Trần Hữu Hiệp
Theo kết quả điều tra, rà soát vừa
được Bộ LĐ-TB-XH công bố, thì ĐBSCL còn 9,2% hộ nghèo, xếp thứ 3/8 vùng cả
nước, chỉ cao hơn Đông Nam Bộ và ĐB sông Hồng. Toàn vùng không có huyện nào nghèo
trong số 62 huyện nghèo của cả nước. Song, một nghịch lý là, vẫn tồn tại sự nghèo
khó ngay trên vựa lúa gạo, trái cây, thuỷ sản quốc gia. Cái nghèo ở miền Tây
cần được nhận diện và có cơ chế, chính sách phù hợp mang tính vùng, miền.
Nông dân ĐBSCL (ảnh minh hoạ) |
Ở vựa lúa miền Tây đã từ lâu không còn “nghèo
đói” mà chỉ có “nghèo khó”. Không có ai chết đói vì nghèo, nhưng “nghèo đều”, hiện
còn 6,5% hộ cận nghèo, cao hơn cả Tây Nguyên. Cần khẳng định, nhiều chương
trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, tín dụng
chính sách, xây dựng nông thôn mới, đào tạo nghề lao động nông thôn, hỗ trợ xây
dựng nhà ở, đất ở, đất sản xuất … đã được thực thi có hiệu quả. Nhưng cũng cần
thẳng thắn nhìn nhận, còn nhiều bất cập trong cơ chế, chính sách và công tác giảm
nghèo. Đào tạo nghề nhưng chưa gắn được với tạo việc làm bền vững, có tình
trạng “học nghề cũng ngồi nhầm lớp”. Một số nơi, việc thực thi chính sách rập
khuôn, cứng nhắc trong áp chuẩn nghèo dẫn đến một số hệ luỵ.
Ông "Tam Nông" Nguyễn Văn Sánh - Viện trưởng Viện NCPT ĐBSCL với người nghèo |
Cuộc chiến chống lại nghèo
khó ở vựa lúa gạo, thuỷ sản cần được tiếp tục duy trì với cách làm hiệu quả hơn. Cần
có giải pháp khác nhau đối với các nhóm nghèo khác nhau (nghèo trạng thái động,
trạng thái tĩnh và các hàm ý chính sách, nghèo “kinh niên” và nghèo “nhất
thời”). Trong đó, phải khắc phục cho được tư tưởng “làm chơi ăn thiệt”, “chơi
xả láng, sáng về sớm” và mỗi người dân phải thực sự cảm “cái nhục nghèo” để
phấn đấu vươn lên. Nghèo khó ở vựa lúa miền Tây có “cái chung”, nhưng cũng có
“cái riêng” khác nhiều nơi, nên cần có cơ chế, chính sách riêng, phù hợp “đặc
thù nghèo” của vùng và tập trung giải pháp, thực thi hiệu quả hơn.
Bài đăng báo Lao Động ngày 30-5-2013
Bài đăng báo Lao Động ngày 30-5-2013
Nhận xét
Đăng nhận xét