Bài trên trang 1 Báo SGGP, Thứ sáu, 03/05/2013, 06:55 (GMT+7)
MINH TRƯỜNG - HỮU HIỆP
Hạ tầng giao thông là 1 trong 3 khâu đột phá của vùng ĐBSCL, thời gian qua luôn được quan tâm đầu tư, đã gắn kết được giao thông liên vùng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế và an sinh xã hội. Song, do chưa được quan tâm đúng mức, tình trạng “đường chờ cầu, cảng chờ luồng” vẫn đang gây lãng phí.
Ưu tiên liên kết vùng
Những năm trước đây, ĐBSCL được xem là vùng “trũng” về giao thông so với cả nước. Giờ đây, hệ thống giao thông trong vùng đã thật sự khởi sắc, phục vụ đắc lực cho việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa và du lịch. Hệ thống giao thông huyết mạch, nhiều cầu vượt sông lớn giảm ách tắc giao thông liên vùng, liên tỉnh; nhiều công trình trọng điểm của vùng đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng như: Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 từ TPHCM - Năm Căn, đường cao tốc TPHCM - Trung Lương, tuyến Nam Sông Hậu, Quản Lộ - Phụng Hiệp, đường nối Cần Thơ - Vị Thanh, quốc lộ 61, 91B và nhiều tuyến quốc lộ; cầu Mỹ Thuận, Cần Thơ, Rạch Miễu, Hàm Luông, Đầm Cùng... Các công trình quan trọng như đường Hồ Chí Minh giai đoạn II, đường hành lang ven biển phía Tây Nam cũng được khởi công.
Về hàng không, đã hoàn thành xây dựng sân bay quốc tế Cần Thơ, Phú Quốc, nâng cấp 2 sân bay Rạch Giá, Cà Mau. Về đường thủy, đã hoàn thành nâng cấp 2 tuyến đường thủy TPHCM - Kiên Lương và TPHCM - Cà Mau; đã khởi công nâng cấp tuyến vận tải thủy từ TPHCM qua Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên đến Hà Tiên và TPHCM - kênh Chợ Gạo - Chợ Lách - Mang Thít - Đại Ngãi - Bạc Liêu. Hoàn thành cảng An Thới, cảng Cái Cui...
Kênh Xà No, tuyến đường thủy huyết mạch vận chuyển nông sản Cần Thơ - Hậu Giang. Ảnh: DUY KHƯƠNG
|
Tuy nhiên, hạ tầng giao thông, nhất là giao thông liên vùng, giao thông kinh tế vẫn là điểm yếu của ĐBSCL. Nhiều công trình quan trọng tạo động lực phát triển vùng như cầu Vàm Cống, tuyến đường cao tốc Trung Lương - Cần Thơ, tuyến đường sắt TPHCM - Mỹ Tho, nhiều tuyến đường ô tô đến trung tâm xã, các cảng nằm dọc tuyến sông Tiền, sông Hậu; cảng biển Đại Ngãi, Hòn Chông chưa được đầu tư xây dựng. Luồng cho tàu biển tải trọng lớn còn ách tắc, sân bay quốc tế Cần Thơ, Phú Quốc chưa khai thác đúng tầm, gây nhiều khó khăn cho phát triển vùng.
Cảng Cái Cui là một ví dụ điển hình. Là dự án trọng điểm của Nhóm cảng biển VI, lớn nhất ĐBSCL, đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng, có khả năng tiếp nhận tàu 200.000 tấn, nhưng mới được khai thác khoảng 10% - 20% công suất.
Nguyên nhân chính do các tàu lớn luôn bị mắc cạn không vượt qua được luồng Định An. Dự án luồng tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố, một “kênh đào Suez” của ĐBSCL với tổng vốn đầu tư khoảng 3.200 tỷ đồng, sau khi hoàn thành giải quyết được tàu 20.000 tấn ra vào, đã được đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng, nhưng phải đình hoãn thi công do khó khăn về vốn.
Theo ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ, hiện có khoảng 70% hàng hóa xuất khẩu của ĐBSCL phải trung chuyển lên các cảng khu vực TPHCM đã làm phát sinh chi phí, giảm lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, hàng năm còn một lượng lớn phân bón, nguyên liệu, nhiên liệu nhập khẩu vào vùng phải qua trung gian. Việc giải quyết luồng cho tàu vào cảng Cái Cui nói riêng và cụm cảng ĐBSCL nói chung đổ hàng, ăn hàng vẫn đang là nỗi xốn xang của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, vận tải trong vùng.
Nguyên nhân chính do các tàu lớn luôn bị mắc cạn không vượt qua được luồng Định An. Dự án luồng tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố, một “kênh đào Suez” của ĐBSCL với tổng vốn đầu tư khoảng 3.200 tỷ đồng, sau khi hoàn thành giải quyết được tàu 20.000 tấn ra vào, đã được đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng, nhưng phải đình hoãn thi công do khó khăn về vốn.
