Báo Điện tử Đại biểu nhân dân, 08:28 | 17/05/2013
QH Khóa XIII sắp bắt đầu kỳ họp thứ Năm, mà chống lãng phí, tiêu cực và tham nhũng, tăng cường hiệu quả đầu tư công và năng lực quản lý nhà nước là những trọng tâm thảo luận. Sự minh bạch và sự liêm khiết trong việc nạo vét cửa Định An nổi lên như là toa thuốc để trị một sự trì trệ điển hình, không thể chấp nhận, đã quá kéo dài.
Từ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng đến sự triển khai của Bộ
Xét kiến nghị của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và của một số nhà khoa học, ngày 18.4.2013 Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến:
(1) Bộ Giao thông - vận tải khẩn trương hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và cơ chế quản lý hoạt động nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải trong phạm vi cả nước;
(2) Bộ Giao thông - vận tải chủ trì, phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nam bộ và các cơ quan liên quan tổ chức đoàn khảo sát, đánh giá công tác nạo vét, duy tu tuyến luồng từ cửa Định An vào các cảng biển trên sông Hậu (tuyến luồng Định An), trên cơ sở đó đề xuất giải pháp tốt nhất bảo đảm luôn thông tuyến luồng Định An, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30.5.2013 (1).
Thực hiện ý kiến chỉ đạo này, chiều ngày 8.5.2013 từ 12g30 đến 16g30, Bộ GT-VT đã tổ chức khảo sát (trên tàu VT 023) tuyến luồng Định An - Cần Thơ, và sáng ngày 9.5, từ 8 giờ đến 11g30, đã họp để tổng hợp kết quả khảo sát thực tế, nghe các đại biểu phát biểu ý kiến, và Thứ trưởng Bộ GT-VT kết luận.
Không rõ “khảo sát thực tế” có đi theo tuyến luồng đã được Cục Hàng hải cho phép nạo vét mấy năm gần đây hay không; có nghe kết quả nạo vét từng đoạn, nơi nào bồi lại nhiều nơi nào ít trên các tuyến và là bao nhiêu; có giới thiệu các tàu hút Trần Hưng Đạo và Long Châu(2) được hạ thủy từ những năm 1970, công suất ra sao so với yêu cầu, bùn cát nạo vét đã được đổ đi đâu, … những vấn đề cốt lõi của nạo vét và duy tu cửa Định An.
Với vỏn vẹn bốn giờ khảo sát thực tế trên tàu VT023, có lẽ chỉ đủ để nghe các chuyên gia của các vụ của Bộ, và của các công ty tư vấn đang can dự rất sâu vào dự án kênh Quan Chánh Bố, mà Cục Hàng hải là chủ đầu tư, trình bày lại các số liệu đã được sử dụng nhiều lần và từ nhiều năm rồi, dọn đường cho kết luận rằng luồng qua cửa Định An là không hiệu quả và phải tìm một luồng mới, đó là luồng qua kênh Quan Chánh Bố.
Được biết đoàn khảo sát mà Bộ GT-VT mời (theo một danh sách được Bộ chọn và do đích thân một vị Thứ trưởng ký thư mời) không có các nhà khoa học đã từng có ý kiến về việc nạo vét cửa Định An. Mặc dù vậy, trên tàu chiều ngày 8.5 và tại hội nghị sáng ngày 9.5, theo nhiều người tham dự, hầu như không có thời gian cho các ý kiến khác đề cập đến yêu cầu thứ hai của Thủ tướng.
Với cách triển khai như trên, hội nghị đã được tổng kết: “Điều quan trọng hiện nay là Bộ Giao thông - Vận tải, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ và các tỉnh, thành kiến nghị quyết liệt, đưa các số liệu mang tính thuyết phục để đầu tư xây dựng và hoàn thành dự án cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu (kênh Quan Chánh Bố) để giải quyết bức bách cho ĐBSCL. Trong thời gian chờ đợi dự án này khởi động lại, thực hiện nạo vét luồng Định An theo kế hoạch được duyệt” (3), (4).
