận tải đủ thấp (ngay cả ở qui mô vận tải nhỏ) vẫn có thể dẫn tới việc mở rộng công nghiệp: một khi việc vận chuyển các đầu vào không đắt đến bất cứ nơi nào có nhu cầu và các sản phẩm xuất khẩu được đưa đi khỏi bất cứ địa phương nào thì các chi phí yếu tố thấp hơn của vùng ngoại vi ngày càng trở nên có ý nghĩa. Tại Brazil hiện thời đang có sự tái định vị công nghiệp về phía đông bắc là nơi mà mức lương chỉ bằng khoảng 1/3 so với mức lương tại Sao Paulo. Đây là một trong những yếu tố thường được đổ tại tỷ lệ thất nghiệp cao trong các vùng công nghiệp truyền thống [Krugman 1998: 18]. Tất nhiên bất bình đẳng vùng cũng có thể bị ảnh hưởng mạnh bởi chính sách của chính phủ, bao gồm cả chính sách thương mại.
_____________________________________
Còn nữa...
Tài liệu tham khảo
Atkinson, Robert D., Randolph H. Court, and Joseph M. Ward 1999. The New Economy Index: Benchmarking Economic Transformation in the States, Progressive Policy Institute Technology, Innovation and Economy Project, Washington DC, July 1999.
Bomsel O., Le Blanc G. 2000. Dynamiques industrielles et réglementaires des télécoms: une comparaison Etats-Unis/France, Note de l’IFRI no 29, La Documentation Française, Paris.
Dumais, G., Ellison, G., and Glaeser, E., 1997. Geographic Concentration as a Dynamic Process. NBER Working Papers, No. 6270.
Fujita, M., P, Krugman and A. J. Venables 1999. The Spatial Economy: Cities, Regions, and International Trade, Cambridge: MIT Press.
Gilbert, Anne 1988. The New Regional Geography in English-and French-speaking Countries. In Progress in Human Geography 12 (1988).
Grillet, Grerard 1989. Cơ cấu và chiến lược phát triển kinh tế. Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương. Hà Nội.
Henderson V. 1999. Marshall’s Economics, NBER Working Papers 7358, National Bureau of Economic Research, Inc.
Higgins, B. 1968. The Strategy of Economic Development, New Haven, Yale University Press.
Hirschman A.O. 1957. The Strategy of Economic Developmen. (London: Duckworth, 1957).
Hirschman A.O. 1958. The strategy of economic development. Yale University Press. New Haven.
Krugman, Paul 1998. The Role of Geography in Development. Paper prepared for theAnnual World Bank Conference on Development Economics, Washington, D.C., April 20–21, 1998.
Le Blanc G. 2000. Regional Specialization, Local Externalities and Clustering in Information Technology Industries, forthcoming in Macmillan.
Metz, Robert 1969. Market Place: Collins Versus The Middle Man. In The New York Times, April 24, 1969, p. 64.
Misra, R. 1981. The changing perception of development problems, Regional Development Series, Volume 1. UNCRD: Maruzen Asia, Nagoya, Japan.
Misra, R. 1981. The changing perception of development problems, Regional Development Series, Volume 1. UNCRD: Maruzen Asia, Nagoya, Japan.
Myrdal G. 1957. Economic Theory and Under-Developed Regions, London: Duckworth, 1957.
Ohlin B. 1933. Interregional and International Trade. Cambridge, MA: Harvard University Press. Revised version published in 1968.
Perroux F. 1955. Note sur la notion de pôle de croissance. Economie Appliqueé, 8, pp. 307-320.
Perroux F. 1964. La notion de pole de croissance. En L’economie du X Xeme Siecle, 2nd ed. Paris: Presses Universitaries de France, 1964, pp. 142-154
Perroux, F. 1968. Les Investissements multinationaux et l’analyse des poles de developpement d’integration, Revue Tiers-Monde, IX, 34.
Platzer D., Christopher N., Kazmierczak M. 1999. A State-by-state Overview of the High-Technology Industry, Cyberstate 3.0. American Electronics Association.
Platzer D., Christopher N., Kazmierczak M. 1999. A State-by-state Overview of the High-Technology Industry, Cyberstate 3.0. American Electronics Association.
Porter M. 1998. On Competition, Boston: Harvard Business School.
Richardson H.W. 1973. Regional Growth Theory, London: MacMillan, 1973.
Stohr W. 1981. Development from below: The Bottom Up and Periphery-Inward Development Paradigm. In Stohr and Taylor, eds, Development from Above or Below? The Dialectics of Regional Planning in Developing Countries (London: Wiley, 1981) as quoted in Stohr “ Another” Regional Development? In Changing Perception of Development Problems, Regional Development Series Volume 1.
Thôi Công Hào, Nguỵ Thanh Tuyền, Trần Tôn Hưng (biên tập) 2002. Phân tích và Qui hoạch vùng. Nhà xuất bản Giáo dục Đại học Trung Quốc. (Bản dịch tiếng Việt của Hàn Ngọc Lương, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Hà Nội).
Nhận xét
Đăng nhận xét