Khampha.vn.Thứ sáu, 26/04/2013, 19:55 (GMT+7)
Việt Nam chiến thắng địch bằng chính nghĩa, lòng yêu nước, con người cần cù, sáng tạo, không phải bằng sức mạnh nào mang tính bùa chú.
- Đá "lạ" ở đền Hùng: Không phải bùa yểm
- Hòn đá "lạ" ở Đền Hùng: Đã nghiên cứu
- Đền Hùng, đất thiêng không cần yểm!
- Giải mã "hòn đá lạ" ở đền Hùng
Chiều nay, 26/4, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo thường kỳ tháng 4/2013, do Bộ trưởng Vũ Đức Đam, người phát ngôn của Chính phủ chủ trì. Tại đây, người phát ngôn Chính phủ đã thông tin về nhiều vấn đề dư luận xã hội quan tâm.
Tại cuộc họp, PV đặt câu hỏi về vấn đề có tính chất bùa chú, mê tín dị đoan được dư luận quan tâm gần đây như “hòn đá lạ” tại đền Hùng. Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho rằng, di tích dền Hùng là nơi giỗ tổ của đất nước, đây còn là di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt. Quản lý di tích này, đã được quy định của Pháp luật về quản lý di tích.
Cũng theo ông Đam, Tín ngưỡng tờ cúng tổ tiên của Việt Nam là truyền thống tốt đẹp, mang đậm nét văn hóa. Chúng ta thường nghe câu tôn vinh đời trước, làm sáng đời sau. Đó là truyền thống uống nước nhớ nguồn, đậm đà bản sắc văn hóa. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây không phải là mê tín dị đoan.
Bộ trưởng Đam cho rằng, dân tộc Việt Nam ta mấy nghìn năm lịch sử, vượt qua thiên tai, địch họa gây dựng đất nước. Đến ngày hôm nay, chúng ta luôn bảo vệ chủ quyền đất nước, giành chiến thắng trước kẻ địch mạnh hơn. Bởi chúng ta có chính nghĩa, lòng yêu nước, con người cần cù, sáng tạo. Chúng ta chiến thắng bằng sức mạnh đó, không phải bằng sức mạnh nào mang tính bùa chú.
Tại cuộc họp, PV đặt câu hỏi về vấn đề có tính chất bùa chú, mê tín dị đoan được dư luận quan tâm gần đây như “hòn đá lạ” tại đền Hùng. Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho rằng, di tích dền Hùng là nơi giỗ tổ của đất nước, đây còn là di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt. Quản lý di tích này, đã được quy định của Pháp luật về quản lý di tích.
Cũng theo ông Đam, Tín ngưỡng tờ cúng tổ tiên của Việt Nam là truyền thống tốt đẹp, mang đậm nét văn hóa. Chúng ta thường nghe câu tôn vinh đời trước, làm sáng đời sau. Đó là truyền thống uống nước nhớ nguồn, đậm đà bản sắc văn hóa. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây không phải là mê tín dị đoan.
Bộ trưởng Đam cho rằng, dân tộc Việt Nam ta mấy nghìn năm lịch sử, vượt qua thiên tai, địch họa gây dựng đất nước. Đến ngày hôm nay, chúng ta luôn bảo vệ chủ quyền đất nước, giành chiến thắng trước kẻ địch mạnh hơn. Bởi chúng ta có chính nghĩa, lòng yêu nước, con người cần cù, sáng tạo. Chúng ta chiến thắng bằng sức mạnh đó, không phải bằng sức mạnh nào mang tính bùa chú.
Hòn đá lạ ở Đền Hùng (Ảnh: Văn Đức)
Cũng tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói thêm về một vấn đề khác được dư luận khá qua tâm thời gian qua. Đó là câu chuyện gây tranh cãi về phương án xây cầu vượt nút giao Ô Chợ Dừa được cho là xâm phạm di tích Đàn Xã Tắc.
Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, việc bảo vệ các di sản, truyền thống văn hóa và yêu cầu phát triển là hai mặt của một vấn đề, không thể nói mặt nào quan trọng hơn mặt nào.
Vấn đề này thuộc thẩm quyền trực tiếp của Hà Nội và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tinh thần của Chính phủ là tiếp tục thông qua các phương thức khác nhau để lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học có chuyên môn về lịch sử, văn hóa, giao thông, đô thị… để có một giải pháp hài hòa, không coi trọng mặt nào hơn mặt nào.
“Có ý kiến cho rằng, việc xây dựng cầu vượt qua Đàn Xã Tắc là vi phạm Luật Di sản. Quan điểm của Chính phủ là không chỉ việc này mà bất kỳ việc gì đều không được vi phạm luật. Hà Nội quyết định việc đó và hôm nay có ý kiến như vậy, Hà Nội với trách nhiệm của mình sẽ trả lời có vi phạm hay không. Nếu báo chí và công luận cho rằng có vi phạm thì các cơ quan chức năng sẽ có ý kiến chính thức”, ông Đam nói.
Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, việc bảo vệ các di sản, truyền thống văn hóa và yêu cầu phát triển là hai mặt của một vấn đề, không thể nói mặt nào quan trọng hơn mặt nào.
Vấn đề này thuộc thẩm quyền trực tiếp của Hà Nội và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tinh thần của Chính phủ là tiếp tục thông qua các phương thức khác nhau để lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học có chuyên môn về lịch sử, văn hóa, giao thông, đô thị… để có một giải pháp hài hòa, không coi trọng mặt nào hơn mặt nào.
“Có ý kiến cho rằng, việc xây dựng cầu vượt qua Đàn Xã Tắc là vi phạm Luật Di sản. Quan điểm của Chính phủ là không chỉ việc này mà bất kỳ việc gì đều không được vi phạm luật. Hà Nội quyết định việc đó và hôm nay có ý kiến như vậy, Hà Nội với trách nhiệm của mình sẽ trả lời có vi phạm hay không. Nếu báo chí và công luận cho rằng có vi phạm thì các cơ quan chức năng sẽ có ý kiến chính thức”, ông Đam nói.
Nút giao Xã Đàn - Nguyễn Lương Bằng (qua Đàn Xã Tắc) (Ảnh: Văn Đức)
Cũng tại cuộc họp báo PV đặt câu hỏi về dự định của một công ty Thái Lan đầu tư dự án lọc dầu 27 tỷ USD vào Bình Định. PV hỏi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Công thương đã báo cáo lên Chính phủ hay chưa? Quan điểm của Chính phủ về dự án này?
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Vũ Đức Đam cho rằng, dự án này đã được báo cáo Chính phủ ở góc độ là xem xét cho các nhà đầu tư và các cơ quan liên quan nghiên cứu lập dự án. Khi hoàn tất các bước trình lên Chính phủ, Chính phủ sẽ cân nhắc trên nhiều góc độ khác nhau, từ việc đảm bảo an toàn an ninh năng lượng đến việc thu hút đầu tư.
Đồng thời, riêng đối với lọc dầu, cũng phải có nhiều yếu tố đặc thù cần phải xem xét, ví dụ lọc dầu đảm bảo công nghệ như thế nào. Chính phủ luôn cân nhắc kỹ các dự án đầu tư nước ngoài, nhất là các dự án có quy mô lớn muốn đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam có nhiều lợi thế, đặc biệt là lợi thế đường biển. Chính phủ sẽ xem xét một cách khách quan, nếu thấy dự án đáp ứng yêu cầu, lợi ích chung của đất nước về tất cả các mặt thì Chính phủ sẽ ưu tiên cho nhà đầu.
Theo ông Đam, nếu dự án không đáp ứng yêu cầu thì đương nhiên chúng ta sẽ có những ý kiến ở mức độ chính sách ưu tiên khác nhau để nhà đầu tự quyết đinh có đầu tư không. Còn dự án phóng viên vừa nêu, ở thời điểm này vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, tìm hiểu.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Vũ Đức Đam cho rằng, dự án này đã được báo cáo Chính phủ ở góc độ là xem xét cho các nhà đầu tư và các cơ quan liên quan nghiên cứu lập dự án. Khi hoàn tất các bước trình lên Chính phủ, Chính phủ sẽ cân nhắc trên nhiều góc độ khác nhau, từ việc đảm bảo an toàn an ninh năng lượng đến việc thu hút đầu tư.
Đồng thời, riêng đối với lọc dầu, cũng phải có nhiều yếu tố đặc thù cần phải xem xét, ví dụ lọc dầu đảm bảo công nghệ như thế nào. Chính phủ luôn cân nhắc kỹ các dự án đầu tư nước ngoài, nhất là các dự án có quy mô lớn muốn đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam có nhiều lợi thế, đặc biệt là lợi thế đường biển. Chính phủ sẽ xem xét một cách khách quan, nếu thấy dự án đáp ứng yêu cầu, lợi ích chung của đất nước về tất cả các mặt thì Chính phủ sẽ ưu tiên cho nhà đầu.
Theo ông Đam, nếu dự án không đáp ứng yêu cầu thì đương nhiên chúng ta sẽ có những ý kiến ở mức độ chính sách ưu tiên khác nhau để nhà đầu tự quyết đinh có đầu tư không. Còn dự án phóng viên vừa nêu, ở thời điểm này vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, tìm hiểu.
Dương Tùng
Nhận xét
Đăng nhận xét