Mấy điều Bộ GT-VT cần làm rõ
1. Trong khi yêu cầu thứ hai của Thủ tướng là “(…) trên cơ sở đó đề xuất giải pháp tốt nhất bảo đảm luôn thông tuyến luồng Định An, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30.5.2013”, thì các kết luận trên đây là hoàn toàn lạc đề. Phải chăng ở đây có ý định muốn “thừa gió bẻ măng”, “thừa nước đục thả câu”, nhằm vực dậy một dự án rất nhiều tranh cãi, đang nằm ụ?
2. Bộ GT-VT dựa vào cơ sở nào để kết luận rằng nạo vét trong thời gian qua là không hiệu quả? và không hiệu quả do ai? Việc nạo vét này thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ GTVT mà trực tiếp là Cục Hàng hải đã phớt lờ đề xuất thống nhất của các cơ quan trực tiếp có trách nhiệm từ nhiều năm qua?
Cũng không có cơ sở pháp lý bởi lẽ Bộ GT-VT vẫn chưa hoàn thành một nhiệm vụ mà Thủ tướng đã giao từ một năm nay (công văn số 721/TTg-KTN) và được nhắc lại lần này là“khẩn trương hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và cơ chế quản lý hoạt động nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải trong phạm vi cả nước”. Việc trì hoãn này là do không đủ năng lực hay vì một lý do nào khác, quyền lợi nhóm chẳng hạn, hay có cả hai?
3. Cách đây 5 năm tại một cuộc họp tại Cần Thơ ngày 28.7.2008 do Thủ tướng chủ trì, tôi đã trình bày một báo cáo là có một luồng qua cửa Định An ổn định cho tàu có trọng tải 10.000 tấn DWT vào đến cảng Cái Cui nếu được nạo vét duy tu hàng năm đúng chuẩn tắc (như tất cả các cảng biển khác trên thế giới đều làm).
Kết luận hội nghị, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ GT-VT nghiên cứu để triển khai kiến nghị nạo vét này. Thế nhưng 5 năm sau, Bộ GT-VT và Cục Hàng hải vẫn cứ nạo vét cầm chừng (về độ sâu nạo vét, về phương tiện nạo vét) để rồi dựa vào đó bám lấy “kết luận” rằng tuyến luồng Định An không có hiệu quả. Vì lý do gì?
4. Việc nạo vét, mặc dù “cầm chừng”, từ hai năm trở lại đây đã cung cấp cơ sở thực tiễn về một luồng qua cửa Định An ổn định nếu được duy tu hàng năm. Bộ và Cục có biết không và có ý định khai thác phát huy lên không?
5. Về dự án kênh Quan Chánh Bố, trong bài viết “Điều gì đang diễn ra ven biển huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh?” ngày 20.8.2012(5), tôi đã nêu ba kiến nghị: (1) trong lúc chờ vốn, chủ đầu tư và công ty tư vấn làm rõ sự ổn định của đầu ra của Kênh Tắt đối với quá trình bồi lắng và xói lở, và tác động của dự án lên môi trường; (2) báo cáo tác động môi trường phải được xét duyệt đúng theo luật định; (3) chỉ triển khai tiếp khi đã hoàn tất hai yêu cầu này.
Bộ GT-VT, Cục Hàng hải có sẵn sàng công khai ý kiến của mình liên quan đến tính khả thi và bền vững của luồng qua kênh Quan Chánh Bố và cho biết tại sao báo cáo tác động lên môi trường của dự án đã không làm đúng theo luật định?
Xin được nhắc lại rằng ngay từ đầu, Ngân hàng thế giới đã từ chối khoản vay 200 triệu USD để thực hiện dự án kênh Quan Chánh Bố vì không rõ tính khả thi và tác động lên môi trường của dự án.
Từ nhiều năm rồi, việc nạo vét cửa Định An cứ dẫm chân. Mặc cho xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển ở đồng bằng sông Cửu Long ngày càng bị “nghẹt thở”.
