Báo điện tử Dân Việt
Trần Hữu Hiệp
“Má ơi đừng đánh con đau/Để con bắt ốc, hái rau má nhờ”. Câu hát ru xưa đã sống trong hoài niệm bao đời của những người con đồng bằng như cái lạ kỳ của con ốc xứ quê.
Loài ốc có thể sống trên cạn lẫn dưới nước và còn có thể nhịn ăn, nằm yên trong lòng đất mấy tháng mùa khô để chờ mưa xuống, dân quê tôi gọi là tháng sa mưa. Cuối tháng 3, đầu tháng 4 âm lịch hàng năm, khi những luống cày khô được tắm mát, những chú ốc đồng cũng từ lòng đất chui ra, bọn trẻ chúng tôi cứ thế thoải mái “gom hàng”.
Qua tháng sa mưa đến mùa nước nổi, con sông Hậu chỉ chảy một chiều, nước từ thượng nguồn đổ xuống ra Biển Đông. Dòng sông nhuộm một màu đỏ son; dân quê tôi gọi là mùa nước son hay mùa nước đổ. Cùng với nhiều loài cá tôm từ miệt trên Châu Đốc, Biển Hồ đổ về, ốc đồng ngoài ruộng, trong mương vườn cũng nhiều hơn mọi khi. Đó là lúc bọn trẻ chúng tôi đi bắt ốc, vớt ốc mùa lũ.
Dân gian có câu “nhạt như nước ốc”, nhưng nước ốc qua bàn tay chế biến của những người dân quê tôi, thành ốc nướng tiêu, thì hấp dẫn vô cùng. Nước ốc có vị ngọt, mặn, cay đặc biệt. Dân dã mà độc đáo là món ốc luộc hèm rượu, có mùi vị rất riêng, thịt ngon hơn cách luộc thông thường. Ốc đồng, thêm chút thịt ba rọi, chuối, đậu hủ là những nguyên liệu nấu ốc chuối đậu hấp dẫn.
Thực ra, món này được “nhập khẩu” từ ngoài Bắc vào, nhưng hấp thụ cái phong cách ẩm thực phương Nam, việc nêm nếm đậm nhạt, gia vị cũng có phần khác hơn cách nấu ngoài Bắc. Các món ốc đồng mùa lũ ở miền Tây hoà quyện với đủ loại rau, lá miệt đồng có sức hấp dẫn riêng.
Ngẫm ra, ông bà xưa có phong cách ẩm thực độc đáo, hòa quyện âm dương. Ăn uống không chỉ là nhu cầu sống, bổ sung dinh dưỡng mà còn là một phong cách sống khi ta được thưởng thức một không gian tình cảm, một hương vị quê nhà, nghĩa tình hàng xóm hay bên người thân thương.
Với nhiều người, con ốc đồng là món ăn khoái khẩu, giàu đạm; với bọn trẻ con nhà nghèo chúng tôi, nó còn là nguồn thu nhập không nhỏ. Hồi xưa, tranh thủ buổi nghỉ học, chị em tôi thường đi bắt ốc. Mỗi bận mang về vài bao cát, thứ bao nylon của nhà binh dùng để đựng cát, chất xung quanh mấy đồn bốt, chắc do mấy ông lính quốc gia ăn trộm mang ra ngoài bán. Bắt ốc vài hôm, ra chợ bán lấy tiền mua được nhiều thứ lặt vặt trong nhà hay bộ quần áo mới, vài quyển tập hoặc đồ dùng học tập cả năm.
Kinh tế phát triển, con ốc quê cũng bò ra phố chợ, vào các nhà hàng thành món ăn đặc sản làm mê mẩn nhiều thực khách. Rời mái nhà xưa, bỏ lại sau lưng miền quê đong đầy kỷ niệm tuổi thơ, tôi ra thành phố mấy mươi năm rồi, có dịp đi Tây, đi Tầu, biết đó, biết đây, tưởng đã quên, nhưng giữa ồn ào phố chợ bỗng nhớ những món ốc đồng dân dã hồn quê.
Qua tháng sa mưa đến mùa nước nổi, con sông Hậu chỉ chảy một chiều, nước từ thượng nguồn đổ xuống ra Biển Đông. Dòng sông nhuộm một màu đỏ son; dân quê tôi gọi là mùa nước son hay mùa nước đổ. Cùng với nhiều loài cá tôm từ miệt trên Châu Đốc, Biển Hồ đổ về, ốc đồng ngoài ruộng, trong mương vườn cũng nhiều hơn mọi khi. Đó là lúc bọn trẻ chúng tôi đi bắt ốc, vớt ốc mùa lũ.
(Ảnh minh hoạ, nguồn: NLĐ)
Dân gian có câu “nhạt như nước ốc”, nhưng nước ốc qua bàn tay chế biến của những người dân quê tôi, thành ốc nướng tiêu, thì hấp dẫn vô cùng. Nước ốc có vị ngọt, mặn, cay đặc biệt. Dân dã mà độc đáo là món ốc luộc hèm rượu, có mùi vị rất riêng, thịt ngon hơn cách luộc thông thường. Ốc đồng, thêm chút thịt ba rọi, chuối, đậu hủ là những nguyên liệu nấu ốc chuối đậu hấp dẫn.
Thực ra, món này được “nhập khẩu” từ ngoài Bắc vào, nhưng hấp thụ cái phong cách ẩm thực phương Nam, việc nêm nếm đậm nhạt, gia vị cũng có phần khác hơn cách nấu ngoài Bắc. Các món ốc đồng mùa lũ ở miền Tây hoà quyện với đủ loại rau, lá miệt đồng có sức hấp dẫn riêng.
Ngẫm ra, ông bà xưa có phong cách ẩm thực độc đáo, hòa quyện âm dương. Ăn uống không chỉ là nhu cầu sống, bổ sung dinh dưỡng mà còn là một phong cách sống khi ta được thưởng thức một không gian tình cảm, một hương vị quê nhà, nghĩa tình hàng xóm hay bên người thân thương.
Với nhiều người, con ốc đồng là món ăn khoái khẩu, giàu đạm; với bọn trẻ con nhà nghèo chúng tôi, nó còn là nguồn thu nhập không nhỏ. Hồi xưa, tranh thủ buổi nghỉ học, chị em tôi thường đi bắt ốc. Mỗi bận mang về vài bao cát, thứ bao nylon của nhà binh dùng để đựng cát, chất xung quanh mấy đồn bốt, chắc do mấy ông lính quốc gia ăn trộm mang ra ngoài bán. Bắt ốc vài hôm, ra chợ bán lấy tiền mua được nhiều thứ lặt vặt trong nhà hay bộ quần áo mới, vài quyển tập hoặc đồ dùng học tập cả năm.
Kinh tế phát triển, con ốc quê cũng bò ra phố chợ, vào các nhà hàng thành món ăn đặc sản làm mê mẩn nhiều thực khách. Rời mái nhà xưa, bỏ lại sau lưng miền quê đong đầy kỷ niệm tuổi thơ, tôi ra thành phố mấy mươi năm rồi, có dịp đi Tây, đi Tầu, biết đó, biết đây, tưởng đã quên, nhưng giữa ồn ào phố chợ bỗng nhớ những món ốc đồng dân dã hồn quê.
Nhận xét
Đăng nhận xét