Thật đáng mừng, việc góp ý cho Dự thảo Hiến pháp sẽ kéo dài tới tận tháng 9, sẽ đưa tới từng hộ gia đình gần như một cuộc trưng cầu ý dân.
Có điều không phải ai cũng đủ trình độ góp ý nếu không được hỏi “đồng ý-không đồng ý” cho một câu hỏi cụ thể. Nổi bật nữa là lần này công khai những vấn đề “gay cấn”- tối cao như hiến định quyền lãnh đạo của Đảng, vai trò của quân đội... Bên bảo vệ được công khai tranh luận với bên phản đối hòng lợi dụng các khuyết điểm tức thời mà Đảng đang nỗ lực sửa sai để phủ nhận vai trò thực tiễn và lịch sử của Đảng, của quân đội... Bản thân việc công khai các luận cứ phản bác đã chứng tỏ sức mạnh của Đảng, của quân đội.
Hòa cùng với việc lấy ý kiến về Hiến pháp là các ý kiến về các luật, văn bản dưới luật. Công khai việc soạn thảo bàn bạc nên dân chúng thấy dân chủ: Luật chống tham nhũng với Ban Nội chính chống tham nhũng của Đảng, luật Đất đai và các quy định cấp sổ đỏ, Luật cư trú và các quy định nhập cư, hộ khẩu, Luật khai thác tài nguyên và các quy định về khai thác mỏ than, vàng, bau-xít..., luật và các quy định về hôn nhân, chuyển giới tính, đám cưới đồng tính... Luật có vi hiến không? Ai sẽ giám sát việc này. Quy định trái luật thì sao?
Tỉ dụ nếu Bộ GDĐT không rút lại quy định vừa mới ban hành vài hôm về “phát tán thông tin về tiêu cực khi thi ĐH/CĐ” thì sao? Các quy định tuyển sinh và luật về đại học có mâu thuẫn nhau hay không? Các trường ngoài công lập vì sao phải “kêu cứu”, “đi xin” Bộ mà không đòi quyền của mình? Luật Lao động, Luật Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các quy định về viện phí, đấu thầu thuốc, cùng lời “kêu gọi” không đưa nhận phong bì cũng như lời “cầu xin” được kéo dài tuổi hưu của một số “không ít” người... hòa hợp hay mâu thuẫn với nhau như thế nào?
Tai nạn và ùn tắc bậc nhất là các quy định dưới luật về giao thông vận tải vì ngày nào, ai ai cũng phải ra đường. Ra đường vợ mượn xe chồng là không “chính chủ”, luật nào cấm tôi mượn xe người khác khi tham gia giao thông? Thuế trước bạ ô tô lên xuống như cổ phiếu là sao? Phí bảo trì thu theo tổ dân phố thì ai dám không nộp. Khổ nhất là cái mũ bảo hiểm. Dọa phạt ai đội mũ dỏm. Mua phải thịt dỏm ăn rồi ngộ độc đi bệnh viện có bị phạt không? Luật bảo vệ người tiêu dùng đâu? Luật cấm bán hàng dỏm đâu? (khổ nỗi người bán nói không bán MBH mà bán mũ thời trang). Luật chống sản xuất hàng giả đâu? (khổ nỗi họ khai họ không làm MBH mà là MTT!).
Tiện nhất là ta sẽ độc quyền làm và bán MBH, ai cũng phải đổi, phải mua một lần cho xong. Cha nào trúng gói thầu này sẽ lên hàng tỉ phú! Tất nhiên chị và em trình độ làm luật đâu mà kiến nghị giải pháp. Chúng ta chỉ có trình độ “kêu cứu” và “kêu xin” thôi. Họ hoãn cho vài tháng chưa phạt/ thu để “khoan sức dân” là may. Khi họ đã “tuyên truyền, gíao dục, giác ngộ” ta xong thì lo mà nộp đủ nha!
Từ Quốc hội xuống hội đồng nhân dân, sang Chính phủ xuống các bộ tới chính quyền tỉnh thành đều đang đứng trước một nhu cầu nhân sự làm dự thảo và ra quyết định các thứ trên luật-luật-và dưới luật. Đó là phần cứng khổng lồ mà tinh xảo của “nhà nước pháp quyền”. Các đại biểu Quốc hội của ta chuyên trách còn ít, chuyên nghiệp còn ít hơn. Nơi ra các văn bản dưới luật hầu như chỉ nhìn từ quyền lợi cục bộ, thiếu to các nhà làm luật-dưới luật chuyên nghiệp. Em cứ lo quá vì càng góp ý nhiều, phản biện hăng, càng sửa nhanh, tiếp thu, thay đổi nhanh - có vẻ cầu thị- nhưng thực ra là “đẽo cày giữa đường”. Dân vẫn chỉ kêu/xin, quan chức vẫn chỉ nhanh nhảu đưa ra các giải pháp tình thế.
Các cơ quan lập pháp rõ ràng phải có chương trình gấp rút “đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao” cho mình để đi tới cách làm là: Đưa ra các dự thảo tốt rồi trưng cầu ý dân (nhiều nước trưng cầu ý dân cả những việc rất nhỏ như phân loại rác tại nhà, hút phân vật nuôi nơi công cộng...) thay cho tình trạng đưa ra các dự thảo tồi rồi “xin ý kiến”. Em cho rằng lấy/xin/góp/cho ý kiến mới là dân chủ hiệu quả thấp. Dự thảo chuyên nghiệp với đội ngũ phản biện chuyên nghiệp khi dự thảo rồi đưa ra trưng cầu ý dân là dân chủ hiệu quả cao hơn (gọi là dân phúc quyết).