Qua cung cách quản lý nhà nước trong suốt những năm vừa qua, và cụ thể qua cách triển khai ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (công văn số 3088/VPCP-KTN ngày 18.4.2013), tôi cho rằng sự nạo vét thành công cửa Định An cần rất nhiều thứ, nhưng điều cần trước tiên đó là sự minh bạch và sự liêm khiết.
__________________________________
1. Công văn số 3088/VPCP-KTN, ngày 18.4.2013 và Báo điện tử của Chính phủ ngày 20.4.2013 http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Chuan-hoa-viec-nao-vet-cac-tuyen-luong-hang-hai/20134/166856.vgp
2. Hai tàu này đậu tại Hải Phòng và hàng năm vào cửa Định An để nạo vét. Vì trọng tải và công suất nhỏ nên không chịu nổi sóng
3. Theo các bài tường thuật của nhiều báo ra ngày 10.5 và các ngày sau đó.
4. Theo kế hoạch mà Cục Hàng hải duyệt, độ sâu nạo vét cạn hơn đáng kể so với yêu cầu về hướng tuyến nạo vét duy tu luồng qua cửa Định An – Cần Thơ năm 2013 thống nhất giữa Cảng vụ Hàng hải Cần Thơ, Công ty Hoa tiêu KV5, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam, Công ty tư vấn XDCT hàng hải, Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh (Biên bản ngày 17.01.2013).
5. http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=76&News
Id=255794. Theo tôi được biết, Văn phòng Chính phủ đã chuyển đến Bộ GTVT bài viết này, với ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.
Xét kiến nghị của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và của một số nhà khoa học, ngày 18.4.2013 Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến:
(1) Bộ Giao thông - vận tải khẩn trương hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và cơ chế quản lý hoạt động nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải trong phạm vi cả nước;
(2) Bộ Giao thông - vận tải chủ trì, phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nam bộ và các cơ quan liên quan tổ chức đoàn khảo sát, đánh giá công tác nạo vét, duy tu tuyến luồng từ cửa Định An vào các cảng biển trên sông Hậu (tuyến luồng Định An), trên cơ sở đó đề xuất giải pháp tốt nhất bảo đảm luôn thông tuyến luồng Định An, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30.5.2013 (1).
Thực hiện ý kiến chỉ đạo này, chiều ngày 8.5.2013 từ 12g30 đến 16g30, Bộ GT-VT đã tổ chức khảo sát (trên tàu VT 023) tuyến luồng Định An - Cần Thơ, và sáng ngày 9.5, từ 8 giờ đến 11g30, đã họp để tổng hợp kết quả khảo sát thực tế, nghe các đại biểu phát biểu ý kiến, và Thứ trưởng Bộ GT-VT kết luận.
Không rõ “khảo sát thực tế” có đi theo tuyến luồng đã được Cục Hàng hải cho phép nạo vét mấy năm gần đây hay không; có nghe kết quả nạo vét từng đoạn, nơi nào bồi lại nhiều nơi nào ít trên các tuyến và là bao nhiêu; có giới thiệu các tàu hút Trần Hưng Đạo và Long Châu(2) được hạ thủy từ những năm 1970, công suất ra sao so với yêu cầu, bùn cát nạo vét đã được đổ đi đâu, … những vấn đề cốt lõi của nạo vét và duy tu cửa Định An.
Với vỏn vẹn bốn giờ khảo sát thực tế trên tàu VT023, có lẽ chỉ đủ để nghe các chuyên gia của các vụ của Bộ, và của các công ty tư vấn đang can dự rất sâu vào dự án kênh Quan Chánh Bố, mà Cục Hàng hải là chủ đầu tư, trình bày lại các số liệu đã được sử dụng nhiều lần và từ nhiều năm rồi, dọn đường cho kết luận rằng luồng qua cửa Định An là không hiệu quả và phải tìm một luồng mới, đó là luồng qua kênh Quan Chánh Bố.
