SGGP, Thứ năm, 07/03/2013, 07:04 (GMT+7) | ||||||||||
Từ vụ cháy, nổ thương tâm ở quận 3, TPHCM làm chết 11 người vừa qua, câu hỏi về công tác quản lý hoạt động của doanh nghiệp (DN) tại địa phương một lần nữa được đặt ra. Những DN “ảo” - đăng ký kinh doanh nhưng không hoạt động - tồn tại lâu dài và ngày càng nhiều nhưng dường như chính quyền, cơ quan chức năng bất lực trong việc quản lý.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, TPHCM hiện có 148.299 DN đã được cấp phép hoạt động, trong đó chiếm hơn 70% là các DN thuộc loại hình nhỏ và vừa, hoạt động theo loại hình DN tư nhân, công ty cổ phần và TNHH MTV, TNHH từ 2 thành viên trở lên. Tuy nhiên, số liệu DN thực tế hoạt động mà các cơ quan chức năng gồm: KH-ĐT, thuế, thống kê, LĐTB-XH nắm được chỉ vào khoảng 90.000 DN. Hơn 50.000 DN còn lại tồn tại trên giấy, cơ quan chức năng muốn biết họ đang ở đâu (mặc dù có đăng ký trụ sở hoạt động), còn tồn tại hay không, hoạt động ra sao, có khai thuế không, số lao động bao nhiêu… đều như mò kim đáy biển.
Theo giới thiệu của một DN trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, chúng tôi tìm đến địa chỉ của Công ty TNHH TM DV DL Mây Trắng được ghi trên tấm danh thiếp: lầu 6, tòa nhà Master, số 41-43 Trần Cao Vân, phường 6, quận 3. Tiếp chúng tôi, một nhân viên lễ tân nói không thể nhớ hết được tên và số lượng DN đăng ký địa chỉ hoạt động tại đây vì thông tin về các DN thay đổi hàng ngày. Thấy chúng tôi có vẻ là khách đi thuê địa điểm hoạt động, một cô nhân viên đưa tấm danh thiếp giới thiệu DN của mình có tên là Công ty cổ phần Tư vấn dịch vụ văn phòng chuyên nghiệp (PSO) có chức năng cho thuê mặt bằng và địa chỉ hoạt động của DN.
Mặt bằng của PSO có diện tích gần 100m2, PSO thuê của chủ tòa nhà, sau đó cho các DN có nhu cầu sử dụng mặt bằng, đăng ký địa điểm hoạt động, đăng ký tên DN và các hoạt động giao dịch DN thuê lại. PSO đang cho hơn 300 DN thuê mặt bằng với các mức giá và hình thức thuê như: thuê địa chỉ nhưng không đặt bảng hiệu 550.000 đồng/tháng; đặt bảng tên DN trên bảng hiệu chung của PSO 990.000 đồng/tháng; đặt bảng tên DN, cộng thêm một số điện thoại, số fax 1.430.000 đồng/tháng; đặt bảng tên, cộng thêm có nhân viên tổng đài viên trực nghe điện thoại 1.870.000 đồng/tháng.
Một hình thức thuê văn phòng cao cấp hơn với mức giá 4.000.000 đồng/tháng thì DN được một ô trong phạm vi 2m² kê đủ một ghế, một bàn làm việc, một tủ nhỏ đựng hồ sơ và máy vi tính, điện thoại. Loại văn phòng cho thuê mà PSO thực hiện nhiều năm qua chính là văn phòng “ảo”, hoạt động không cố định, là một trong những cách DN “ảo” lựa chọn để đặt trụ sở, đối phó cơ quan chức năng. Một số DN mỗi tháng ghé vào “văn phòng” một vài lần, còn phần lớn là đến một lần rồi “biến”.