Theo ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ, hiện có khoảng 70% hàng hóa xuất khẩu của ĐBSCL phải trung chuyển lên các cảng khu vực TPHCM đã làm phát sinh chi phí, giảm lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, hàng năm còn một lượng lớn phân bón, nguyên liệu, nhiên liệu nhập khẩu vào vùng phải qua trung gian. Việc giải quyết luồng cho tàu vào cảng Cái Cui nói riêng và cụm cảng ĐBSCL nói chung đổ hàng, ăn hàng vẫn đang là nỗi xốn xang của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, vận tải trong vùng.
Khơi thông các kênh vốn
Trước những khó khăn trong việc kết nối hạ tầng giao thông ĐBSCL, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định điều chỉnh khoản 3 Điều 1 Quyết định số 638/QĐ-TTg ngày 28-4-2011 về phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải vùng ĐBSCL đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 cho phù hợp với điều kiện nguồn lực đất nước.
Cụ thể, vùng ĐBSCL tiếp tục hoàn thành các dự án kết cấu hạ tầng giao thông đã có trong kế hoạch 2005 - 2010. Đối với đường bộ, hoàn thành đầu tư xây dựng và cải tạo nâng cấp các dự án: quốc lộ 91 đoạn Châu Đốc - Tịnh Biên; quốc lộ 50 đoạn Mỹ Lợi - Gò Công, đoạn Gò Công - Mỹ Tho; quốc lộ 53 đoạn Km139 - Km168; hoàn thành dự án đường hành lang ven biển phía Nam bằng nguồn vốn vay của ADB, EDCF và viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Australia. Đối với đường thủy nội địa, hoàn thành dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ĐBSCL bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới.
Cụ thể, vùng ĐBSCL tiếp tục hoàn thành các dự án kết cấu hạ tầng giao thông đã có trong kế hoạch 2005 - 2010. Đối với đường bộ, hoàn thành đầu tư xây dựng và cải tạo nâng cấp các dự án: quốc lộ 91 đoạn Châu Đốc - Tịnh Biên; quốc lộ 50 đoạn Mỹ Lợi - Gò Công, đoạn Gò Công - Mỹ Tho; quốc lộ 53 đoạn Km139 - Km168; hoàn thành dự án đường hành lang ven biển phía Nam bằng nguồn vốn vay của ADB, EDCF và viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Australia. Đối với đường thủy nội địa, hoàn thành dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ĐBSCL bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới.
Cần Thơ đang gấp rút hoàn thành hệ thống đường dẫn cầu Cần Thơ để tạo giao thông thông suốt. Ảnh: DUY KHƯƠNG
|
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, ĐBSCL phải ưu tiên tập trung bố trí vốn để thanh toán khối lượng hoàn thành các dự án quan trọng, cấp bách đang triển khai dở dang; triển khai đầu tư một số dự án trọng điểm có ý nghĩa quan trọng do Trung ương quản lý. Đối với đường bộ, triển khai xây dựng một số dự án trọng điểm tạo động lực phát triển vùng: Cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống, tuyến nối 2 cầu Cao Lãnh - Vàm Cống; tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi; mở rộng quốc lộ 1A đoạn Cần Thơ - Phụng Hiệp; cầu Cổ Chiên, cầu Long Bình; triển khai xây dựng tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ; từng bước đầu tư hệ thống đường bộ ven biển đối với các đoạn thuộc trách nhiệm quản lý, đầu tư của Trung ương.
Đối với đường biển, tiếp tục đầu tư dự án luồng kênh Quan Chánh Bố, luồng qua sông Cửa Lớn vào cảng Năm Căn; nghiên cứu đầu tư xây dựng cảng biển có thể tiếp nhận các tàu có trọng tải 30.000 - 50.000 DWT cho khu vực ĐBSCL và các tuyến đường thủy quan trọng khác…
Theo ông Nguyễn Phong Quang, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, phát triển hạ tầng giao thông của ĐBSCL cần vốn lớn và cần có quy hoạch tổng thể. Vì vậy, ngoài nguồn lực đầu tư của Chính phủ, cần có sự hợp tác, liên kết thực hiện của các địa phương vì lợi ích chung và chúng ta không nên để hạ tầng giao thông kém kiềm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng. Do đó, cần có những giải pháp, cơ chế đặc thù nhằm tăng cường nguồn vốn đầu tư vào vùng ĐBSCL. Bên cạnh đó, các nhà hoạch định chủ trương đầu tư cần vượt lên “tư duy hành chính tỉnh”, ưu tiên kết nối vùng, liên vùng để giao thông ĐBSCL ngày thêm hoàn thiện.
| |
MINH TRƯỜNG - HỮU HIỆP
Nhận xét
Đăng nhận xét