Được biết đoàn khảo sát mà Bộ GT-VT mời (theo một danh sách được Bộ chọn và do đích thân một vị Thứ trưởng ký thư mời) không có các nhà khoa học đã từng có ý kiến về việc nạo vét cửa Định An. Mặc dù vậy, trên tàu chiều ngày 8.5 và tại hội nghị sáng ngày 9.5, theo nhiều người tham dự, hầu như không có thời gian cho các ý kiến khác đề cập đến yêu cầu thứ hai của Thủ tướng.
Với cách triển khai như trên, hội nghị đã được tổng kết: “Điều quan trọng hiện nay là Bộ Giao thông - Vận tải, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ và các tỉnh, thành kiến nghị quyết liệt, đưa các số liệu mang tính thuyết phục để đầu tư xây dựng và hoàn thành dự án cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu (kênh Quan Chánh Bố) để giải quyết bức bách cho ĐBSCL. Trong thời gian chờ đợi dự án này khởi động lại, thực hiện nạo vét luồng Định An theo kế hoạch được duyệt” (3), (4).
Mấy điều Bộ GT-VT cần làm rõ
1. Trong khi yêu cầu thứ hai của Thủ tướng là “(…) trên cơ sở đó đề xuất giải pháp tốt nhất bảo đảm luôn thông tuyến luồng Định An, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30.5.2013”, thì các kết luận trên đây là hoàn toàn lạc đề. Phải chăng ở đây có ý định muốn “thừa gió bẻ măng”, “thừa nước đục thả câu”, nhằm vực dậy một dự án rất nhiều tranh cãi, đang nằm ụ?
2. Bộ GT-VT dựa vào cơ sở nào để kết luận rằng nạo vét trong thời gian qua là không hiệu quả? và không hiệu quả do ai? Việc nạo vét này thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ GTVT mà trực tiếp là Cục Hàng hải đã phớt lờ đề xuất thống nhất của các cơ quan trực tiếp có trách nhiệm từ nhiều năm qua?
Cũng không có cơ sở pháp lý bởi lẽ Bộ GT-VT vẫn chưa hoàn thành một nhiệm vụ mà Thủ tướng đã giao từ một năm nay (công văn số 721/TTg-KTN) và được nhắc lại lần này là“khẩn trương hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và cơ chế quản lý hoạt động nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải trong phạm vi cả nước”. Việc trì hoãn này là do không đủ năng lực hay vì một lý do nào khác, quyền lợi nhóm chẳng hạn, hay có cả hai?
3. Cách đây 5 năm tại một cuộc họp tại Cần Thơ ngày 28.7.2008 do Thủ tướng chủ trì, tôi đã trình bày một báo cáo là có một luồng qua cửa Định An ổn định cho tàu có trọng tải 10.000 tấn DWT vào đến cảng Cái Cui nếu được nạo vét duy tu hàng năm đúng chuẩn tắc (như tất cả các cảng biển khác trên thế giới đều làm).
Kết luận hội nghị, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ GT-VT nghiên cứu để triển khai kiến nghị nạo vét này. Thế nhưng 5 năm sau, Bộ GT-VT và Cục Hàng hải vẫn cứ nạo vét cầm chừng (về độ sâu nạo vét, về phương tiện nạo vét) để rồi dựa vào đó bám lấy “kết luận” rằng tuyến luồng Định An không có hiệu quả. Vì lý do gì?
4. Việc nạo vét, mặc dù “cầm chừng”, từ hai năm trở lại đây đã cung cấp cơ sở thực tiễn về một luồng qua cửa Định An ổn định nếu được duy tu hàng năm. Bộ và Cục có biết không và có ý định khai thác phát huy lên không?
5. Về dự án kênh Quan Chánh Bố, trong bài viết “Điều gì đang diễn ra ven biển huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh?” ngày 20.8.2012(5), tôi đã nêu ba kiến nghị: (1) trong lúc chờ vốn, chủ đầu tư và công ty tư vấn làm rõ sự ổn định của đầu ra của Kênh Tắt đối với quá trình bồi lắng và xói lở, và tác động của dự án lên môi trường; (2) báo cáo tác động môi trường phải được xét duyệt đúng theo luật định; (3) chỉ triển khai tiếp khi đã hoàn tất hai yêu cầu này.