Theo thông tin từ UBND quận 3, trên địa bàn quận hiện có hơn 5.000 DN đăng ký hoạt động, nhưng số DN quản lý được thì chỉ vào khoảng 2.800 DN. Trong đó, số DN này hoạt động thực chất, có đăng ký thuế với cơ quan thuế, có báo cáo hoạt động kinh doanh… cũng chỉ chiếm hơn một nửa. Số còn lại thì vô phương quản lý. Qua kiểm tra trên địa bàn, UBND quận 3 còn phát hiện nhiều năm qua, có cả ngàn DN được lập ra để chứng minh khả năng tài chính cho con đi du học nước ngoài. Loại DN này hiện vẫn tồn tại khá nhiều, chưa “khai tử” được vì chủ DN… không rảnh để đi làm thủ tục. Tương tự, theo thống kê của UBND quận 12, tính đến cuối năm 2012, trên địa bàn quận có gần 8.000 DN có giấy phép đăng ký hoạt động và chỉ phân nửa số DN này có hoạt động thực tế. Thế nhưng, khi cơ quan chức năng xuống kiểm tra, rất ít DN hoạt động, còn lại đóng cửa im ỉm.
Theo quy định, việc thay đổi địa điểm hoạt động của DN, hoặc DN có nhu cầu mở thêm địa điểm hoạt động phải được điều chỉnh lại giấy phép, hoặc cấp giấy phép mới. Tuy nhiên, rất ít DN thực hiện các thủ tục này và phần lớn họ để nguyên địa chỉ đặt trụ sở chính ở nơi đăng ký lần đầu được thể hiện trên giấy phép thành lập DN. Thực tế trên, như nhận định của lãnh đạo UBND quận 1, là vô phương quản lý. Hiện quận 1 cũng có gần 10.000 DN được cấp giấy phép đăng ký hoạt động, thế nhưng để quản lý được 1/3 trong số DN trên đã là cực kỳ khó khăn. Trước kia, sau khi được cấp giấy phép hoạt động, DN phải đăng ký tại trụ sở UBND phường - xã - thị trấn để nơi đây có trách nhiệm quản lý hành chính trên địa bàn. Hiện nay quy định trên đã bãi bỏ, càng đặt công tác quản lý hành chính trên địa bàn của chính quyền địa phương ở cơ sở thêm khó khăn.
Theo ông Võ Khắc Thái, Phó Chủ tịch UBND quận 3, mỗi năm quận thực hiện hậu kiểm được nhiều nhất khoảng 250 DN (bình quân mỗi tháng hậu kiểm được 20 DN). Để kiểm tra hoạt động của một DN, UBND quận phải ra quyết định thành lập Tổ kiểm tra bao gồm các thành viên của Chi cục Thuế, Phòng Kinh tế - Tài chính - Kế hoạch, UBND phường…. Thời gian kiểm tra phải được báo trước 3 ngày. Chỉ riêng chuyện tìm được địa chỉ DN để gửi văn bản đã mất rất nhiều thời gian đi lại, tìm kiếm. Có khi đến 3 - 4 lần không gặp được đại diện DN vì trụ sở văn phòng đóng cửa, không treo bảng hiệu, không có người trực… Việc xử lý sai phạm, ông Thái cũng cho biết, phạm vi quận không được rút giấy phép hoạt động, chỉ ra quyết định xử phạt với mức phạt cao lắm là 1 triệu đồng.
Còn tại những nơi cho thuê địa chỉ hoạt động kinh doanh của các DN như PSO thì rất ít có đoàn kiểm tra đi “hậu kiểm” và nếu có đến kiểm tra cũng chỉ biết được những DN đặt bảng tên được ghi thành những dòng trên bảng hiệu lớn tại nơi đặt trụ sở của DN cho thuê địa chỉ. Những DN không đặt bảng tên coi như mù tịt. Chưa kể, để gặp được đại diện những DN thuê địa chỉ này để yêu cầu họ cung cấp thông tin cũng là cực kỳ khó.
Hoài Nam – Ái Chân
|
Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...
Nhận xét
Đăng nhận xét