Bởi sống theo pháp luật chỉ hạnh phúc khi luật hợp với đời sống rẻ, đơn giản và tiện dụng. Tốn kém, khó hiểu, phiền hà như vầy thì chỉ sướng miệng mà vẫn khổ thân dù rất vui.
Hòa cùng với việc lấy ý kiến về Hiến pháp là các ý kiến về các luật, văn bản dưới luật. Công khai việc soạn thảo bàn bạc nên dân chúng thấy dân chủ: Luật chống tham nhũng với Ban Nội chính chống tham nhũng của Đảng, luật Đất đai và các quy định cấp sổ đỏ, Luật cư trú và các quy định nhập cư, hộ khẩu, Luật khai thác tài nguyên và các quy định về khai thác mỏ than, vàng, bau-xít..., luật và các quy định về hôn nhân, chuyển giới tính, đám cưới đồng tính... Luật có vi hiến không? Ai sẽ giám sát việc này. Quy định trái luật thì sao?
Tỉ dụ nếu Bộ GDĐT không rút lại quy định vừa mới ban hành vài hôm về “phát tán thông tin về tiêu cực khi thi ĐH/CĐ” thì sao? Các quy định tuyển sinh và luật về đại học có mâu thuẫn nhau hay không? Các trường ngoài công lập vì sao phải “kêu cứu”, “đi xin” Bộ mà không đòi quyền của mình? Luật Lao động, Luật Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các quy định về viện phí, đấu thầu thuốc, cùng lời “kêu gọi” không đưa nhận phong bì cũng như lời “cầu xin” được kéo dài tuổi hưu của một số “không ít” người... hòa hợp hay mâu thuẫn với nhau như thế nào?
Tai nạn và ùn tắc bậc nhất là các quy định dưới luật về giao thông vận tải vì ngày nào, ai ai cũng phải ra đường. Ra đường vợ mượn xe chồng là không “chính chủ”, luật nào cấm tôi mượn xe người khác khi tham gia giao thông? Thuế trước bạ ô tô lên xuống như cổ phiếu là sao? Phí bảo trì thu theo tổ dân phố thì ai dám không nộp. Khổ nhất là cái mũ bảo hiểm. Dọa phạt ai đội mũ dỏm. Mua phải thịt dỏm ăn rồi ngộ độc đi bệnh viện có bị phạt không? Luật bảo vệ người tiêu dùng đâu? Luật cấm bán hàng dỏm đâu? (khổ nỗi người bán nói không bán MBH mà bán mũ thời trang). Luật chống sản xuất hàng giả đâu? (khổ nỗi họ khai họ không làm MBH mà là MTT!).
Tiện nhất là ta sẽ độc quyền làm và bán MBH, ai cũng phải đổi, phải mua một lần cho xong. Cha nào trúng gói thầu này sẽ lên hàng tỉ phú! Tất nhiên chị và em trình độ làm luật đâu mà kiến nghị giải pháp. Chúng ta chỉ có trình độ “kêu cứu” và “kêu xin” thôi. Họ hoãn cho vài tháng chưa phạt/ thu để “khoan sức dân” là may. Khi họ đã “tuyên truyền, gíao dục, giác ngộ” ta xong thì lo mà nộp đủ nha!
Từ Quốc hội xuống hội đồng nhân dân, sang Chính phủ xuống các bộ tới chính quyền tỉnh thành đều đang đứng trước một nhu cầu nhân sự làm dự thảo và ra quyết định các thứ trên luật-luật-và dưới luật. Đó là phần cứng khổng lồ mà tinh xảo của “nhà nước pháp quyền”. Các đại biểu Quốc hội của ta chuyên trách còn ít, chuyên nghiệp còn ít hơn. Nơi ra các văn bản dưới luật hầu như chỉ nhìn từ quyền lợi cục bộ, thiếu to các nhà làm luật-dưới luật chuyên nghiệp. Em cứ lo quá vì càng góp ý nhiều, phản biện hăng, càng sửa nhanh, tiếp thu, thay đổi nhanh - có vẻ cầu thị- nhưng thực ra là “đẽo cày giữa đường”. Dân vẫn chỉ kêu/xin, quan chức vẫn chỉ nhanh nhảu đưa ra các giải pháp tình thế.
Các cơ quan lập pháp rõ ràng phải có chương trình gấp rút “đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao” cho mình để đi tới cách làm là: Đưa ra các dự thảo tốt rồi trưng cầu ý dân (nhiều nước trưng cầu ý dân cả những việc rất nhỏ như phân loại rác tại nhà, hút phân vật nuôi nơi công cộng...) thay cho tình trạng đưa ra các dự thảo tồi rồi “xin ý kiến”. Em cho rằng lấy/xin/góp/cho ý kiến mới là dân chủ hiệu quả thấp. Dự thảo chuyên nghiệp với đội ngũ phản biện chuyên nghiệp khi dự thảo rồi đưa ra trưng cầu ý dân là dân chủ hiệu quả cao hơn (gọi là dân phúc quyết).
Bởi sống theo pháp luật chỉ hạnh phúc khi luật hợp với đời sống rẻ, đơn giản và tiện dụng. Tốn kém, khó hiểu, phiền hà như vầy thì chỉ sướng miệng mà vẫn khổ thân dù rất vui.
Nhận xét
Đăng nhận xét