Bộ GT-VT, Cục Hàng hải có sẵn sàng công khai ý kiến của mình liên quan đến tính khả thi và bền vững của luồng qua kênh Quan Chánh Bố và cho biết tại sao báo cáo tác động lên môi trường của dự án đã không làm đúng theo luật định?
Xin được nhắc lại rằng ngay từ đầu, Ngân hàng thế giới đã từ chối khoản vay 200 triệu USD để thực hiện dự án kênh Quan Chánh Bố vì không rõ tính khả thi và tác động lên môi trường của dự án.
Từ nhiều năm rồi, việc nạo vét cửa Định An cứ dẫm chân. Mặc cho xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển ở đồng bằng sông Cửu Long ngày càng bị “nghẹt thở”.
Qua cung cách quản lý nhà nước trong suốt những năm vừa qua, và cụ thể qua cách triển khai ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (công văn số 3088/VPCP-KTN ngày 18.4.2013), tôi cho rằng sự nạo vét thành công cửa Định An cần rất nhiều thứ, nhưng điều cần trước tiên đó là sự minh bạch và sự liêm khiết.
__________________________________
1. Công văn số 3088/VPCP-KTN, ngày 18.4.2013 và Báo điện tử của Chính phủ ngày 20.4.2013 http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Chuan-hoa-viec-nao-vet-cac-tuyen-luong-hang-hai/20134/166856.vgp
2. Hai tàu này đậu tại Hải Phòng và hàng năm vào cửa Định An để nạo vét. Vì trọng tải và công suất nhỏ nên không chịu nổi sóng
3. Theo các bài tường thuật của nhiều báo ra ngày 10.5 và các ngày sau đó.
4. Theo kế hoạch mà Cục Hàng hải duyệt, độ sâu nạo vét cạn hơn đáng kể so với yêu cầu về hướng tuyến nạo vét duy tu luồng qua cửa Định An – Cần Thơ năm 2013 thống nhất giữa Cảng vụ Hàng hải Cần Thơ, Công ty Hoa tiêu KV5, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam, Công ty tư vấn XDCT hàng hải, Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh (Biên bản ngày 17.01.2013).
5. http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=76&News
Id=255794. Theo tôi được biết, Văn phòng Chính phủ đã chuyển đến Bộ GTVT bài viết này, với ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.
Ý kiến gửi Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ nhân hội nghị ngày 9.5.2013:
(1) Yêu cầu xuất nhập khẩu đường biển của đồng bằng sông Cửu Long là một điều kiện bức thiết cho phát triển kinh tế xã hội của vùng và của cả nước, nhất là trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay; (2) Do đó phải nạo vét nghiêm túc cửa Định An hàng năm. Thực tế cho thấy có một luồng khá ổn định nếu được nạo vét duy tu đúng yêu cầu. (3) Tất cả các cảng trên thế giới đều phải được nạo vét luồng hàng năm. Kể cả luồng qua kênh Quan Chánh Bố nếu hoàn thành được. (4) Không thể nạo vét với hai tàu hút bụng hiện có. Vì vậy thuê hoặc mua một tàu hiện đại có đủ công suất là cần thiết. Đây là một bài toán kinh tế có hiệu quả. (5) Vì sự phát triển của đất nước và của đồng bằng sông Cửu Long, tôi đề nghị hội nghị nên có quyết định đúng, không vì lợi ích nhóm mà quay mặt lại với yêu cầu chính đáng của đất nước.
Nguyễn Ngọc Trân
|
Gs.Tskh. Nguyễn Ngọc Trân
Nguyên Phó chủ nhiệm UB Đối ngoại
Nguyên Phó chủ nhiệm UB Đối ngoại
Nhận xét
Đăng nhận xét